- Thời sự
- Thế giới
Theo Times of India, ít nhất 17 người đã thiệt mạng ngày 23/3 sau khi nhóm al-Shabaab tấn công một căn cứ quân sự ở Tây Nam Somali.
Một sĩ quan quân đội Somalia nói rằng các tay súng al-Shabaab đã tiến hành đánh bom liều chết nhằm vào căn cứ quân sự Busley ở vùng Lower Shabelle.
Giao tranh ác liệt đã xảy ra sau đó và nhóm al-Shabaab chiếm được căn cứ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, quân tăng viện của chính phủ đã chiến đấu quyết liệt và đánh bật nhóm này ra khỏi căn cứ. Ít nhất 7 binh sĩ Somalia, bao gồm cả chỉ huy căn cứ, và 10 tay súng al-Shabaab thiệt mạng trong cuộc giao tranh.
Một số cư dân trong khu vực cho biết al-Shabaab đốt xe quân sự và bắt giữ những người khác trong cuộc tấn công.
Trong khi đó, al-Shabaab nói rằng đã làm thiệt mạng 57 binh sĩ. Tuy nhiên, nhóm này thường đưa ra con số thương vong cao hơn con số do chính quyền công bố.
Giới chức Somalia chưa đưa ra tuyên bố về vụ việc.
Nhóm al-Shabaab được cho là có liên hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda, nổi dậy trong gần hai thập kỷ qua nhằm lật đổ chính quyền trung ương Somalia và thiết lập nền cai trị riêng.
Liên quan đến vụ tấn công binh sĩ ở miền Tây Niger hôm 20/3, tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng thừa nhận tiến hành vụ phục kích này và đã khiến 30 binh sĩ Niger thiệt mạng. Trong một tuyên bố đăng tải trên Telegram và được hãng tin AMAQ của IS đưa lại, IS nói rằng các binh sĩ Niger đã thiệt mạng trong cuộc phục kích một đoàn xe gần thị trấn Teguey ở vùng Tillaberi.
Trước đó, hôm 21/3, Bộ Quốc phòng Niger cho biết 23 binh sĩ đã thiệt mạng và 17 người bị thương trong vụ tấn công. Tuy nhiên, lực lượng an ninh đã tiêu diệt khoảng 30 phần tử khủng bố.
Niger là một trong số các quốc gia Tây Phi đang đối mặt với cuộc nổi dậy của các phiến quân Hồi giáo cực đoan lan rộng từ Mali trong 12 năm qua. Cuộc nổi dậy khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ - khách hàng lớn thứ hai của Nga sau Trung Quốc, sẽ không tiếp nhận các tàu chở dầu của Sovcomflot PJSC do nhà nước Nga quản lý vì rủi ro do các lệnh trừng phạt gây ra. Đây là một dấu hiệu cho thấy các đòn trừng phạt của phương Tây đang phát huy tác dụng.
Kể từ đầu tháng 10 năm ngoái, Mỹ đã tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với đội tàu vận chuyển dầu thô của Nga. Theo công ty phân tích Kpler, hàng chục thùng dầu diesel của Nga đang trôi nổi trên đại dương, ghi nhận mức cao nhất hết kể từ năm 2017.
Theo đó, những động thái này có khả năng hạn chế dần doanh thu từ dầu mỏ của Nga. Đây là mục tiêu chính sách quan trọng của Mỹ và các đồng minh
Quan điểm của Nhóm Bảy nước công nghiệp tiên tiến (G7) đối với các biện pháp trừng phạt Nga là họ sẽ hạn chế gây ra bất kỳ tổn hại nào cho nền kinh tế của chính mình, đơn cử như việc giữ cho giá dầu không tăng quá cao.
Washington đã đưa ra cái gọi là chính sách trần giá và kể từ khi chiến sự Ukraine bắt đầu cách đây hai năm, Nga đã tiếp tục xuất khẩu một lượng dầu khổng lồ.
Mặc dù không có kỳ vọng về việc cắt giảm nguồn cung mạnh mẽ ở giai đoạn này, câu hỏi đặt ra là các cơ quan quản lý phương Tây sẽ thắt chặt các quy định đến mức nào trong khi giá dầu hướng tới mức 90 USD/thùng.
Ông Richard Bronze, người đứng đầu bộ phận địa chính trị tại công ty tư vấn Energy Aspects Ltd, cho biết: “Sự siết chặt ngày càng tăng đối với dòng chảy xuất khẩu dầu của Nga, đặc biệt là sang Ấn Độ. Chúng ta đang ở giai đoạn mà xung đột liên quan đến lệnh trừng phạt đang trở nên rất rõ ràng”.
Lo ngại giá dầu leo thang
Ukraine gần đây đã nhắm vào ngành dầu khí của Nga trong các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái tầm xa.
Các cuộc tấn công táo bạo nhằm vào các nhà máy lọc dầu, kho lưu trữ và các địa điểm khác đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành dầu mỏ của Nga.
Theo Reuters, các cuộc tấn công đã làm giảm 7% công suất xử lý dầu của Nga, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp mà Nga phụ thuộc rất nhiều để tài trợ cho chiến sự tại Ukraine.
Nhưng theo The Financial Times, Nhà Trắng đang ngày càng trở nên tức giận trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine nhằm vào các nhà máy lọc dầu, kho chứa và cơ sở lưu trữ ở miền tây Nga.
Các quan chức Mỹ lo ngại rằng các cuộc tấn công có thể đẩy giá dầu lên cao và khiến Nga trả đũa bằng cách nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng mà phương Tây phải phụ thuộc.
Một trong số đó là đường ống CPC, được sử dụng để vận chuyển dầu từ Kazakhstan đến cảng Novorossiysk ở Nga, trước khi tiếp tục xuất khẩu đi khắp thế giới bằng đường biển. Một số công ty lớn của phương Tây như ExxonMobil và Chevron đang sử dụng đường ống này. Nga từng thông báo đóng đường ống CPC một thời gian ngắn trong năm 2022.
Bất chấp các lệnh cấm vận của phương Tây, Nga hiện vẫn là một trong những nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới. Theo Statista, Nga là nước sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, chiếm hơn 12% sản lượng dầu thô toàn cầu và ngành năng lượng được coi là huyết mạch quan trọng đối với nền kinh tế của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Giới chức Ukraine thông báo Nga tập kích thủ đô Kiev và tỉnh miền tây Lviv, trong khi Ba Lan đặt quân đội vào tình trạng sẵn sàng cao độ.
"Nhiều vụ nổ xảy ra ở thủ đô. Lực lượng phòng không đang chiến đấu. Đừng rời khỏi nơi trú ẩn", Vitali Klitschko, thị trưởng Kiev, ngày 24/3 cho biết. Tỉnh trưởng Maksym Kozytskyi cho biết quận Stryi, phía nam thủ phủ Lviv của tỉnh cùng tên và nằm gần biên giới với Ba Lan, cũng bị Nga tập kích.
Theo Serhiy Popko, lãnh đạo cơ quan quân sự Kiev, phòng không Ukraine hạ khoảng một chục tên lửa Nga trên bầu trời thủ đô Kiev và tỉnh cùng tên. Ông Popko nói thông tin sơ bộ cho thấy không có thương vong hay thiệt hại lớn trong vụ tập kích.
Thị trưởng Lviv Andriy Sadovyi nói thành phố không bị tập kích. Khoảng 20 tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tự sát nhằm vào mục tiêu khác trong tỉnh Lviv, trong đó có nhiều hạ tầng quan trọng.
Bộ Quốc phòng Nga chưa thông báo về vụ tập kích nhằm vào Ukraine. Ba Lan cùng ngày đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng cao độ do đợt tập kích của Nga nhằm vào Ukraine.
Ukraine trước đó phát báo động không kích trên toàn quốc, cảnh báo oanh tạc cơ Tu-95MS của Nga phóng tên lửa nhằm vào nước này. Một số kênh Telegram của Nga cho biết lực lượng nước này dùng UAV Geran cùng nhiều loại tên lửa trong đợt tập kích nhằm vào Ukraine.
Nga và Ukraine tăng cường tập kích lẫn nhau trong thời gian qua. Mikhail Razvozhayev, thị trưởng Sevastopol, ngày 23/3 thông báo phòng không Nga hạ hơn 10 tên lửa Ukraine nhằm vào thành phố trên bán đảo Crimea. Vụ tập kích khiến một phụ nữ và một trẻ em bị thương, một số nhà dân hư hại.
Quan chức Nga cho biết Ukraine bắn nhiều tên lửa vào thành phố cảng Sevastopol ở bán đảo Crimea hôm 24/3.
Theo đó, Thống đốc Sevastopol, ông Mikhail Razvozhayev, cho biết thành phố Sevastopol ở Crimea hứng chịu nhiều đợt tấn công bằng tên lửa của Ukraine.
Ông Mikhail Razvozhayev thông tin, một tên lửa đã bắn trúng tòa nhà văn phòng ở thành phố, trong khi một quả tên lửa khác đã bắn trúng khu dân cư 5 tầng.
Theo vị này, cơ quan chức năng đang đánh giá thiệt hại. Ông Mikhail Razvozhayev cũng cho hay, lực lượng phòng thủ mặt đất của Nga đã bắn hạ hơn 10 tên lửa.
Thành phố Sevastopol có căn cứ hải quân quan trọng và trụ sở của Hạm đội biển Đen của Nga.
Mới đây, người đứng đầu Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine (GUR) Kirill Budanov cho biết Kiev đang chuẩn bị cho một chiến dịch "nghiêm túc" ở bán đảo Crimea.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng tuyên bố bán đảo Crimea sẽ trở thành mục tiêu lớn nhất trong kế hoạch quân sự của Kiev trong năm 2024.
Nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng Kiev có thể tăng cường tấn công Crimea, "cô lập" bán đảo này bằng cách phá hủy cây cầu Kerch nối liền Crimea với đất liền Nga.
Để thực hiện mục tiêu này, ông Zelensky một lần nữa yêu cầu tên lửa hành trình tầm xa Taurus do Đức sản xuất, vũ khí mà Berlin cho đến nay đã từ chối cung cấp ngay cả sau khi Pháp và Anh cung cấp cho Kiev tên lửa Storm Shadow.
Crimea có tầm quan trọng đặc biệt về chiến lược và quân sự với cả Nga và Ukraine. Kể từ khi giành quyền kiểm soát dải lãnh thổ dọc theo bờ biển phía Nam của Ukraine trong những ngày đầu cuộc chiến, Moskva đã tìm cách sử dụng tuyến đường hậu cần dọc theo “cầu đất liền” nối lục địa Nga đi qua các vùng lãnh thổ do nước này chiếm giữ ở Ukraine tới bán đảo Crimea. Đây cũng là khu vực Moskva tập trung phòng thủ mạnh nhất.
Trong năm 2022 và 2023, nhiều cây cầu huyết mạch tại Crimea đã trở thành mục tiêu của các vụ tấn công, làm gián đoạn tuyến đường tiếp vận nhu yếu phẩm của Nga đến và đi từ bán đảo này.
Đáp lại các động thái trên, Moskva nhiều lần tuyên bố kích hoạt biện pháp phòng thủ mạnh mẽ để chặn đứng các cuộc tấn công vào căn cứ quân sự và tài sản quan trọng ở Crimea.
Nga đã triển khai một hệ thống phản radar hoạt động như mồi nhử để làm chệch hướng bất kỳ tên lửa dẫn đường nào nhắm vào các cây cầu thiết yếu tại Crimea.
Giao tranh nổ ra hôm thứ Bảy 23/3 xung quanh bệnh viện chính của Gaza, nơi Israel nói cho đến nay họ đã tiêu diệt hơn 170 tay súng trong các cuộc đột kích trên diện rộng, mà Bộ Y tế Palestine nói cũng đã dẫn đến cái chết của 5 bệnh nhân.
Cánh vũ trang của Hamas và Thánh chiến Hồi giáo cho biết các chiến binh của họ đã giao chiến với lực lượng Israel bên ngoài và xung quanh khu vực lân cận bệnh viện Al Shifa ở Thành phố Gaza, mặc dù Hamas phủ nhận mọi sự hiện diện bên trong bệnh viện.
Quân đội Israel đã tấn công bệnh viện Al Shifa vào sáng sớm thứ Hai đầu tuần này, và đang rà soát khu phức hợp rộng lớn mà họ nói được kết nối với mạng lưới đường hầm được sử dụng làm căn cứ cho Hamas và các chiến binh Palestine khác.
Bộ Y tế Gaza cho biết 5 người Palestine bị thương "bị bao vây" bên trong bệnh viện Al Shifa đã chết do không được chăm sóc, không có nước uống và thức ăn trong 6 ngày qua và tình trạng của những bệnh nhân bị thương khác đang xấu đi.
Quân đội Israel nói hai binh sĩ của họ thiệt mạng trong các cuộc giao tranh tại bệnh viện.
Reuters không tiếp cận được với bệnh viện để xác minh các thông tin.
Người dân sống gần đó cho biết lực lượng Israel đã cho nổ tung hàng chục ngôi nhà và căn hộ trên các con phố xung quanh bệnh viện và san phẳng các con đường. Họ cho biết một trung tâm y tế tư nhân gần đó, Bệnh viện Al-Helo, cũng bị quân đội tấn công.
Quân đội Israel cho biết cho đến nay, hơn 350 chiến binh Hamas và Hồi giáo Jihad đã bị bắt giữ tại bệnh viện và tổng cộng 800 người đã bị thẩm vấn.
Trong những ngày gần đây, người phát ngôn của Hamas nói những người thiệt mạng được Israel công bố trong các tuyên bố trước đó không phải là chiến binh Hamas mà là bệnh nhân và người di tản.
Tại Rafah, nơi hơn một triệu người đang trú ẩn, các quan chức y tế cho biết một cuộc không kích của Israel vào một ngôi nhà đã khiến 8 người thiệt mạng và những người khác bị thương.
Quân đội Israel cho biết họ đã tiêu diệt ít nhất 20 tay súng trong các cuộc không kích và cận chiến ở miền trung Gaza và khu vực phía nam Khan Younis.
Theo các cơ quan y tế tại vùng do Hamas cai trị, hơn 32.000 người Palestine đã thiệt mạng kể từ khi Israel bắt đầu cuộc tấn công ở Dải Gaza.
Nguồn: Báo Quốc Tế; VietnamFinance; Vnexpress; Soha; VOA
Các tập đoàn lớn cắt giảm lao động; Thảm họa rượu độc ở Lào; Truy nã ông Netanyahu; Israel chiếm toàn bộ Bờ Tây; Putin làm gì tiếp theo?
Mỹ: Người nhập cư ‘nháo nhào’; Nợ quốc gia phá kỷ lục; ‘Đế chế’ Trump & ảnh hưởng; Trump hoàn tất nội các; Chính sách TQ thời Trump 2.0
Các cam kết ở Thượng đỉnh G20; Chuyện lính Nga đào ngũ; Nga sửa chính sách hạt nhân; Kế hoạch 2 của Ukraine; Israel nhượng bộ Hamas
Ngành sữa TQ gặp rủi ro; Nga giáng đòn vào Mỹ; Bộ trưởng ngoại giao họp G7; Ukraine ‘khó chồng khó’ ở Kursk; Trận chiến giành Kurakhovo
Mỹ: Lý giải hiện tượng ‘bão bom’; Thế hệ 1 con nở rộ; Musk & kế hoạch giảm biên chế; Tour du lịch ‘trốn’ Trump; Sự tương phản với TQ
Mỹ: Nội các mới bị đe dọa; Thỏa thuận chuyển giao Nhà Trắng; Tương lai thời Trump; Chính sách thuế mới; ‘Chiến tranh tiền tệ’ tái diễn
Chính trường Philippines dậy sóng; Nội chiến Syria bùng phát; Kiev gặp khó vì ATACMS, vũ khí ồ ạt đổ về; Putin tăng ngân sách quốc phòng
Mỹ: Bão tuyết tấn công; Chi 10,8 tỷ đô cho Black Friday; Tham vọng siêu cường bitcoin; Bán vũ khí cho Đài Loan; Trump đe dọa BRICS
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá