Tuyên án vụ Vạn Thịnh Phát; Siêu thị 'giải cứu' khoai lang; Cú đấm 'thổi nồng độ cồn'; Sau chung cư, đất nền sẽ đón 'cơn sốt'?

TUYÊN ÁN VỤ VẠN THỊNH PHÁT, TRƯƠNG MỸ LAN NHẬN ÁN TỬ

Chiều 11/4, TAND TP.HCM đã tuyên án 86 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).

HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) 20 năm tù về tội Đưa hối lộ, 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hình phạt chung là tử hình.

Ngoài ra, VKS còn đề nghị mức án đối với các bị cáo khác về các tội:

Tham ô tài sản và Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

1. Đinh Văn Thành, cựu Chủ tịch HĐQT SCB (trốn truy nã): Chung thân

2. Bùi Anh Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT SCB: Chung thân

3. Tạ Chiêu Trung, Tổng giám đốc Công ty CP tài chính Việt Vĩnh Phú, cựu Thành viên HĐQT SCB: 20 năm tù

4. Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc SCB: Chung thân

Tham ô tài sản

1. Trương Khánh Hoàng, cựu quyền Tổng giám đốc SCB: 18 năm tù

2. Trần Thị Mỹ Dung, cựu Phó Tổng giám đốc SCB: 16 năm tù

3. Hồ Bửu Phương, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán Tân Việt, cựu Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính Vạn Thịnh Phát: 20 năm tù

4. Nguyễn Phương Anh, Phó Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula: 17 năm tù

5. Đặng Phương Hoài Tâm, Phó trưởng phòng Văn phòng HĐQT Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: 10 năm tù

6. Trương Huệ Vân, Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor: 17 năm tù

7. Dương Tấn Trước, Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tường Việt: 11 năm tù

Nhận hối lộ

Đỗ Thị Nhàn, cựu cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước: Chung thân

Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

1. Nguyễn Thị Thu Sương, cựu Chủ tịch HĐQT SCB (trốn truy nã): 13 năm tù

2. Uông Văn Ngọc Ẩn, cựu Tổng giám đốc, phó Chủ tịch HĐQT SCB: 3 năm tù, trả tự do tại toà

3. Chiêm Minh Dũng, cựu Phó Tổng giám đốc SCB (trốn truy nã): 17 năm tù

4. Nguyễn Văn Thanh Hải, cựu Phó Chủ tịch HĐQT SCB: 13 năm tù

5. Nguyễn Thị Phương Loan, Thành viên HĐQT SCB: 3 năm tù

6. Võ Thành Hùng, cựu Thành viên HĐQT SCB: 3 năm tù treo

7. Trầm Thích Tồn, Thành viên HĐQT SCB (trốn truy nã): 16 năm tù

8. Trần Thuận Hòa, Thành viên HĐQT SCB: 4 năm tù

9. Lê Khánh Hiền, cựu Tổng giám đốc SCB: 5 năm tù

10. Hoàng Minh Hoàn, cựu Phó tổng giám đốc SCB: 3 năm tù treo, trả tự do tại toà

11. Bùi Nhân, cựu Phó Tổng giám đốc SCB: 9 năm tù

12. Diệp Bảo Châu, cựu Phó Tổng giám đốc SCB: 10 năm tù

13. Phạm Văn Phi, cựu Phó Tổng giám đốc SCB: 8 năm tù

14. Nguyễn Anh Phước, cựu Phó Tổng giám đốc SCB: 3 năm tù treo, trả tự do tại toà

15. Nguyễn Cửu Tính, cựu Phó Tổng giám đốc SCB: 11 năm tù

16. Đỗ Phú Huy, cựu Chủ tịch Ủy ban kinh doanh và đầu tư SCB: 14 năm tù

17. Võ Văn Tường, cựu Giám đốc Phòng tái thẩm định SCB: 2 năm tù

18. Khổng Minh Thế, cựu Phó Giám đốc Khối phê duyệt tín dụng SCB: 6 năm tù

19. Trần Hoàng Giang, cựu Phó Giám đốc Khối phê duyệt tín dụng SCB: 3 năm tù

20. Từ Văn Tuấn, Phó Giám đốc Khối doanh nghiệp SCB: 8 năm tù

21. Phạm Mạnh Cường, cựu Giám đốc Phòng tái thẩm định SCB: 3 năm tù treo

22. Nguyễn Huỳnh Lan Chi, cựu Trưởng phòng Tái thẩm định SCB: 3 năm tù treo, trả tự do tại toà

23. Mai Hồng Chín, cựu Giám đốc Phòng tái thẩm định SCB: 10 năm tù

24. Mai Văn Sáu Nhở, cựu Trưởng phòng Tái thẩm định SCB: 12 năm tù

25. Lương Thị Hồng Quế, cựu Giám đốc Phòng phê duyệt tín dụng khách hàng doanh nghiệp SCB: 3 năm tù

26. Lê Anh Phương, cựu Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn SCB: 7 năm tù

27. Phan Tấn Khôi, cựu Giám đốc Chi nhánh Đông Sài Gòn SCB: 7 năm tù

28. Lưu Chấn Nguyên, cựu Giám đốc Phòng giao dịch Bảy Hiền SCB: 3 năm tù treo, trả tự do tại toà

29. Hồ Bảo Ngọc, cựu Giám đốc Vùng 2 SCB: 6 năm tù

30. Nguyễn Anh Thép, cựu Phó Giám đốc SCB Chi nhánh Cống Quỳnh, cựu Giám đốc SCB Chi nhánh Sài Gòn: 6 năm tù

31. Võ Triệu Lân, cựu Giám đốc Chi nhánh Chợ Lớn, SCB: 5 năm tù

32. Nguyễn Ngọc Tú, cựu Phó Giám đốc SCB Chi nhánh Cống Quỳnh: 4 năm tù

33. Nguyễn Lâm Anh Vũ, cựu Phó Giám đốc Chi nhánh Bến Thành SCB (trốn truy nã): 13 năm tù

34. Phạm Thế Quảng, cựu Phó Giám đốc Chi nhánh Bến Thành Ngân hàng SCB: 2 năm tù

35. Huỳnh Thiên Văn, Giám đốc kinh doanh khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng SCB: 4 năm tù

36. Bùi Đức Khoa, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Natural Land: 11 năm tù

37. Nguyễn Thị Khánh Vân, cựu nhân viên Công ty CP Natural Land: 4 năm tù

38. Trần Thị Kim Chi, cựu nhân viên Công ty CP Natural Land: 4 năm tù

39. Nguyễn Phi Long, nhân viên tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: 6 năm tù

40. Đặng Quang Nguyên, cựu Phó Tổng giám đốc Công ty CP Lavifood: 3 năm tù

41. Chu Lập Cơ (Chu Nap Kee Eric, Hồng Kông - chồng Trương Mỹ Lan): Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư quảng trường thời đại Times Square: 9 năm tù

42. Cao Việt Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tường Việt: 2 năm tù

43. Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dầu khí Đông Phương: 5 năm tù

44. Đào Chí Kiên, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Dầu khí Đông Phương: 3 năm tù

45. Lê Văn Chánh, Giám đốc Khối hỗ trợ kinh doanh Ngân hàng SCB: 5 năm tù

46. Bùi Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB: 3 năm tù treo

47. Lê Huy Khánh, Giám đốc Công ty TNHH thẩm định giá Tầm Nhìn Mới: 5 năm tù

48. Hồ Bình Minh, Phó Giám đốc Công ty TNHH thẩm định giá MHD: 6 năm tù

49. Trần Thị Kim Ngân, Tổng Giám đốc Công ty CP thẩm định giá Thiên Phú: 3 năm tù treo, trả tự do tại toà

50. Trần Tuấn Hải, nhân viên thẩm định giá Công ty CP thẩm định giá Thiên Phú: 2 năm tù

51. Trần Văn Nhị, Phó Giám đốc Công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC: 3 năm tù

52. Đỗ Xuân Nam, Phó Tổng giám đốc Công ty CP tư vấn dịch vụ bất động sản DATC: 3 năm tù treo, trả tự do tại toà

53. Lê Kiều Trang, Phó Tổng giám đốc Công ty CP thẩm định giá EXIM: 3 năm tù treo

Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

1. Phạm Thu Phong, cựu Trưởng ban Kiểm soát SCB: 3 năm tù treo

2. Lưu Quốc Thắng, cựu Trưởng ban Kiểm soát SCB: 3 năm tù treo

3. Nguyễn Văn Du, cựu quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước: 3 năm tù treo, trả tự do tại toà

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

1. Nguyễn Văn Hưng, cựu Phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (thuộc Ngân hàng Nhà nước), nhận của Trương Mỹ Lan 390.000 USD: 11 năm tù

2. Nguyễn Thị Phụng, Phó cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II: 4 năm tù

3. Bùi Tuấn Khoa, Phó cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II: 3 năm tù

4. Vương Đỗ Anh Tuấn, Trưởng phòng Thanh tra thuộc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II: 3 năm tù treo

5. Trần Văn Tuấn, Thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (thuộc Thanh tra Chính phủ): 3 năm tù

6. Lê Thanh Hà, Phó chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước, cựu Trưởng phòng Kiểm toán ngân hàng 1, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII: 3 năm tù

7. Nguyễn Văn Thùy, cựu Phó trưởng ban Giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính quốc: 3 năm tù

8. Nguyễn Tuấn Anh, cựu công chức Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong nước (thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù

9. Vũ Khánh Linh, Phó trưởng Phòng Thanh tra ngân hàng thương mại cổ phần (thuộc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù treo, trả tự do tại toà

10. Trương Việt Hưng, thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (thuộc Thanh tra Chính phủ): 3 năm tù

11. Nguyễn Duy Phương, thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế: 2 năm tù

12. Nguyễn Văn Dũng, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM: 11 năm tù

13. Nguyễn Thị Phi Loan, cựu Phó chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM: 4 năm tù

14. Phan Tấn Trung, Phó chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM: 7 năm tù

15. Võ Văn Thuần, Phó chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM: 7 năm tù

16. Nguyễn Tín, cựu Phó trưởng phòng Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP.HCM thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước: 3 năm tù

Riêng bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella) lãnh 8 năm tù tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

SIÊU THỊ ĐỒNG HÀNH GIẢI CỨU KHOAI LANG RỚT GIÁ

Chương trình bán khoai lang không lợi nhuận này nhằm "Đồng hành cùng nông dân Gia Lai" khi giá khoai lang từ 10.000 đồng/kg còn 3.500 đồng/kg khiến nông dân lỗ nặng.

UBND huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo UBND tỉnh Gia Lai đề nghị kêu gọi doanh nghiệp kết nối tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân trồng khoai lang Nhật Bản. Cụ thể, giá khoai lang thời điểm hiện tại giảm xuống rất thấp, còn 3.500 đồng/kg (đầu vụ 10.000 đồng/kg), trong khi hơn 1.600 ha đang bước vào thu hoạch rộ với sản lượng hơn 32.000 tấn.

Hưởng ứng lời kêu gọi này, Central Retail Việt Nam tổ chức chương trình "Đồng hành cùng nông dân Gia Lai" bắt đầu từ ngày 11-4 và kết thúc khi thị trường có dấu hiện bình ổn trở lại.

Trong thời gian này, hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops sẽ bán khoai lang của Gia Lai với giá chỉ 9.900 đồng/kg tại các siêu thị miền Trung, miền Nam và giá 10.900 đồng/kg tại các siêu thị miền Bắc.

Dự kiến trong 1 tuần áp dụng chương trình này, hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market sẽ tiêu thụ khoảng 80 tấn khoai lang của bà con nông dân Gia Lai.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Truyền thông Tập đoàn Central Retail, cho biết ngay khi biết thông tin khoai lang rớt giá mạnh, với vai trò là nhà bán lẻ, Central Retail lập tức triển khai chương trình "Đồng hành cùng nông dân Gia Lai".

"Chúng tôi kết hợp với các nhà cung cấp đưa khoai lang từ nguồn cung ở tỉnh Gia Lai vào hệ thống siêu thị. Chúng tôi kỳ vọng chương trình này sẽ góp phần giúp giá khoai lang ổn định trở lại, giúp cho hàng trăm hộ nông dân trồng tránh được cảnh được mùa rớt giá" – bà Vân nói thêm.

Trước đó, tháng 2-2023, giá bán cam sành tại tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuống mức thấp nhất, chỉ còn 1.000 đồng/kg. Hệ thống siêu thị GO!, Big C cũng đã triển khai bán khoảng 25 cam sành Vĩnh Long không lợi nhuận, góp phần kéo giá bán cam sành bật tăng trở lại, giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất vụ mùa tiếp theo.

“THỔI NỒNG ĐỘ CỒN” KHIẾN 1 DOANH NGHIỆP BIA LỚN NHẤT LỖ 4 NĂM LIÊN TIẾP, BIA KHÔNG CỒN VẪN CHƯA THỂ XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ

Trong năm 2023, doanh thu đến từ việc bán hàng cho Sabeco là 1.645 tỷ đồng, chiếm đến 81% doanh thu của Sabibeco.

CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây (Sabibeco - mã CK: SBB) gần đây đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã được kiểm toán. Theo đó, trong năm vừa rồi, Sabibeco ghi nhận doanh thu thuần hơn 2.020 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2022. Trừ đi giá vốn, Sabibeco lãi gộp hơn 8 tỷ đồng, giảm tới 95% so với năm trước.

Trừ đi các chi phí, Sabibeco lỗ sau thuế hơn 152 tỷ đồng, số lỗ tăng mạnh so với năm 2022 lỗ 3,5 tỷ đồng và là mức lỗ lớn nhất từ trước đến nay. Đây là năm thứ 4 liên tiếp thua lỗ của Sabibeco.

Sabibeco tiền thân là CTCP Bia Sài Gòn Bình Tây, được thành lập ngày 25/11/2005, với dự án đầu tiên là Nhà máy Bia Sài Gòn - Bình Dương. Vốn điều lệ ban đầu chỉ là 90 tỷ đồng, sau 6 lần tăng vốn đạt 875 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh chính của Sabibeco là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bia. Cụ thể, Sabibeco sản xuất gia công các dòng sản phẩm bia của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) như là Saigon Lager, Saigon Export, Saigon Special và Saigon 333Export.

Sabibeco là công ty sản xuất bia Sài Gòn lớn nhất mà Sabeco đang không nắm cổ phần chi phối bên cạnh nhiều công ty khác, hiện tại Sabeco đang sở hữu 16,42% cổ phần của Sabibeco. Trong năm 2023, doanh thu đến từ việc bán hàng cho Sabeco là 1.645 tỷ đồng, chiếm đến 81% doanh thu của Sabibeco.

Ngoài ra, Công ty cũng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mang thương hiệu riêng là bia Sagota (Sagota Gold, Sagota Lager, Sagota Pure, và đáng chú ý có Sagota không cồn) và nước uống lúa mạch Malty.

Hiện nay, Sabibeco có 5 nhà máy thành viên với tổng công suất đạt 510 triệu lít bia/năm, gồm: Nhà máy bia Sài Gòn - Hoàng Quỳnh (TP.HCM), Nhà máy bia Sài Gòn - Bình Dương (Tỉnh Bình Dương), Nhà máy bia Sài Gòn - Đồng Tháp (Tỉnh Đồng Tháp), Nhà máy bia Sài Gòn - Ninh Thuận (Tỉnh Ninh Thuận) và Nhà máy bia Sài Gòn - Phủ Lý (Tỉnh Hà Nam).

Năm 2023, ngành bia chứng kiến lượng tiêu thụ sụt giảm mạnh trong bối cảnh sức mua giảm cộng thêm cơ quan chức năng siết chặt quy định về nồng độ cồn của người tham gia giao thông khiến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp bia cũng giảm mạnh. Ví dụ như Sabeco, năm 2023, Sabeco đạt doanh thu thuần 30.461 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.255 tỷ đồng, lần lượt giảm gần 13% và 23% so với mức cao kỷ lục đạt được năm 2022.

Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Sabibeco ở mức 2.691 tỷ đồng, giảm 11% so với hồi đầu năm. Nợ phải trả ở mức 926 tỷ đồng, giảm 14% so với hồi đầu năm, trong đó, nợ vay là 368 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 1.765 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 5,6 tỷ đồng.

Ngày 12/12/2023, cổ phiếu SBB lần đầu tiên giao dịch trên sàn Upcom với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 21.900 đồng/cp. Kết phiên giao dịch ngày 10/4, cổ phiếu SBB có giá 15.300 đồng/cp.

SAU CƠN SỐT CHUNG CƯ, ĐẤT NỀN SẼ TRỞ LẠI?

Trong thời gian qua, không chỉ phân khúc chung cư gây đột biến, đất nền vùng ven Hà Nội cũng đang có sự sôi động nhất định.

Từ giữa năm 2022 tới nay giá chung cư tại Hà Nội liên tục leo thang. Đỉnh điểm từ đầu năm nay, chung cư trở thành phân khúc có diễn biến “nóng” trên thị trường bất động sản, thậm chí chỉ trong thời gian ngắn giá đã tăng gần 20%.

Không chỉ chung cư, gần đây, phân khúc đất nền vùng ven Hà Nội cũng đã dần có sự sôi động trở lại. Trong đó, những mảnh đất giá trị từ 2 - 3 tỷ đồng được nhà đầu tư ưa chuộng.

Dữ liệu lớn của Batdongsan.com.vn cho thấy thị trường đã bắt đầu "rã băng". Mức độ quan tâm đến đất nền vào 2 quý cuối năm 2023, chỉ đạt 44% lực cầu ở thời kỳ sốt nóng 2021 nhưng sang đến quý I/2024 đã tăng lên mức 48%.

Ở miền Bắc, nhu cầu tìm mua đất nền tăng mạnh ở một số huyện ngoại thành Hà Nội, ví dụ như Đông Anh, Long Biên, Hoài Đức tăng từ 1,7 – 2 lần so với quý I/2023.

Nhận định về thị trường đất nền trong thời gian tới, không ít chuyên gia cho rằng, giá bán đất nền sẽ điều chỉnh tăng từ quý II năm nay. Song, thị trường đất nền sẽ khó có thể xảy ra tình trạng “sốt”.

Ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc cho rằng, sau khi chung cư ở phía Bắc tăng giá trên 10% sau 6 tháng vừa qua, sẽ kéo theo phân khúc đất nền tăng cùng. Bởi các sản phẩm bất động sản trên có tác động tương tác lẫn nhau.

"Thời gian gần đây, chúng ta đã thấy đất nền quanh Hà Nội và các tỉnh lân cận Thủ đô tính thanh khoản được cải thiện rõ ràng", ông Quyết chia sẻ.

Cũng theo ông Quyết, giá đất nền có tăng, nhưng chỉ là thoát "đáy" giảm giá. Cụ thể, so với cách đây một năm thì biên độ giá đất nền hiện tại vẫn chưa bắt kịp và đang ở mức 70-80%. Rất nhiều khu vực đất nền ở các tỉnh thời gian vừa qua, nhà đầu tư phải cắt lỗ 30-40%, bây giờ giá mới phục hồi 10-15%.

"Giá đất nền thời gian này vẫn đang thấp hơn so với cách đây 1 năm trước", ông Quyết cho biết thêm.

Theo ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền trong 3 tháng qua, từ thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán, giao dịch đất nền có sự tăng trưởng rõ nét. Bên cạnh đó, thông tin từ nhiều đơn vị môi giới phân khúc này, đã xuất hiện làn sóng săn mua đất nền số lượng lớn từ nhóm nhà đầu tư phía Bắc và cả những nhà đầu tư "tay to" đổ về TP.HCM và các khu vực vùng ven.

“Chúng tôi từng đưa ra dự báo đất nền khả năng là phân khúc có sự cải thiện chậm nhất thị trường, sớm nhất phải từ cuối năm 2024 trở đi mới có tín hiệu. Tuy nhiên phân khúc này đã cho thấy sức hấp dẫn của “kênh đầu tư vua” đã trở lại. Trong 3 tháng đầu năm thị trường xuất hiện càng nhiều nhóm đầu tư “cá mập” đi săn đất nền số lượng lớn. Động thái này có thể đẩy chu kỳ tăng giá đất nền đến sớm hơn những dự báo trước đó, có thể là từ quý 2 năm nay” ông Tuấn cho hay.

Lý giải cho nhận định trên, ông Đinh Minh Tuấn cho rằng, sự hồi phục sớm của thị trường đất nền được thúc đẩy bởi hai yếu tố là sóng đón đầu thay đổi của 3 bộ Luật mới sẽ có hiệu lực từ năm 2025 và sự “bão hòa” của các kênh đầu tư khác.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản hiện không có nhiều sản phẩm để xuống tiền. Phân khúc căn hộ “tắc” dự án mới do pháp lý chưa khơi thông, nhà riêng, nhà phố kém đa dạng, giá bán lại cao. Trong khi đó, đất nền lại là sản phẩm dễ mua, dễ sang tên, có sổ và giữ tài sản bền vững, an toàn, khả năng sinh lợi tốt và quan trọng nhất là hiện tại giá đất nền vẫn đang rất “mềm” so với 2-3 năm trước đó.

“Đất nền là loại hình mà bất kỳ thành viên nào của thị trường cũng có thể đầu tư do sự đa dạng về diện tích, mức giá, khu vực. Với các địa phương có tốc độ phát triển kinh tế, những khu đất ở nơi này vẫn sẽ tăng trưởng bền vững nhờ xu hướng giãn dân và các hệ thống hạ tầng lớn đang dần hình thành”, ông Tuấn nói.

Song, ông Tuấn cũng nhấn mạnh, không phải sản phẩm đất nền nào cũng có thể tăng giá và được thị trường đón nhận. Chỉ những sản phẩm đất nền sở hữu lợi thế về pháp lý sạch, vị trí tốt, gần hạ tầng hay các khu công nghiệp, khai thác được giá trị thương mại mới được người mua săn đón và có thể tăng giá trong tương lai. Dù vậy, đà tăng giá của đất nền sẽ khó có thể mạnh như giai đoạn cao điểm và khó xuất hiện tình trạng tăng giá “sốc” như từng diễn ra ở vài năm trước.

Nguồn: Kenh14; Người Lao Động; Soha; CafeF

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

EU

Thế giới

Lên đầu trang