'Thủ phủ' tỷ phú mới; Đồng Yên chạm đáy; Buồn của TQ; Nga mở mặt trận thứ 2; Ukraine tiến công thất bại, phải rút quân

"THỦ PHỦ" TỶ PHÚ MỚI CỦA CHÂU Á

Thủ phủ tài chính Mumbai của Ấn Độ hiện là nơi tập trung giới siêu giàu cao thứ ba thế giới, sau New York và London.

Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải ngày 25/3 công bố trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ đã lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành "thủ phủ tỷ phú" ở châu Á.

Theo danh sách người giàu thế giới do Viện đăng tải, số lượng tỷ phú ở Mumbai đã tăng lên 92 người, cao thứ ba thế giới sau New York (119) và London (97). Đáng chú ý, thủ đô New Delhi của Ấn Độ cũng lần đầu tiên lọt vào top 10 trong danh sách này.

Ngoài ra, báo cáo cho biết Ấn Độ hiện có 271 tỷ phú, cao thứ ba trên thế giới chỉ sau Trung Quốc (814) và Mỹ (800).

Mukesh Ambani, chủ sở hữu Tập đoàn Reliance Industries của Ấn Độ, giữ vững vị trí số 1 trong bảng xếp hạng cá nhân giàu nhất Ấn Độ nói riêng và châu Á nói chung với khối tài sản ròng trị giá 115 tỷ USD. Chủ tịch Tập đoàn Adani, ông Gautam Adani, là người giàu có thứ hai tại quốc gia tỷ dân này với khối tài sản vừa tăng mạnh 33%, chạm mốc 86 tỷ USD.

Rupert Hoogewerf, Chủ tịch kiêm Trưởng nhóm nghiên cứu của Hurun Report, chia sẻ: "Ấn Độ đã có một năm phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Niềm tin vào nền kinh tế quốc gia này đã tăng lên mức kỷ lục". Chuyên gia này cũng lưu ý sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) được xem là nhân tố chính thúc đẩy xu hướng này khi đã góp phần tạo ra hơn một nửa lượng tài sản mới trong năm nay.

Số lượng tỷ phú ở Ấn Độ đã tăng lên nhanh chóng kể từ khi quốc gia này ban hành cải cách chính sách kinh tế vào năm 1991 nhằm cho phép nhiều đầu tư nước ngoài mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, chênh lệch giàu nghèo giữa 1% người giàu nhất và phần còn lại của đất nước cũng đã đạt mức cao nhất lịch sử.

Theo một bài báo nghiên cứu gần đây, các chuyên gia kinh tế Kumar Bharti, Lucas Chancel, Thomas Piketty và Anmol Somanchi khẳng định rằng sự giàu có ở Ấn Độ đang ở mức cực kỳ bất bình đẳng, thậm chí vượt xa thời kỳ thuộc địa của Anh. Theo đó, 1% cá nhân giàu có nhất đang nắm giữ tới 40,1% tài sản quốc gia trong giai đoạn 2022-2023.

Kinh tế Ấn Độ liên tiếp đạt được nhiều thành tích đáng kể với GDP tăng trưởng 8,4% trong quý IV/2023, tốc độ nhanh nhất trong 6 quý vừa qua. Theo nhiều nhà phân tích, quốc gia Nam Á này đã sẵn sàng trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trong vòng 3 năm tới.

ĐỒNG YÊN CHẠM ĐÁY 34 NĂM, CÁC QUAN CHỨC CÓ THỂ SẼ CAN THIỆP VÀO THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

Trong ngày 27/3, đồng Yên Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD.

Trong ngày 27/03, đồng Yên đã giảm 0,3% xuống 151,97 đổi 1 USD, mức thấp nhất trong 34 năm - khoảng hơn 1 tuần sau khi Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản (BoJ) chấm dứt chính sách lãi suất âm.

Các quan chức hàng đầu tại quốc gia này cũng đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ để chống lại nạn đầu cơ trên thị trường ngoại hối trong tuần này.

Ông Masato Kanda, Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế Nhật Bản cho biết: “Đà giảm giá của đồng Yên không phù hợp với các yếu tố cơ bản và bị chi phối bởi nạn đầu cơ. Chúng tôi sẽ thực hiện các động thái cần thiết để ngăn chặn tình trạng biến động quá mức của đồng Yên:”.

Thị trường cũng dự đoán chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và các nền kinh tế lớn khác (ví dụ Mỹ) sẽ duy trì ở mức cao dù BoJ đã chấm dứt chính sách lãi suất âm kéo dài 17 năm của mình. Điều này tác động tiêu cực tới đồng Yên vì nhà đầu tư thường ưa chuộng các đồng tiền khác mang lại lợi suất cao hơn.

Sau quyết định mang tính lịch sử của BoJ vào ngày 19/03, đa số chuyên viên phân tích đang dự đoán NHTW sẽ tiếp tục nâng lãi suất vào tháng 10/2024 tới.

Trước đây, Nhật Bản đã từng can thiệp vào thị trường ngoại hối để hỗ trợ đồng nội tệ. Gần đây nhất, vào thời điểm tháng 9-10/2022, quốc gia này đã chi 9 ngàn tỷ Yên để hỗ trợ đồng Yên. Lúc đó, đồng Yên mạnh hơn bây giờ.

BUỒN CỦA TRUNG QUỐC: CHỈ 2 NĂM ĐÃ ĐÓNG CỬA 20.400 TRƯỜNG MẪU GIÁO, NHIỀU GIÁO VIÊN PHẢI NGHỈ VIỆC VÌ MỘT LÝ DO ĐÁNG ‘BÁO ĐỘNG’

Trung Quốc đã đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo chỉ trong 2 năm, vì đâu nên nỗi?

Theo Yicai global, trong 2 năm qua (2022-2023), Trung Quốc đã đóng cửa khoảng 20.400 trường mẫu giáo. Nguyên nhân chính là do tỷ lệ sinh giảm mạnh theo từng năm nên các trường mẫu giáo tại quốc gia này không tuyển đủ học sinh. Thậm chí, theo thời gian, các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông và sau đó là đại học cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, giảm đáng kể so với 289.200 một năm trước đó và 294.800 hồi năm 2021. Được biết, năm 2023, Trung Quốc chỉ có 9 triệu trẻ sơ sinh ra đời, giảm so với 9,6 triệu của năm trước, 10,6 triệu vào năm 2021, 12 triệu vào năm 2020, 14,7 triệu vào năm 2019 và 15,2 triệu vào năm 2018.

Ding Changfa, giáo sư kinh tế phụ trợ tại Đại học Hạ Môn, nói với Yicai global rằng các trường mẫu giáo ở khu vực nông thôn là một trong những nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Việc đóng cửa trường mẫu giáo gia tăng cũng kéo theo nhiều giáo viên nghỉ việc. Theo một vài chuyên gia, trong hơn 10 năm tới, Trung Quốc sẽ thừa gần 1.900.000 giáo viên tiểu học và trung học với đà giảm dân số như hiện nay.

Gần đây, nước này cũng đã tăng cường xây nhà trẻ công lập, nhà trẻ phi lợi nhuận để khuyến khích người trẻ sinh con. Vấn đề học phí và tìm trường mẫu giáo cho con đi học đã bớt nặng nề hơn tại phần lớn các thành phố lớn trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ một phần kinh phí cho khối mầm non.

Ngoài ra, Qiao Jinzhong, giáo sư phụ trợ tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, dự đoán rằng Trung Quốc sẽ có khoảng 92.800 trường tiểu học vào năm 2035, giảm từ mức 144.200 vào năm 2020. Ông nói thêm, nhu cầu đối với các trường trung học cơ sở cũng sẽ giảm.

NGA BUỘC PHẢI MỞ MẶT TRẬN THỨ HAI

Nga vừa chính thức từ chối công nhận bất kỳ yêu sách nào của Mỹ đối với các lãnh thổ mới ở Biển Bering và Chukchi.

Theo bài viết của RIA, quyết định được Nga đưa ra trong phiên họp của Hội đồng Cơ quan đáy biển quốc tế (ISSA) vừa diễn ra tại thủ đô của đất nước Jamaica.

Cơ quan quản lý này ít được công chúng biết đến, mặc dù nó được giao chức năng quan trọng là tuân thủ các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, cụ thể là phân định pháp lý các vùng biển và đáy đại dương mà luật pháp quốc tế xác định.

Quyết định của Nga là một phản ứng đối với các hành động vào tháng 12 năm 2023 của chính quyền Tổng thống Biden.

Vào cuối năm ngoái, một bản đồ đã được công bố trên trang web của Nhà Trắng như một phần của chương trình phát triển năng lượng quốc gia, trong đó Mỹ đã bổ sung các khu vực rộng lớn vào lãnh hải và vùng thềm lục địa của họ.

Trong đó những vùng đất rộng lớn bất ngờ được tuyên bố là tài sản của Mỹ ở Vịnh Mexico và trong một vòng cung dài từ Nam Carolina đến Maine.

Nhưng điều ngạc nhiên lớn nhất đối với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Nga và Canada, là khu vực phía bắc xung quanh Alaska.

Hóa ra Mỹ đã quyết định đặt chân lên một mảnh đất lớn dưới đáy biển phía tây đảo St. Lawrence (ở Biển Bering) và những vùng lãnh thổ hoàn toàn không liên quan đến Mỹ trước đây ở Biển Chukchi.

Mỹ gửi tài liệu khoa học tới Ủy ban Biên giới Liên hợp quốc để chứng minh rằng, từ quan điểm địa chất, các khu vực được chỉ định thực sự là sự tiếp nối tự nhiên của thềm lục địa.

Thực tế này, vài ngày sau khi công bố tấm bản đồ, đã được xác nhận bởi đại diện toàn quyền của ủy ban Liên hợp quốc, Estevao Mahanjane.

Để so sánh, hãy nói thêm rằng vào năm 2015, Nga đã gửi yêu cầu hợp lý về mặt pháp lý tới Liên Hợp Quốc để đưa vào vùng thềm lục địa của mình (ngoài ranh giới lãnh hải) các phần đáy biển trong khu vực Lomonosov Ridge, Podvodnikov Lưu vực, Mendeleev Rise, vòng cung phía nam của Gakkel Ridge và một phần của khu vực Bắc Cực.

Liên Hợp Quốc đã xem xét trong gần 9 năm và hoàn toàn không rõ khi nào sẽ đưa ra quyết định và quyết định về số phận những yêu cầu của Nga sẽ như thế nào.

Mọi thứ đang diễn ra có lẽ là sự xác nhận trực quan về chính sách của Mỹ, trong khuôn khổ đó, Nhà Trắng đe dọa trừng phạt, hoặc thậm chí can thiệp quân sự trực tiếp, yêu cầu mọi người phải tuân thủ yêu cầu của mình.

Washington chỉ tính đến mọi thủ tục pháp lý nếu họ có khả năng đưa ra quyết định có lợi cho lợi ích của chính mình.

Tháng 4 năm 2020, Tổng thống khi đó là Donald Trump đã ký một sắc lệnh, theo đó Mỹ từ chối phê chuẩn Thỏa thuận liên quan đến Hoạt động của các quốc gia trên Mặt trăng và các Thiên thể khác, điều này tự động có nghĩa là từ chối công nhận vệ tinh của Trái đất là tài sản của tất cả nhân loại.

Washington đã từ chối bất kỳ quyền nào của tất cả các quốc gia khác, tự giao cho mình quyền độc quyền trong việc thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên không gian vì mục đích thương mại.

Khi đó, câu hỏi sẽ đặt ra, ai sẽ thống trị trong không gian, hay chính xác hơn là bên nào quan tâm và gần nhất trong việc giải quyết vấn đề - Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ - sẽ có thể bảo vệ lợi ích của mình bằng vũ lực hoặc mối đe dọa sử dụng nó.

Cần lưu ý rằng trong những năm gần đây, Nhà Trắng cuối cùng đã ngừng bắt chước việc tuân thủ các quy tắc thủ tục của luật pháp quốc tế, chuyển sang chính sách cởi mở, thẳng thắn với mọi thứ mình cần.

Chính vì vậy, giới tinh hoa Mỹ đã tin tưởng vào khả năng miễn dịch và khả năng bất khả xâm phạm của chính mình, điều này được tạo điều kiện thuận lợi bởi chính sách đối phó khá mềm mỏng của Moscow và Bắc Kinh, nhằm tránh đối đầu trực tiếp về quân sự và kinh tế.

Ví dụ, cuộc tập trận gần đây ở Arctic Edge do các binh sĩ thuộc Sư đoàn dù số 11 của Mỹ tiến hành ở Na Uy rõ ràng phù hợp với khuôn khổ này.

Đơn vị được thành lập ở Alaska vào năm 2022 trên cơ sở ba lữ đoàn và Mỹ không che giấu sự thật rằng lĩnh vực hoạt động của đơn vị này là các vùng cực.

Tương tự như vậy, mục đích của các cuộc tập trận mới nhất không thể che giấu, cụ thể là nhằm thực hành các hoạt động trên các tuyến đường Bắc Cực.

Nhưng mục tiêu mà Washington đang theo đuổi tại khu vực này lại là một bí mật.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, có khoảng nhiều tỷ tấn nhiên liệu tương đương ở độ sâu của các khu vực trái phép. Không đi sâu vào chi tiết nhưng đây rõ ràng là con số rất nhiều.

Và việc sở hữu những nguồn tài nguyên như vậy sẽ cho phép Mỹ tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong thị trường hydrocarbon toàn cầu, mà dịch ra có nghĩa là tác động trực tiếp đến nền kinh tế toàn cầu và, nếu cần, sẽ "tống tiền" những quốc gia thiếu năng lượng, trong đó rõ ràng nhất là Liên minh châu âu.

Các cổ phần trên bàn cờ địa chính trị lớn không ngừng tăng lên, và các con cờ trên đó là Ukraine, một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác và hàng nghìn tỷ mét khối khí đốt ở Bắc Cực.

TIẾN CÔNG THẤT BẠI, UKRAINE PHẢI RÚT QUÂN, NGA PHÁT HIỆU ĐIỀU BẤT NGỜ

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, xe bọc thép nặng 30 tấn do Đức sản xuất đã được quân đội Nga phát hiện ở Donbass. Tình trạng của nó khiến nhiều người bất ngờ.

Theo RT, khi quân đội Nga tiến vào Donbass thì thấy chiếc xe chiến đấu bộ binh Marder do Đức sản xuất. Chiếc xe này vẫn ở tình trạng gần như hoàn hảo.

Hình ảnh từ video được công khai cho thấy, các loại khí tài mà Đức đã chuyển cho Kiev bị quân đội Ukraine bỏ lại gần làng Severnoe, cách thành trì Avdeevka mà Nga đã kiểm soát khoảng 5 km về phía tây.

Trước khi chiếc xe được phát hiện, lực lượng của Kiev đã cố gắng đẩy quân Nga ra khỏi làng nhưng thất bại. Chiếc Marder bị mắc kẹt trong bùn sau cuộc tấn công thất bại và bị quân Ukraine bỏ lại phía sau.

Một chuyên gia quân sự cho biết: “Chiếc xe bọc thép này vẫn hoạt động bình thường, hầu như các bộ phận đều hoạt động như mong đợi… Chiếc Marder sẽ không được đưa vào sử dụng nhưng hoàn toàn phù hợp để tháo dỡ và nghiên cứu”.

Tính đến tháng 2, Đức đã gửi tổng cộng 90 chiếc xe bọc thép chiến đấu Marder 1A3 tới Ukraine và 30 chiếc nữa đang chờ xử lý. Những đợt chuyển giao đầu tiên diễn ra vào tháng 3 năm 2023.

Những ngày qua, hoả lực dữ dội của Nga đã khiến Lực lượng Vũ trang Ukraine bị tổn thất nhiều khí tài. Báo cáo được công khai ngày 23/3 của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã mất 2 xe chiến đấu bọc thép và 5 xe cơ giới, một hệ thống pháo tự hành DANA do Séc sản xuất, một pháo tự hành D-20, một hệ thống pháo tự hành Gvozdika và một pháo M119 do Mỹ sản xuất ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng).

Theo hướng Kherson, các đơn vị của Nhóm Lực lượng Dnepr (Nga) tấn công Lữ đoàn thủy quân lục chiến cơ giới 128, 65, 35 thuộc Lực lượng Vũ trang Ukraine ở gần Rabotino (vùng Zaporozhye), Tokarevka (vùng Kherson). Tổn thất của Ukraine là 5 xe bán tải và 2 hệ thống pháo M777 do Mỹ sản xuất.

Hệ thống phòng không Nga đã bắn hạ 171 máy bay không người lái của Lực lượng Vũ trang Ukraine, 29 tên lửa phóng từ hệ thống HIMARS do Mỹ sản xuất và hệ thống Vampire do Séc sản xuất.

Tính đến thời điểm này, tổng cộng có 577 máy bay và 270 trực thăng, 16.736 máy bay không người lái, 489 hệ thống tên lửa phòng không, 15.576 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác, 1.254 phương tiện chiến đấu, 8.497 pháo dã chiến và súng cối của Lực lượng Vũ trang Ukarine bị quân đội Nga phá huỷ trong chiến dịch quân sự đặc biệt.

Nguồn: Dân Trí; CafeF; Soha; Báo Mới; Người Đưa Tin

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

EU

Thế giới

Lên đầu trang