- Thời sự
- Người Việt hải ngoại
Với sự hỗ trợ của đội ngũ trọng tài người Hàn Quốc, 16 đội bóng Futsal người Việt Nam được chia làm 4 bảng đã tham gia một ngày thi đấu đầy quyết tâm, nhiệt tình với tinh thần thể thao trong sáng.
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, ngày 31/3, với sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam, Hội người Việt Nam, Chi hội người Việt Nam thành phố Siheung, tỉnh Gyeonggi đã tổ chức Giải bóng đá Futsal thành phố Siheung mở rộng lần thứ 2 tại thành phố Siheung.
Với sự hỗ trợ của đội ngũ trọng tài người Hàn Quốc, 16 đội bóng Futsal người Việt Nam được chia làm 4 bảng đã tham gia một ngày thi đấu đầy quyết tâm, nhiệt tình với tinh thần thể thao trong sáng.
Kết quả, đội Kwangju FC đã đoạt huy chương Vàng, đội Storm FC đoạt Huy chương Bạc và đội Đất tổ FC đoạt huy chương Đồng.
Đông đảo bà con người Việt tại thành phố Siheung, thành phố Seoul và nhiều tỉnh, thành khác của Hàn Quốc đã tới tham dự sự kiện này.
Chính quyền sở tại Hàn Quốc cũng đã cử đại diện chính quyền địa phương phụ trách người nước ngoài và đại diện cơ quản cảnh sát Hàn Quốc tới chia vui với cộng đồng người Việt Nam, đồng thời căn dặn bà con gìn giữ những nét đẹp vui khỏe, lành mạnh và tuân thủ pháp luật sở tại trong các hoạt động văn hóa thể thao nơi công cộng.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, ông Lê Văn Huy - Chủ tịch Hội người Việt Nam thành phố Siheung - cho biết: “Đây là giải Futsal thành phố Siheung lần thứ 2. Giải thường được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nhằm phát huy hơn nữa tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng trên tinh thần thể dục thể thao, trong mùa giải năm nay, thành phố Siheung đã thu hút được 16 đội Futsal tại nhiều địa phương ở Hàn Quốc tham gia.”
Đại diện cho các nhà tài trợ, bà Vũ Thị Huyên, Giám đốc Công ty Thương mại và Dịch vụ International Halo, chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng tham gia đóng góp cho một sân chơi bổ ích để tăng cường rèn luyện sức khỏe và tinh thần gắn kết cộng đồng trong bà con người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc."
Giải bóng đá Futsal mở rộng lần thứ 2 trong Cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Siheung thực sự đã trở thành một điểm đến cho các tuyển thủ bóng đá tài năng trong cộng đồng người Việt.
Những giây phút gặp gỡ, sinh hoạt cộng đồng vui vẻ, thưởng thức bóng đá thể thao đã để lại nhiều tình cảm ấm áp trong bà con người Việt và đại diện giới chức chính quyền địa phương sở tại của Hàn Quốc.
Lễ khai trương Văn phòng Hội người Việt Nam tại Jeonbuk vừa được tổ chức tại Hàn Quốc.
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê Thị Thu Hằng cho biết: Đảng, Nhà nước luôn coi NVNONN là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam; có chính sách chăm lo, hỗ trợ để bà con ổn định, hội nhập tốt vào xã hội sở tại; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện để bà con hướng về quê hương, đóng góp cho đất nước. Các hội đoàn NVNONN có vai trò quan trọng, là “điểm tựa”, là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, trong vận động, hỗ trợ kiều bào.
Thứ trưởng đánh giá cao nỗ lực của cộng đồng trong hội nhập, phát triển ở sở tại và những đóng góp cho quê hương; tin tưởng các hội đoàn người Việt Nam tại Hàn Quốc sẽ luôn đoàn kết, ngày càng phát triển và hướng về nguồn cội.
Thứ trưởng chúc mừng Hội người Việt Nam tại Jeonbuk khai trương Văn phòng Hội với không gian rất Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới của Hội. Đây không đơn thuần là trụ sở làm việc, mà còn là mái nhà chung, là điểm hẹn gặp gỡ, hội tụ của bà con tại khu vực này.
Thông tin với bà con về các hoạt động Ủy ban Nhà nước về NVNONN – Bộ Ngoại giao tổ chức cho kiều bào, trong đó có các hoạt động nhằm giữ gìn, lan tỏa tiếng Việt, Thứ trưởng cũng đánh giá cao các lớp học tiếng Việt được tổ chức tại đây, đồng thời cam kết Ủy ban sẽ tiếp tục hỗ trợ giáo trình và tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao trình độ sư phạm cho các tình nguyện viên giảng dạy tiếng Việt.
Thứ trưởng đề nghị các hội đoàn tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, đóng vai trò nòng cốt trong quy tụ, tập hợp bà con, giữ gìn tiếng Việt và văn hóa trong cộng đồng; chú trọng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để gắn kết bà con; tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động do Ủy ban Nhà nước về NVNONN và Đại sứ quán tổ chức cho cộng đồng như Xuân Quê hương, Đoàn kiều bào thăm Trường Sa, Trại hè Việt Nam... Thứ trưởng mong muốn, mỗi kiều bào sẽ phát huy hơn nữa vai trò sứ giả văn hóa, là cầu nối hữu hiệu đóng góp cho sự phát triển quan hệ hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc.
Thay mặt cho cộng đồng tại đây, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Jeonbuk Ứng Diệu Linh và Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Jeonam Gwang Ju Nguyễn Việt Phong cảm ơn Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc ổn định cuộc sống, đóng góp cho quê hương đất nước, và hứa bà con sẽ tiếp tục đoàn kết, tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, hòa nhập vào xã hội sở tại và xây dựng hình ảnh tốt đẹp về con người Việt Nam tại Hàn Quốc.
Cộng đồng người Việt tại tỉnh Jeonbuk có khoảng 15.000 người, chủ yếu là du học sinh, lao động và cô dâu (chiếm 1,7% tổng số người Việt tại Hàn Quốc). Bà con đoàn kết, chăm chỉ, chấp hành tốt luật pháp và có những đóng góp thiết thực cho sở tại, luôn hướng về quê hương và là cầu nối giúp tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Jimmy Nhựt Hà là cái tên quen thuộc với cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Anh chàng 9x này được yêu mến bởi chương trình The Jimmy show và hiện tại sở hữu cả 1 kênh truyền hình trên Youtube.
Jimmy Nhựt Hà tên thật là Hà Hoàng Thái Nhựt, sinh năm 1993 tại Sài Gòn. Jimmy được tiếp xúc với âm nhạc từ bé qua những băng đĩa nhạc xưa mà ông bà thường mở và cả công việc kinh doanh hệ thống karaoke của gia đình. Để rồi không biết từ lúc nào, âm nhạc cứ thế thẩm thấu vào tâm hồn chàng trai 9x qua tiếng hát của Khánh Ly, Hoàng Oanh, Lệ Thu…
Ở hải ngoại, Jimmy Nhựt Hà là MC của một chương trình phỏng vấn nghệ sĩ về nhạc xưa rất uy tín. Chàng MC này còn được biết đến với vai trò một ca sĩ trẻ hát nhạc xưa mà tiếng hát cũng khiến nhiều con tim thổn thức. Hiện tại, Jimmy đang chuẩn bị làm album CD đầu tay về nhạc xưa và kết hợp với nhiều giọng ca danh tiếng.
Trong chuyến về nước mới đây, nam MC – ca sĩ Jimmy Nhựt Hà đã dành cho chúng tôi một cuộc trò chuyện thú vị về con đường đến với nghệ thuật của mình.
Các nghệ sĩ lớn tuổi rất gần gũi, không ra vẻ ngôi sao
- Một người đam mê nhạc xưa thường có tâm hồn "già nua" so với tuổi thực. Điều này có đúng với Jimmy Nhựt Hà không?
Có. Tôi rất khác biệt với bạn bè. Hồi còn đi học, bạn bè cùng tuổi rất hồn nhiên còn tôi không biết vì gia đình khó quá hay do mình già trước tuổi mà nói cái gì cũng phải suy nghĩ trước vì sợ nói bậy. Tôi nghe và hát nhạc xưa thì các bạn bảo: "Mày hát cái gì không hiểu".
Tôi không có bạn thân cùng trang lứa. Tôi toàn chơi với các anh chị lớn hơn mình cả chục tuổi. Tôi thích thú khi được chơi với họ, học hỏi họ.
Tôi cũng thử đi chơi với các bạn cùng lứa tuổi nhưng thấy mình lạc loài. Mình mê nhạc nhưng nói về nhạc thì không ai hiểu. Các anh chị lớn có nghe nên mình giống như "bắt được đài".
- Jimmy không có hứng thú với nhạc trẻ?
Mê nhạc xưa nên tôi biết cái nào hay cái nào không hay. Hồi bé, tôi có nghe nhạc trẻ vì nhà kinh doanh hệ thống karaoke và thời điểm đó, trên tivi cũng phát nhạc trẻ là chính. Tức là tôi đã nghe nhưng không cảm được, ca từ nghe xong là trôi tuột đi luôn.
Có lần cô Khánh Ly nói với tôi: "Bao nhiêu từ đẹp là mấy ông nhạc sĩ hồi xưa lấy hết rồi". Thật là vậy. Mỗi một chữ, một câu đều trau chuốt giống như thai nghén một đứa con vậy. Khi đã dùng chữ đó là nó phải có ý nghĩa chứ không phải điền vào chỗ trống như bây giờ.
Nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, có vài bài nhạc trẻ đọng lại trong tôi. Ví dụ như bài "Nàng thơ" của Hoàng Dũng, bạn ấy có chất riêng trong âm nhạc. Tôi có nghe một số bài hit hiện nay, để giải trí cũng thú vị. Vấn đề hòa âm, thu thanh bây giờ đỡ hơn xưa nhiều. Và các bạn trẻ cũng rất nhiều người tài giỏi.
- Khi làm chương trình về nhạc xưa, về các thế hệ đi trước, Jimmy học hỏi được từ họ những gì?
Tôi học được bản tính khiêm nhường của các cô chú. Họ không ra vẻ ngôi sao mà rất gần gũi, rất tử tế, dễ thương.
Tôi từng đi tour với vai trò ca sĩ cùng cô Khánh Ly ở Nhật, Đức, Pháp, Tiệp Khắc. Hát với cô Khánh Ly, cô chỉ tôi từng chút, chỉ cách chọn bài hát. Chọn bài là điều quan trọng nhất với một ca sĩ nếu muốn thành công. Đã chọn được bài thì sẽ dễ được khán giả chấp nhận.
Và khi có dịp tiếp xúc với các cô chú, tôi cảm thấy mình được sống lại khoảng thời gian huy hoàng trước 1975 nên muốn chia sẻ điều đó với các bạn trẻ qua những show mình làm.
Chạy bàn, làm nail trước khi trở thành MC, ca sĩ, làm chủ 1 kênh truyền hình
- Jimmy chính thức đến với nghệ thuật như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp THPT, tôi qua Mỹ định cư cùng gia đình rồi đi học đại học. Học được 1 năm thì một đài truyền hình ở Cali tuyển xướng ngôn viên, tôi ghi danh thi nhưng bị rớt.
Bạn bè khuyên tôi nếu muốn tiến vào con đường văn nghệ thì phải sang Cali. Lúc đó tôi ở bang Utah cùng gia đình, cách Cali khoảng 12 tiếng lái xe. Tôi chấp nhận dọn sang Cali, thuê nhà ở đó. Năm ấy, tôi mới tầm 20 tuổi nên cho phép mình mạo hiểm, thử thách. Tôi nghĩ cứ đi một chuyến, cho mình khoảng 3 năm, nếu không thành công thì lại về nhà.
Thời điểm đó, văn nghệ truyền thống tại Cali đã qua giai đoạn hoàng kim, các trung tâm bắt đầu suy thoái, nhạc trẻ trong nước qua hải ngoại quá nhiều, đài truyền hình cũng cắt giảm nhân sự. Tôi xui chỗ đó nhưng lại cũng gặp may.
6 tháng đầu tôi khá chật vật vì phải làm đủ nghề để nuôi sống bản thân. Tôi từng đi chạy bàn, làm nail vì đó là những công việc dễ dàng nhất để có tiền nuôi sống đam mê của mình.
Sau đó tôi đi làm hãng. Từ chỗ tôi ở đến hãng phải lái xe mất 1 tiếng đồng hồ. Hôm đó tôi bị đụng xe, cả cái xe tan nát luôn. Chiếc xe là gia tài của tôi. Không có xe thì không thể đi làm. Lúc đó tôi đã nghĩ đến chuyện về nhà rồi chứ không đợi 3 năm nữa.
Tôi có 1 người bạn làm design poster. Bạn ấy nhờ tôi vào đài truyền hình làm hộ chút việc. Đó cũng là đài truyền hình mà ngày xưa tôi thi xướng ngôn viên bị rớt. Tình cờ tôi gặp thư ký của đài. Đài đang thiếu nhân viên văn phòng nên chị ấy kêu tôi vô làm.
Lương rất ít nhưng tôi vui vì mình được làm cho đài truyền hình mà không cần phải đi làm hãng. Một thời gian sau đài cần xướng ngôn viên và tổ chức thi tuyển nhưng người đậu giải nhất cuộc thi đó lại không chịu chuyển qua Cali ở. Đài thì không có điều kiện để lo cho họ nơi ăn chốn ở nên hỏi tôi có muốn làm chương trình không.
Và tôi đề xuất làm chương trình phỏng vấn nghệ sĩ. Tôi được cho thử 6 tháng với Jimmy show và người tôi phỏng vấn đầu tiên là cô Lệ Thu.
Ngay sau số đầu tiên, tôi được các anh chị khen và động viên rất nhiều khi làm một chương trình thuần về văn nghệ chứ không chạy theo thương mại.
Tôi bắt đầu với Jimmy show từ năm 2017 đến giờ gần 200 số. Làm chương trình rất cực nhưng tôi vô cùng đam mê và nhiệt huyết, 2-3 giờ sáng vẫn ngồi biên tập. Quay đã vất vả, hậu kỳ còn cực hơn nhiều, "ngồi đồng" cả tuần mới xong 1 tập.
Nhưng tôi quan niệm, mình phải cố gắng hết sưc vì không biết còn cơ hội để làm tập thứ hai không vì các cô chú đều lớn tuổi rồi. Và thực tế, có những người quay xong thời gian ngắn là họ đã đi rồi. Ví dụ như cô Bích Chiêu, cô Lệ Thu … may mắn là tôi lưu lại được những hình ảnh quý về các cô.
- Từ một MC của đài truyền hình rồi Jimmy khởi nghiệp, thành lập công ty với một kênh truyền hình riêng cho mình hẳn là không dễ dàng, nhất là về tài chính. Jimmy có được gia đình hậu thuẫn không?
Khi làm riêng The Jimmy TV thì tôi phải tự lực cánh sinh. Vấn đề tài chính lúc nào cũng là một mối lo. Tôi phải chi tiêu chắt góp nhưng trời thương, tôi cũng có nhà tài trợ, dù ít thôi và họ là những người rất yêu nhạc xưa.
Khoảng 2 năm gần đây, bên cạnh nghệ thuật, tôi còn làm tour du lịch. Công việc này cho tôi tài chính để tiếp tục đi theo đam mê của mình. Kênh The Jimmy TV của tôi được nút bạc, đã bật kiếm tiền từ lâu nhưng vì mình làm nghệ thuật chân chính, không giật gân, câu view nên lượt xem không nhiều lắm, thu nhập cũng không bao nhiêu.
Còn về gia đình, ban đầu mọi người không khuyến khích tôi bước vào con đường này mà muốn tôi trở thành bác sĩ, kỹ sư nhưng tôi không có số về khoa bảng. Quan điểm của tôi là tự lực. Thời gian đầu, ba mẹ có phụ trợ nhưng từ khi tôi dọn sang Cali thì cũng tự lập rồi.
Ngày 31/3 tại Osaka, cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông 38 tuổi, người Việt Nam, liên quan đến vụ một người bị tấn công bằng dao.
Khoảng 3 giờ chiều ngày 31, một người đi đường đã gọi cho Sở cứu hỏa Kami-kita 5-chome, Hirano-ku, thành phố Osaka để thông báo: “Một người đàn ông khoảng 40 tuổi bị thương với máu chảy nhiều ở vùng ngực”.
Theo cảnh sát, nạn nhân bị một vật giống như dao chém. Đến 6 giờ sáng ngày 1/4, người này vẫn ở trạng thái bất tỉnh. Khi cảnh sát thẩm vấn một người đàn ông khác có mặt tại hiện trường, người này cho biết, người đã chém anh và nạn nhân đều là người Việt Nam và làm cùng một công ty.
Rạng sáng ngày 1, cảnh sát đã bắt giữ Ngô Trí Trung (?, 38 tuổi), được cho là người Việt Nam, vì tình nghi âm mưu giết người. Nghi phạm được cho là đã nói với các nhà điều tra: “Tôi không có ý định đâm chết anh ta bằng dao.”
Nguồn: Dân Việt; Hà Nội Mới; Soha; LocoBee
Người Việt hải ngoại: Gây tai nạn, người phụ nữ bị kiện ở Mỹ; Tỷ phú bị người mẫu Mỹ kiện; Vụ Đàm Vĩnh Hưng kiện chồng ca sĩ Bích Tuyền
Người Việt hải ngoại: Phở vươn tầm thế giới; 38 người ‘mất tích’ ở đảo Jeju; Làm giả thẻ My Number ở Nhật; Ngọc Quyên đón Noel ở Mỹ
Người Việt hải ngoại: ‘Chào tân sinh viên’ tại Nga; Chàng trai Pháp tìm mẹ ruột ở Bắc Kạn; Một quản lý bị bắt ở Lào
Người Việt hải ngoại: Kịch tính bầu cử ở Mỹ; Người đầu tiên thắng giải TechWomen 100; Đột nhập nhà dân, 3 người bị bắt ở Ibaraki
Người Việt hải ngoại: Cộng đồng tại Hungary; Tiếng Việt trên đất Lào; Derek Trần tăng cơ hội chiến thắng
Người Việt hải ngoại: Hỗ trợ trẻ em tại Hungary; Phó giáo sư tại Nam Úc; Derek Trần tuyên bố chiến thắng; Du học sinh khiếu nại công ty Nhật
Người Việt hải ngoại: Giải golf tại Nhật; Hội đồng hương Chí Linh tại Nga; ‘Bản đồ phở’ ở châu Âu
Người Việt hải ngoại: Đại hội bóng đá tại Nhật; Cô gái Pháp tìm thấy mẹ ruột; Nữ nghệ sĩ guitar làm say đắm công chúng Bỉ
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá