Thiệt hại do thiên tai, bão, lụt, sấm sét ở Đức cần biết: Bảo hiểm nào chi trả cho những thiệt hại gì thủ tục thế nào? PHẦN II: Bảo hiểm rủi ro bổ sung

Bảo hiểm rủi ro thiên nhiên bổ sung chống lại các mối nguy hiểm tự nhiên

Bảo hiểm xây dựng nhà ở Wohngebäudeversicherung thường bao gồm bảo hiểm chống lại thiệt hại do hỏa hoạn (cháy, sét, nổ), bão và mưa đá cũng như nước máy (vỡ đường ống, sương giá, hư hỏng do hơi ẩm).

Nhưng một số thiệt hại do thiên tai nhất định, chẳng hạn như thiệt hại do lũ lụt gây ra bởi mưa lớn, không được bảo hiểm bồi thường. Để được bồi thường trong trường hợp trên, cần kí hợp đồng bảo hiểm rủi ro bổ sung der Elementarschaden­schutz, ngoài hợp đồng Wohngebäudeversicherung.

Bảo hiểm rủi ro bổ sung nhằm chống lại các mối nguy hiểm tự nhiên như lũ lụt, nước đọng, động đất, sụt lún, lở đất cũng như áp lực tuyết, tuyết lở và phun trào núi lửa.

 

Xác định mức độ rủi ro cho tòa nhà

Theo thống kê, khoảng 7,6% tổng số các vùng cư dân ở Đức có nguy cơ bị lũ lụt. Chủ nhà có thể tìm hiểu chính xác mức độ rủi ro của tòa nhà do lũ lụt và các mối nguy hiểm tự nhiên khác bằng cách nhấp vào cổng điện tử của Tổng Hiệp hội các hãng bảo hiểm GDV=> Liệt kê lũ lụt Hochwasser-Check.

 

Hệ thống phân vùng ngập lụt

Các công ty bảo hiểm tính phí bảo hiểm rủi ro bổ sung dựa trên hệ thống phân vùng lũ lụt, nước đọng và mưa lớn viết tắt tiếng Đức là“ZÜRS Geo”. Hệ thống này chứa đựng hơn 22 triệu địa chỉ dân cư. Mỗi địa chỉ được đáng giá theo bốn cấp rủi ro:

-Rủi ro cấp 1: Không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt từ các vùng nước lớn hơn.

-Rủi ro cấp 2: Lũ lụt xảy ra ít hơn một lần trong 100 năm, đặc biệt ở những khu vực cũng có thể bị ngập lụt trong tình trạng “lũ bất thường”.

-Rủi ro cấp 3: Lũ lụt từ 10 đến 100 năm mới có một lần.

-Rủi ro cấp 4: Lũ lụt ít nhất 10 năm một lần.

Mức độ rủi ro càng cao thì mức bảo hiểm càng đắt. Khoảng 92% số ngôi nhà thuộc loại rủi ro cấp 1, bao gồm các khu vực rộng lớn ở Berlin, Leipzig, München Stuttgart, vì vậy chúng có thể được bảo hiểm trước thời tiết khắc nghiệt tương đối dễ dàng. Khó khăn hơn đối với khoảng 1,5% tòa nhà thuộc loại rủi ro cấp 3 hoặc 4, chẳng hạn như những ngôi nhà ở quận Rastatt am Rhein hoặc thành phố Koblenz giữa sông Rhine và Moselle.

 

Mức độ rủi ro do mưa lớn

Ngoài ra, các công ty bảo hiểm phân loại các vùng dân cư thành ba cấp độ rủi ro khi mưa lớn (SGK), hiện đã được tích hợp vào ZÜRS Geo:

-Rủi ro cấp 1: Tất cả các ngôi nhà nằm trên đỉnh dốc hoặc phần trên của dốc đều có mức độ rủi ro thấp. Điều này áp dụng cho 22,5 phần trăm địa phương.

-Rủi ro cấp 2: Dành cho các tòa nhà nằm trên mặt bằng hoặc ở phần dưới/giữa của độ dốc khi không có dòng suối gần đó. 65,7 phần trăm địa phương được phân loại cấp độ này.

-Rủi ro cấp 3: Tất cả các tòa nhà nằm trong thung lũng hoặc gần suối đều có nguy cơ cao chiếm 11,8% địa phương ở Đức.

 

Bảo vệ tòa nhà trước dòng nước chảy ngược

Mưa lớn đôi khi đồng nghĩa với việc hệ thống thoát nước phải làm việc quá tải. Điều này xảy ra khi hệ thống thoát nước công cộng không còn thoát được lượng mưa tiếp theo nữa. Khi đó, dòng nước chảy ngược tràn vào nhà qua đường ống thoát nước. Sau đó, tầng hầm bao gồm cả kho có thể ngập trong nước. Vì vậy cần có biện pháp chống dòng nước chảy ngược vào tòa nhà.

Nếu không có biện pháp chống dòng nước chảy ngược vào tòa nhà, các công ty bảo hiểm bổ sung thường sẽ không nhận bảo hiểm lũ lụt do dòng nước chảy ngược gây ra. Không phải chủ nhà nào đều nhận thức được tầm quan trọng của sự an toàn này, nếu chưa từng trải qua lũ lụt.

 

Bảo hiểm thiệt hại do tuyết gây ra

Ngay cả khi tuyết lở đe dọa ngôi nhà hoặc mái nhà bị sập dưới tải trọng của tuyết, bảo hiểm rủi ro bổ sung Elementarschaden­versicherung vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường. Bảo hiểm xây dựng tòa nhà Gebäude­versicherung không đáp ứng điều đó.

Khi bị áp lực tuyết trên mái nhà, chủ nhà phải cẩn thận. Ngay khi lượng tuyết tích tụ trên mái nhà đến mức nguy hiểm rõ ràng, chủ nhà phải tự dọn sạch mái nhà.

Chủ nhà cũng phải đảm bảo tuyết không trượt khỏi mái nhà khi lở. Nếu tuyết lở hoặc tảng băng rơi trúng ô tô hoặc người, chủ nhà phải chịu trách nhiệm. Vì vậy ngoài bảo hiểm xây dựng tòa nhà, chủ nhà cần đóng Bảo hiểm trách nhiệm cá nhân Privathaftpflichtversicherung. Bảo hiểm này thậm chí còn chi trả nếu thiệt hại xảy ra do sơ suất nghiêm trọng.

 

Trường hợp đặc biệt bảo hiểm từ thời CHDC Đức

Một số chủ nhà ở Đông Đức vẫn tiếp tục áp dụng chính sách cũ của CHDC Đức là bảo hiểm xây dựng nhà ở. Điều này có nghĩa là  chủ nhà được bảo hiểm tốt vì nó bao gồm cả thiệt hại do lũ lụt. Hiện nay hãng bảo hiểm Allianz vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách này. Sau tái thống nhất, tập đoàn này tiếp quản công ty bảo hiểm nhà nước của CHDC Đức.

 

Không phải mọi thứ đều có thể được bảo hiểm

Một số mối nguy hiểm tự nhiên gần như không thể bảo hiểm được. Ví dụ, thiệt hại do nước dâng bởi bão thường bị loại trừ. Thiệt hại do nước ngầm gây ra thường chỉ được bảo hiểm nếu nó chạm tới bề mặt trái đất và gây lũ lụt. Nếu các bức tường hầm bị ẩm do nước ngầm dâng cao, công ty bảo hiểm thường sẽ không bảo hiểm rủi ro.

Lũ lụt thường được định nghĩa là bị ngập dưới nước. Vì vậy mái nhà, ban công và sân thượng không nằm trong số các bộ phận được bảo hiểm của tòa nhà.

 

Bão gây thiệt hại cho các tòa nhà đang xây dựng

Những tòa nhà chưa hoàn thiện đặc biệt có nguy cơ thiệtn hại khi bị bão. Điều này không chỉ áp dụng cho các bức tường, giàn giáo hoặc xà nhà đang hoàn thiện một nửa. Các vật liệu trên công trường cũng có thể bị bắn lung tung khi có bão. Bảo hiểm trong quá trình xây dựng Bauleistungsversicherung sẽ chi trả các chi phí bù đắp thiệt hại do bão gây ra đối với phần vỏ trên công trường, như các bộ phận hoặc vật liệu bị phá hủy cũng như tất cả các kỹ thuật thủ công cần thiết để khôi phục lại tình trạng trước cơn bão.

Còn tiếp

 

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang