- Thời sự
- Người Việt hải ngoại
Đại sứ Nguyễn Văn Trung mong muốn Hội sinh viên Việt Nam tại New Zealand sẽ có nhiều đóng góp hơn nữa trong việc thúc đẩy giao lưu nhân dân, gắn kết cộng đồng.
Ngày 15/4, tại thủ đô Wellington, Hội sinh viên Việt Nam tại New Zealand (VSANZ) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2026.
Tham dự Đại hội có 18 đại biểu và các khách mời, gồm Ủy viên Ban chấp hành khóa I, đại biểu được lựa chọn tham dự Đại hội, đại diện cho sinh viên Việt Nam tại các thành phố và các trường đại học trên toàn quốc New Zealand.
Đồng chí Lâm Tùng, Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Ban thư ký Hội sinh viên Việt Nam và Bí thư chi bộ, Đại sứ Việt Nam tại New Zealand Nguyễn Văn Trung tham dự và phát biểu tại Đại hội.
Đại hội đã tiến hành tổng kết phong trào sinh viên Việt Nam tại New Zealand trong hai năm qua, đánh giá mọi mặt hoạt động của Hội, thống nhất các mục tiêu và phương hướng phát triển phong trào sinh viên trong nhiệm kỳ tới.
Đại hội cũng tiến hành hiệp thương, bầu cử Ban chấp hành, Ban thư ký và các chức danh chủ chốt của Hội. Với sự nhất trí cao, Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam tại New Zealand khóa II, nhiệm kỳ 2024-2026 gồm 13 đồng chí.
Đồng chí Nguyễn Đặng Như Thanh, trường Cao đẳng IPU New Zealand được Đại hội tín nhiệm bầu là Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại New Zealand khóa II. Ban thư ký Hội gồm 4 đồng chí.
Tham dự và phát biểu tại Đại hội, Đại sứ Nguyễn Văn Trung biểu dương thành tích của Hội trong phong trào sinh viên tại New Zealand. Với tư cách thành viên của Trung ương Hội sinh viên Việt Nam, Hội sinh viên tại New Zealand đã phát huy được vai trò nòng cốt, vận động và tập hợp đông đảo sinh viên trên toàn quốc và đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, nhất là hỗ trợ sinh viên mới, tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và gắn kết sinh viên, góp phần vào việc quảng bá hình ảnh, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam.
Đại sứ mong muốn, trong năm 2025 sắp tới, khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, với đa dạng các hoạt động, Hội sinh viên sẽ có nhiều đóng góp hơn nữa trong việc thúc đẩy giao lưu nhân dân, gắn kết cộng đồng và phong trào văn hóa, thể thao của cộng đồng người Việt tại New Zealand.
Ngày hội Văn hóa-Kết nối Giao thương diễn ra sáng 17/4 mang những hình ảnh, văn hóa tiêu biểu của Việt Nam đến với đông đảo kiều bào cũng như người dân Lào đang sinh sống và làm việc tại Vientiane.
Sáng 17/4, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở Thủ đô Vientiane đã diễn ra Ngày hội Văn hóa-Kết nối Giao thương do Hội Liên lạc với Người Việt Nam ở Nước ngoài phối hợp với Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thủ đô Vientiane và Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào tổ chức.
Tham dự sự kiện có đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Lào; đại diện Hội người Việt Nam tại Thủ đô Vientiane; đại diện Hội Doanh nghiệp Việt Nam và Lào cùng đông đảo cộng đồng người Việt Nam và người Lào tại Vientiane.
Theo Ban Tổ chức, đây là hoạt động nhằm tuyên truyền và quảng bá những hình ảnh, văn hóa tiêu biểu của Việt Nam đến với đông đảo kiều bào cũng như người dân Lào đang sinh sống và làm việc tại Vientiane.
Chương trình không chỉ góp phần tăng cường gắn kết và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Lào mà còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hai nước được gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ những kinh nghiệm, hợp tác đầu tư cũng như phát triển thị trường theo tinh thần “ích nước, lợi nhà” và hai bên cùng có lợi.
Trong khuôn viên Trung tâm Văn hóa Việt Nam, các đại biểu đã được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc mang đậm nét văn hóa của hai dân tộc Việt Nam và Lào như tiết mục đàn bầu, tiết mục múa dân tộc… và cùng tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm, hàng hóa của hai nước như tranh dân gian Hàng Trống, không gian giới thiệu những sắc màu trang phục của các dân tộc Việt Nam, không gian giới thiệu học tiếng Việt trên nền tảng trực tuyến, gian hàng đồ gỗ, đồ thủ công, mỹ nghệ… và khu ẩm thực với các món ăn truyền thống.
Đặc biệt nhất là gian hàng thư pháp, tại đây các cháu học sinh cũng như người đến tham quan đã được ông đồ viết tặng chữ thư pháp theo yêu cầu với những nội dung như thành đạt trong cuộc sống hay học giỏi, thi tốt.
"Đừng gọi tôi là đại gia, bởi đó chỉ là những khoản đầu tư cho tương lai được an toàn", Hồ Lệ Thu chia sẻ khi được hỏi về việc sở hữu 3 căn nhà ở Mỹ.
"Tôi bay show rồi đem tiền về chôn xuống đất, để già cạp đất mà sống an yên"
- Kế hoạch của Hồ Lệ Thu trong năm 2024 thế nào?
Năm 2024 tôi sẽ tập trung xây dựng và phát triển mạnh hơn kênh Youtube riêng của mình và sẽ gửi đến khám giả 1 tuyển tập nhạc xưa với những bài hát bất hủ, đốn tim khán giả qua mọi thời đại.
Những bài hát này được hòa âm mới và mang một luồng gió mới nhưng quan trọng là không phá mất chất của bài nhạc. Hy vọng khán giả sẽ đón nghe và ủng hộ.
- Sở hữu vài căn nhà ở Mỹ là chuyện không đơn giản. Chị nghĩ gì nếu mọi người gọi Hồ Lệ Thu là đại gia?
Đừng gọi tôi là đại gia, bởi đó chỉ là những khoản đầu tư cho tương lai được an toàn. Tôi hay đùa, nói với mọi người là, mình cứ bay show bay show rồi đem tiền về chôn xuống đất, để già cạp đất mà sống tuổi hạc an yên (cười).
- Nhiều nghệ sĩ định cư nước ngoài nhưng về già lại có mong ước về Việt Nam hoặc chuyển về Việt Nam sống. Chị có dự định như vậy không?
Tôi vẫn thích cuộc sống ngao du bốn bể khám phá thế giới tươi đẹp nhưng về già thật già chắc có lẽ sẽ về lại quê hương và sống an tịnh. Khi đó, tôi sẽ sống cuộc sống tu hạnh, về với thiên nhiên, với tu tập và thiền trà, với những ngày thong dong và bình yên.
"Sau bao sóng gió, để tồn tại và an nhiên tỏa sáng, tôi đã học được biết bao điều"
- Mới đây, chị được trung tâm Thúy Nga Paris thực hiện riêng một tuyển tập gồm 20 ca khúc hay nhất của Hồ Lệ Thu. Xin hỏi, cảm xúc của chị thế nào?
Một buổi sáng khi vừa thức dậy, tôi nhận được tin nhắn của trung tâm gửi link Youtube tuyển tập top 20 bài hát hay nhất Hồ Lệ Thu, tôi xúc động và hạnh phúc vô cùng. Ngay tức khắc tôi đã gửi tin nhắn cho bạn bè để xem và cùng chia sẻ niềm hạnh phúc này cùng mình.
Rồi tôi ngồi xem, ngắm lại mình qua 20 bài hát đó và hạnh phúc sống lại những khoảng khắc tuyệt vời của từng bài hát được dàn dựng công phu, do ê-kíp đạo diễn, biên đạo hàng đầu của Hollywood thực hiện… là một sự hãnh diện cho cuộc đời nghệ thuật của tôi.
Kỷ niệm 20 năm làm việc cùng trung tâm Thúy Nga với tuyển tập top 20 bài hát hay nhất là một vinh dự của Hồ Lệ Thu.
- Nhìn lại chính mình trong 20 năm qua, chị thấy giọng hát của mình có gì thay đổi không?
Trải dài một cuộc hành trình với 20 bài hát đi theo năm tháng, lẽ đương nhiên giọng hát của tôi ngày càng điêu luyện hơn, càng sâu hơn, càng chín hơn.
- Hình ảnh của Hồ Lệ Thu những ngày đầu đi diễn rất sexy, bốc lửa, thậm chí có phần "hoang dại" đúng như danh xưng mà chị được khán giả và đồng nghiệp gọi "ca sĩ sexy nhất Thúy Nga Paris". Còn Hồ Lệ Thu bây giờ vẫn quyến rũ nhưng đằm thắm hơn rất nhiều. Nếu cần Hồ Lệ Thu mặc sexy như vậy lên sân khấu ở tuổi ngoài 50, chị có sẵn sàng?
Người phụ nữ chỉ đẹp khi trang phục, sắc diện phù hợp theo không gian, thời gian và tuổi tác. Ngày trước những bộ trang phục biểu diễn vô cùng sexy gợi cảm để tôn vinh những đường nét xuân sắc của một người phụ nữ trẻ.
Còn ở độ tuổi này, tôi chọn những trang phục vẫn rất gợi cảm để tôn vóc dáng nhưng sang trọng quý phái để tôn vinh hình ảnh một quý bà sang trọng quyến rũ, chín muồi.
- Khác hẳn với dòng nhạc dance sôi động đã gắn liền với hình ảnh của Hồ Lệ Thu trên sân khấu, những sản phẩm của chị gần đây mang hơi hướng thiền. Sự thay đổi này đến từ đâu thưa chị?
Con người thay đổi theo thời gian, những bài hát có chiều sâu thường sẽ đọng lại vững bền trong tim khán giả yêu nhạc. Chất thiền trong bài hát chính là độ sâu và những thông điệp nhân văn mà tôi muốn truyền tải đến người nghe.
Bởi sau bao sóng gió cuộc đời, để tồn tại và an nhiên tỏa sáng như bây giờ tôi đã học được biết bao điều hay trong những bài học cuộc sống. Tôi muốn truyền cái năng lượng bình an và tích cực này đến mọi người, và cách hay nhất là gửi thông điệp vào ý nghĩa của những bài hát.
Tôi mong những ai đang có cuộc sống bất an sẽ nhận được những thông điệp nhân văn và năng lượng bình an từ mình để họ có thể vượt qua như tôi đã từng.
Anh V.V.H. (24 tuổi, trú tại phường Sao Đỏ, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) sang lao động tại Đài Loan (Trung Quốc) đã bị nhóm nghi phạm "bắt cóc", "tống tiền" gia đình rồi sát hại, chôn thi thể phi tang.
Chiều 17-4, lãnh đạo UBND phường Sao Đỏ, TP Chí Linh (tỉnh Hải Dương) xác nhận nạn nhân trong vụ việc một công dân Việt Nam bị sát hại gần đây tại Đài Loan (Trung Quốc) là người địa phương.
Nạn nhân là anh V.V.H. (24 tuổi, trú tại phường Sao Đỏ) sang Đài Loan (Trung Quốc) lao động từ năm 2023.
Theo lãnh đạo UBND phường Sao Đỏ, chính quyền địa phương vừa làm thủ tục xác minh thân nhân của anh V.V.H. để gia đình đưa thi thể về nước.
Trước đó, trên mạng xã hội Facebook lan truyền đoạn clip ghi lại hình ảnh nhiều cảnh sát có sử dụng súng, công cụ hỗ trợ ập vào một căn nhà bắt giữ một số nghi phạm được cho là người Việt Nam và cả người nước ngoài đã có hành vi sát hại anh H..
Theo nội dung clip từ đài truyền hình TVBS và SETN (Đài Loan, Trung Quốc), qua xác minh của cảnh sát Đài Loan, nạn nhân bị sát hại vào khoảng tháng 3-2024, và bị các nghi phạm chôn tại vườn mía.
Thông tin này cho biết sau khi sang Đài Loan làm việc, nạn nhân H. quen biết với 1 người phụ nữ Việt Nam họ Nguyễn thông qua mạng xã hội, người này có bạn trai họ Lê. Người họ Lê đã cùng 2 người đồng hương người Việt Nam và 1 người Đài Loan họ Hứa thực hiện hành vi phạm tội.
Theo đó, đầu tháng 3-2024, người phụ nữ họ Nguyễn đã mời anh H. đi chơi từ TP Đào Viên đến huyện Vân Lâm, sau đó nhóm nghi phạm này đã bắt cóc anh H. đưa về Cống Liêu (đều thuộc Đài Loan).
Thông qua ứng dụng gọi video trên mạng xã hội, nhóm nghi phạm đã gọi điện cho gia đình nạn nhân H. đòi tiền chuộc khoảng 25 vạn Đài tệ (tương đương với 200 triệu đồng). Sau khi lấy được tiền từ gia đình nạn nhân, nhóm nghi phạm không thả người mà đưa anh H. ra nhà nghỉ rồi nhốt tại đây để đòi thêm tiền chuộc.
Sợ nạn nhân kêu cứu, nhóm nghi phạm đã sát hại anh H.. Sau đó, các đối tượng đã đưa thi thể của anh chôn tại vườn mía.
Đến nay, nhà chức trách Đài Loan (Trung Quốc) đã bắt giữ tổng cộng 5 nghi phạm gồm 4 người Việt Nam và 1 người Đài Loan, các nghi phạm bị cáo buộc với các tội danh bắt cóc đòi tiền chuộc và giết người.
Theo chính quyền địa phương, anh H. chưa lập gia đình, sang Đài Loan lao động từ tháng 10-2023.
Ở địa phương, gia đình anh H. sống chan hòa, không điều tiếng. Bố mẹ anh H. cũng từng đi xuất khẩu lao động. Chị gái anh H. cũng đang lao động tại Đài Loan.
Chính phủ Anh đang nỗ lực thông qua Dự luật Rwanda để đưa người nhập cư trái phép sang Rwanda – một quốc gia ở Trung Phi.
Nỗ lực này đang được tái khởi động sau khi con số người tị nạn vượt biển vào Anh tăng đột biến trong ba tháng đầu năm 2024, trong đó người Việt chiếm số lượng đông nhất.
Bất kỳ ai “vào Vương quốc Anh bất hợp pháp” sau ngày 1/1/2022 đều có thể bị đưa đến Rwanda, không giới hạn số lượng.
Câu hỏi được đặt ra là di dân bất hợp pháp người Việt và các nước khác có thật sự đối diện nguy cơ bị đưa đến Rwanda hay không và khi nào?
Hồi năm 2022, một người Việt đang trú tại một khách sạn được Bộ Nội vụ Anh thuê tại Bournemouth nói với cộng tác viên của BBC Tiếng Việt rằng anh ta "đang vô cùng lo lắng".
Dự luật Rwanda là gì?
Chính phủ Anh đã thảo ra một thỏa thuận 5 năm với Rwanda - một quốc gia nhỏ không giáp biển ở khu vực Trung Phi - cách Vương quốc Anh 6.500 km.
Theo đó, người tị nạn trái phép vào Anh sẽ được đưa đến Rwanda và Anh sẽ trả các khoản tiền lớn cho quốc gia châu Phi.
Đơn xin tị nạn của di dân sẽ được xử lý tại Rwanda.
Nếu được duyệt, họ có thể được cấp quy chế tị nạn và được phép ở lại Rwanda.
Nếu không, họ có thể nộp đơn xin định cư ở Rwanda với lý do khác hoặc xin tị nạn ở một "nước thứ ba an toàn" khác.
Không một người xin tị nạn nào có thể nộp đơn xin quay trở lại Vương quốc Anh.
Đã có di dân nào bị đưa đến Rwanda?
Chưa có người xin tị nạn nào được đưa đến Rwanda.
Chuyến bay đầu tiên dự kiến khởi hành vào tháng 6/2022 nhưng đã bị hủy vì những vấn đề pháp lý.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã nhiều lần cho biết các chuyến bay sẽ cất cánh vào mùa xuân năm nay (tháng 3, 4, 5) nhưng không nêu rõ ngày cụ thể.
Rwanda có an toàn cho người tị nạn?
Tháng 11/2023, Tòa án Tối cao Vương quốc Anh đã ra phán quyết rằng kế hoạch Rwanda là bất hợp pháp.
Tòa lập luận rằng kế hoạch này có thể đặt những người thực sự cần/muốn tị nạn vào nguy cơ bị trục xuất về nước, nơi họ có thể phải đối mặt với sự bức hại.
Điều này vi phạm Công ước châu Âu về Nhân quyền (ECHR), trong đó cấm tra tấn và đối xử vô nhân đạo. Vương quốc Anh là một bên ký kết ECHR.
Phán quyết cũng viện dẫn những lo ngại về hồ sơ nhân quyền kém cỏi của Rwanda và cách đối xử nước này đối với người tị nạn.
Các thẩm phán cho biết vào năm 2021, chính phủ Anh chỉ trích Rwanda về "các vụ giết người phi pháp, tử vong khi bị giam giữ, cưỡng bức mất tích và tra tấn".
Các thẩm phán cũng nhấn mạnh một sự việc xảy ra vào năm 2018, khi cảnh sát Rwanda nổ súng vào những người tị nạn biểu tình.
Dự luật Rwanda có gì?
Sau phán quyết của Tòa án Tối cao, Chính phủ Anh đã đưa ra một dự luật nhằm nêu rõ trong luật pháp Anh rằng Rwanda là một quốc gia an toàn.
Dự luật Rwanda - phải được cả hai viện của Quốc hội thông qua – yêu cầu các tòa án bỏ qua các phần quan trọng của Đạo luật Nhân quyền, một bước đi nhằm tránh né phán quyết của Tòa án Tối cao.
Dự luật này cũng buộc các tòa án phải bỏ qua các luật khác của Anh hoặc các quy tắc quốc tế - chẳng hạn Công ước về người tị nạn quốc tế - vốn cản trở việc trục xuất tới Rwanda.
Một số nghị sĩ chỉ trích dự luật này, cho rằng nó vi phạm luật pháp quốc tế. Những người khác lại cho rằng nó chưa đủ răn đe.
Dự luật đã được Hạ viện thông qua vào ngày 17/1, bất chấp sự phản đối của một số nghị sĩ Đảng Bảo thủ.
Dự luật được kỳ vọng sẽ được thông qua trong tuần này - với đa số phiếu đủ để có thể lật ngược các sửa đổi của Thượng viện.
Các tổ chức từ thiện hỗ trợ người xin tị nạn có kế hoạch khởi động các vụ kiện chống lại kế hoạch của chính phủ "càng nhanh càng tốt".
Hiệp ước mới với Rwanda nói gì?
Chính phủ Anh cũng đã ký một hiệp ước di cư mới với Rwanda.
Bộ trưởng Nội vụ James Cleverley cho biết hiệp ước này đảm bảo rằng bất kỳ ai được đưa đến Rwanda đều sẽ không có nguy cơ bị trả về quê hương.
Hiệp ước nêu rõ rằng một ủy ban giám sát độc lập mới sẽ đảm bảo Rwanda tuân thủ các nghĩa vụ của mình và các thẩm phán Anh sẽ được đưa vào quy trình kháng cáo mới.
Kế hoạch Rwanda sẽ tốn bao nhiêu tiền?
Chính phủ Anh đã trả 240 triệu bảng (khoảng 7.600 tỷ đồng) cho Rwanda vào cuối năm 2023.
Tuy nhiên, tổng số tiền thanh toán ít nhất là 370 triệu bảng (11.730 tỷ) trong vòng 5 năm, theo Văn phòng Kiểm toán Quốc gia.
Nếu hơn 300 người được chuyển đến Rwanda, Vương quốc Anh sẽ trả một khoản tiền 120 triệu bảng (3.800 tỷ) để giúp thúc đẩy nền kinh tế nước này, với khoản thanh toán thêm là 20.000 bảng (634 triệu đồng) với mỗi cá nhân bị chuyển đến.
Ngoài ra, mỗi người được đưa đến Rwanda sẽ được trả tới 150.000 bảng Anh (4,8 tỷ đồng).
Những con số này sẽ không được trả đối với bất kỳ ai chọn đến Rwanda một cách tự nguyện.
Các số liệu chính thức được công bố trước đây cho thấy việc đưa mỗi cá nhân sang nước thứ ba sẽ tốn kém hơn 63.000 bảng Anh (2 tỷ đồng) so với việc giữ họ ở Anh.
Thủ tướng Rishi Sunak tuyên bố rằng kế hoạch của Rwanda sẽ "tiết kiệm cho chúng ta hàng tỷ bảng Anh về lâu dài theo đúng nghĩa đen," nhưng không giải thích các con số.
Hệ thống tị nạn của Vương quốc Anh tiêu tốn gần 4 tỷ bảng (127.000 tỷ đồng) mỗi năm, bao gồm tiền lưu trú khoảng 8 triệu bảng (253 tỷ đồng) mỗi ngày.
Tổng thống Rwanda Paul Kagame đã đề nghị trả lại số tiền mà Anh đã chuyển nếu không có người xin tị nạn nào được đưa đến đây.
Nguồn: Báo Quốc Tế; VTV4; Soha; Kenh14; BBC
Người Việt hải ngoại: Nam diễn viên thua lỗ ở Mỹ; Lớp học tiếng Việt tại Östergötland; Vẫn chia rẽ sâu sắc vì Donald Trump
Người Việt hải ngoại: Nơi bão Milton quét qua; Tiếng Việt vươn ra thế giới; Cổng Phố văn hóa ở Nittayo; Cô gái giành giải ở Úc
Người Việt hải ngoại: Hồng Nhung hạnh phúc với bạn trai ở trời Tây; Nghệ sĩ Hoài Thanh du lịch y tế ở Nhật; 2 người bị bắn chết ở Malaysia
Người Việt hải ngoại: Lễ hội phở tại Hàn Quốc; Dòng họ Đinh ở châu Âu; Thế hệ trẻ tại Úc
Người Việt hải ngoại: Di tản trong sợ hãi vì bão ở Florida; Gắn kết thanh niên, sinh viên tại Mỹ; Cô gái Pháp tìm về nguồn cội
Người Việt hải ngoại: Giúp việc cho đại gia Trung Đông; Ăn phở đêm ở Cali; Nữ ca sĩ bị điều tra ở HQ; 4 người làm tại hộp đêm ở Chiba bị bắt
Người Việt hải ngoại: Nơi gìn giữ nguồn cội tại Nhật; Phở khô hút khách Hàn; ‘Sốc’ vì giá bắp cải ở Đài Loan; Tránh mưa tên lửa ở Israel
Người Việt hải ngoại: Tổ chức thiện nguyện tại Pháp; Trân trọng nguồn cội; Giải bóng đá tại Hiroshima; Lối sống thời chiến ở Israel
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá