Người Việt hải ngoại: Triệu phú đô la ở Mỹ; Thiết kế phòng cho con gái ở Mỹ; Bán thịt thú rừng trái phép ở Oita

Triệu phú đô la người Việt tại Mỹ để vợ đứng tên toàn bộ tài sản, muốn mua gì phải xin

(Ảnh minh họa).

Mặc dù người vợ của triệu phú này không làm ra tiền nhưng khối tài sản lớn do chồng làm ra đều do cô đứng tên sở hữu.

Có không ít câu chuyện thực tế về việc hai vợ chồng ký hợp đồng tiền hôn nhân. Ở đó nói rõ ràng, quy định về tài sản của cả hai nếu "đường ai nấy đi". Xét kỹ càng thì đó cũng là một cách sòng phẳng. Tất cả đều rõ ràng ngay từ ban đầu và sẽ chẳng có bao nhiêu tranh chấp nếu chẳng may hai vợ chồng không còn chung đường nữa.

Tài sản của ai làm ra, người đó được quyền giữ lại toàn bộ. Đó cũng là một kiểu lí thuyết được nhắc đến nhiều về kinh tế hôn nhân trong thời đại bây giờ.

Tuy nhiên, cũng có không ít những nhân vật "có số có má" nhưng lại chẳng quá quan trọng về chuyện tiền bạc trong hôn nhân. Triệu phú người Việt tại Mỹ Vương Phạm là một ví dụ như thế.

Triệu phú người Việt để vợ đứng tên toàn bộ tài sản

Vương Phạm sinh năm 1991 tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện tại anh đang sinh sống cùng vợ con tại Texas (Mỹ). Anh đang là chủ của một doanh nghiệp nằm trong top các doanh nghiệp phát triển nhanh nhất nước Mỹ với doanh thu hàng triệu đô mỗi năm. Ước tính, tài sản của Vương Phạm lên đến hàng chục triệu đô và cũng là một nhân vật thành công, nổi tiếng người Việt tại xứ cờ hoa.

Anh qua Mỹ du học vào năm 16 tuổi. 5 năm sau, Vương Phạm thành lập công ty tại đây.

Anh và vợ - Brenda Lam quen nhau khi cô là sinh viên đến thuê phòng nhà dì của Vương Phạm. Sau này, cả hai đã nảy sinh tình cảm và đồng hành cùng nhau trong nhiều biến cố tại Mỹ.

Có thời điểm anh gặp rắc rối với cơ quan chức năng, bị khóa tài khoản ngân hàng. Các giao dịch việc làm của anh đều thông qua tài khoản ngân hàng của Brenda. Thời gian đó rất mệt mỏi, Vương Phạm không chỉ khó khăn về kinh tế mà còn đối diện với vấn đề sức khỏe, phải nhập viện 10 ngày. Brenda Lam chính là người đã chăm sóc anh mỗi ngày.

Trân trọng tình cảm của cô gái này, Vương Phạm đã xác định cô là vợ tương lai.

Anh đã cầu hôn vợ cực chất: "Bà cưới tui đi, tui tặng bà chiếc xe". Sự hài hước đó đã khiến Brenda chấp nhận.

Đến hiện tại, cả hai đã rất dư dả, thậm chí giàu có nhưng họ vẫn chọn lối sống giản dị.

"Xe sang, áo đẹp, nhà đẹp Vương muốn là có ngay, rất đơn giản, nhưng điều đó mình không muốn. Vương cũng không chú ý ăn mặc lắm, sao cho vừa đủ là được", anh từng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.

Và có lẽ, vì những suy nghĩ đó mà cách anh cùng vợ phân chia kinh tế cũng hết sức đặc biệt.

Vợ Vương Phạm là hậu phương của chồng. Cô không làm ra tiền, chỉ ở nhà lo cơm nước, con cái và những điều nho nhỏ trong gia đình. Cô luôn đảm nhận việc nấu cơm cho chồng bởi Vương Phạm chỉ ăn đồ vợ nấu, ít khi ăn cơm nhà.

Như vậy nhưng toàn bộ tài sản trong gia đình đều đứng tên Brenda Lam.

Vương Phạm chia sẻ: "Tất cả những gì trong nhà mình thì đều là vợ đứng tên. Vợ có hỏi vì sao Vương không đứng tên nhưng Vương nghĩ với Vương những cái đấy không quan trọng, Vương biết tính vợ nên để vợ đứng tên hết cho vợ khỏi lo. Lâu lâu Vương hay nói: "Bà thấy không tôi đi làm kiếm tiền chứ bà giữ hết mà". Vương muốn mua gì thì đều phải xin".

Anh cũng từng chia sẻ về cách tiêu tiền "không giống người giàu" của vợ mình. Brenda rất giản dị, mặc đồ đơn giản. Bạn bè mặc đồ hiệu còn cô về Việt Nam mua cái áo mấy trăm nghìn là đã vui rồi.

"Tính vợ mình quen lối sống đơn giản", Vương Phạm cho hay.

Thế mới nói, triệu phú cũng có nhiều cách nghĩ khác nhau. Khi tình yêu và sự tin tưởng lên ngôi thì đương nhiên, họ sẽ chẳng để những lo nghĩ lăn tăn về kinh tế ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân.

Của chồng công vợ ngay từ trong suy nghĩ!

Chẳng ai có thể phán xét hay phân định được rằng cách phân chia kinh tế, chi tiêu tiền bạc của một cặp vợ chồng là đúng hay sai. Họ chỉ có thể làm những gì tốt nhất để "vận hành" cuộc hôn nhân của mình suôn sẻ nhất.

Trong câu chuyện của Vương Phạm, anh cũng nói rõ ràng lí do vì sao mình lại để vợ đứng tên tài sản: "Vương biết tính vợ nên để vợ đứng tên hết cho vợ khỏi lo".

Brenda là một người vợ không đi làm, không tự chủ kinh tế. Trong cuộc sống đời thường, người ta biết đến rất nhiều câu chuyện vợ chu toàn hết việc nhà, chồng đi làm kiếm tiền nên người vợ bị coi thường, bị coi là ăn bám. Thậm chí nếu đường ai nấy đi thì cô vợ tay trắng, thậm chí chẳng thể giành được quyền nuôi con.

Thấu hiểu điều đó, Vương Phạm để vợ đứng tên toàn bộ tài sản. Còn anh, người làm ra gia tài hàng chục triệu đô lại "muốn mua gì đều phải xin".

Không chỉ thế, anh còn thi thoảng khẳng định với vợ rằng: "Tôi đi làm kiếm tiền chứ bà giữ hết mà". Nó còn như một sự nhấn mạnh tất cả những gì ông chồng làm ra đều dành tặng cho cô vợ của mình.

Tình yêu, sự tin tưởng tuyệt đối và tinh thần trách nhiệm với hôn nhân có lẽ là những điều thúc đẩy cho hành động đó. Và với Vương Phạm, anh cũng coi những thành quả mình có được có công lớn từ chính vợ mình. Nếu như thế thì ai đứng tên tài sản hàng chục triệu đô cũng đều như nhau. Họ là vợ chồng, là một thể thống nhất và luôn sát cánh bên nhau.

Sự phân chia lao động, chi tiêu kinh tế hay kế hoạch sử dụng đồng tiền là chủ đề mà cặp đôi nào khi kết hôn cũng phải nghĩ tới. Chẳng có motip nào để người ta học hỏi bởi với mỗi cặp đôi, kinh tế khác nhau, suy nghĩ khác nhau, dự định khác nhau thì sẽ dẫn đến cách làm khác nhau.

Thế nhưng từ suy nghĩ và cách làm với tài sản, người ta cũng nhận ra đôi vợ chồng đó như thế nào, tình cảm dành cho nhau ra sao.

Một người vợ không đi làm nhưng họ cũng dùng cách riêng của mình để đóng góp vào khối tài sản chung của gia đình. Thấu hiểu được điều đó thì mới thấm được câu "của chồng công vợ". Và có lẽ, triệu phú người Việt trên đất Mỹ Vương Phạm là người hiểu điều ấy rõ nhất!

Mẹ Việt 9X tại Mỹ thiết kế phòng riêng cho con gái 4 tuổi với đồ chơi bằng gỗ với những lợi ích không tưởng

Chị Ngô Trang quyết định thiết kế không gian phòng ngủ cho con gái Mia cùng đồ chơi bằng gỗ vừa an toàn vừa đẹp mắt.

Mẹ đảm Ngô Trang quan điểm việc tạo không gian riêng cho con trẻ là một điều quan trọng và cần thiết, hơn hết đây cũng là một công việc bất cứ bố mẹ nào cũng thấy thú vị khi thực hiện. Tuy nhiên việc lên ý tưởng và thiết kế phòng cho con cũng tốn khá nhiều công sức, nhất là cách bày trí và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi của bé trong phòng.

Con gái của chị Trang tên là Amia (4 tuổi), theo chia sẻ của mẹ đảm người Việt bé đã được ngủ ở phòng riêng từ 4 tháng tuổi, trước đó Amia được ngủ trong cũi, chung phòng với bố mẹ. Khi thấy con gái có thể ngủ xuyên đêm, chị Trang lập tức cho em bé làm quen với việc ngủ ở phòng riêng.

Căn phòng hiện tại của con tuy nhỏ nhưng là nơi chan chứa đầy ắp những kỷ niệm, niềm vui từ những món đồ chơi mà mẹ và Amia vô cùng yêu thích. Căn phòng này là nơi lưu giữ khoảnh khắc thời gian mẹ con chơi cùng nhau, cười vui cùng nhau, đặc biệt là những mùa đông tuyết rơi dày đặc không làm gì được bên ngoài, chỉ có trốn trong nhà.

Được biết, căn phòng đầu tiên của bé khá đơn giản, chỉ đang sắp xếp một chiếc cũi, camera quan sát và một kệ đồ chơi nhỏ. Từ đó đến nay, quan điểm của chị Trang là phải thiết kế sao cho phòng đảm bảo an toàn cho con cả khi ngủ và khi chơi.

Gia đình chị Trang hiện đang sống trong một căn nhà nhỏ nhắn ở Mỹ, bao gồm 1 phòng ngủ cho hai vợ chồng, 1 phòng ngủ của con gái và một phòng mở khác được thiết kế thành khu vực văn phòng làm việc của chồng chị Trang. Với diện tích khiêm tốn, mẹ đảm lựa chọn bày trí đồ chơi cho con ngay trong phòng ngủ của bé để tiết kiệm không gian.

Chị Trang chia sẻ: “Vào ban ngày con gái của mình sẽ chơi đồ chơi trong phòng, tối trước khi đi ngủ nếu còn tỉnh bé cũng chơi một chút rồi khi buồn ngủ sẽ biết bò lên giường nằm ngủ. Hay cũng có thể sáng khi con thức dậy có khi không qua phòng mẹ mà tự chơi rồi mới qua. Tất cả con đều được tự do lựa chọn và có không gian riêng tư.”

Thời gian đầu chị Trang khá đắn đó vì lo bé Amia sẽ thức, mải chơi không đi ngủ, bởi theo chị tìm hiểu phòng ngủ nên thiết kế trang trí đơn giản, thư thái, ít đồ vật, đồ chơi để tránh gây cho con bị xao nhãng và kém an toàn. Tuy nhiên với điều kiện lúc đó mẹ đảm vẫn quyết định gộp chung không gian chơi và ngủ của con, nhưng vẫn bảo đảm sự an toàn tuyệt đối cho con.

Tiêu chí đầu tiên chị Ngô Trang đưa ra cho một phòng ngủ và phòng chơi 2 trong 1 là con có thể chơi độc lập, không cần giám sát nhưng không gian phải an toàn 100%. “Mình nói không giám sát chứ thực ra phòng con vẫn có camera để mình có thể theo dõi, cập nhật tình hình của con trong phòng”, mẹ đảm gốc Việt nói.

Để áp ứng tiêu chí an toàn, phòng được thiết kế cho tất cả các kệ gỗ đều có dây khoá phía sau, kết nối chặt vào tường để tránh ngã đổ phòng khi con leo trèo. Đặc biết, cửa nhà bên Mỹ được thiết kế không có khung sắt vì lí do thoát hiểm khi có hoả hoạn nên chỉ là cửa kính đẩy lên đẩy xuống và 1 tấm lưới bằng sắt mỏng, do đó chị Trang quyết định thiết kế lại cửa để con gái có thể an toàn hơn khi ở phòng.

Theo đó, phòng con gái chị Trang ở tầng cao, cửa sổ to rộng nhưng lại đặt rất thấp nên chị đã lựa chọn gắn thêm rào chắn để an tâm hơn. Ngoài ra, tất cả các ổ điện và dây điện đều được gắn hộp và bao phủ để không tiếp cận được với em bé Amia. Những món đồ chơi gỗ kích thước nhỏ cần có người lớn giám sát hoặc chơi cùng sẽ luôn được để ở kệ cao trên tường hoặc mang ra khỏi phòng.

Điểm nhấn của căn phòng có lẽ là các loại đồ chơi bằng gỗ được chị Ngô Trang sắm cho con gái. Mẹ đảm bộc bạch: “Dù mình ở Mỹ 7 năm rồi nơi được gọi là thiên đường mua sắm nhưng mình không có cái túi cái đồng hồ hay quần áo hiệu đắt tiền nào cả. Vì con tim mình chỉ thổn thức với đồ chơi gỗ, cái mà ngày qua ngày ngắm nhìn mãi không chán, đồ chơi bằng gỗ chắc chắn sẽ trường tồn theo con lớn lên với vô vàn lợi ích.”

Cứ mỗi dịp lễ hay sinh nhật nếu được chồng hỏi thích gì chị Trang chỉ có một đáp án duy nhất là đồ chơi gỗ. Chính vì vậy bộ sưu tập mới hơn 2 năm nhưng cứ lớn dần lên, gần hoàn thiện.

Mẹ Việt cho biết, có rất nhiều lý do khiến chị lựa chọn những khối gỗ thay vì đồ chơi nhựa nhạc đèn hấp dẫn. Đầu tiên, đồ chơi gỗ có tác động rất tốt đến liên kết thần kinh ở trẻ nhỏ.

Theo đó, đồ chơi gỗ có tác động tốt đến liên kết thần kinh ở trẻ thông qua việc chạm vào gỗ sẽ cảm nhận được nhiệt ấm, không giống như đồ bằng nhựa luôn luôn lạnh, bé cũng cảm nhận được trọng lượng nhẹ nặng tuỳ khối gỗ lớn nhỏ, với đồ nhựa trọng lượng gần như là nhẹ tênh như nhau. Đặc biệt, đồ chơi gỗ giúp bé tập trung và lắng mình, thư giãn và hoà quyện trong không gian chơi, không bị xao nhãng kích thích thần kinh quá độ bởi tiếng nhạc ồn và đèn chớp nháy xanh đỏ từ đồ chơi nhựa.

Chị Trang cho biết thêm những món đồ chơi gỗ được gọi là đồ chơi không giới hạn (open- ended toys), nghĩa là sẽ có 8891 cách chơi, cách sắp xếp bày trí biến hoá linh hoạt tuỳ vào sự tưởng tượng của bé. Bên cạnh đó, đồ chơi gỗ giúp phát triển vận động, toán học và vật lý cho em bé rất tốt.

Với thiết kế đơn giản, không chạy bằng bất kì năng lượng nào, đòi hỏi phải chạy bằng năng lượng “cơm canh cá” do đó bé phải tìm tòi, tự tạo ra cách chơi, tự mày mò nên sẽ giúp bé tập trung và sáng tạo.

Mẹ Việt 9X cho biết: “Bé sẽ học được nguyên nhân kết quả, ví dụ tầm 9 tháng tuổi, bé sẽ hiểu được cầm khối gỗ hay trái banh gỗ đập xuống sàn nhà là tạo ra tiếng động, nếu lăn trái banh là nó đi ra xa tầm với, chung quy của nguyên nhân kết quả là bé hiểu khi bé làm 1 hành động nào đó sẽ tạo ra 1 kết quả tương ứng.”

Hay chỉ là 1 thanh gỗ dẹp dài vừa tầm tay, bé Amia khi thì tưởng tượng là đồ điều khiển tivi, khi thì là que kem, che ngang mắt là kính râm, cây thước gõ gõ lên bảng dạy đám thú nhồi bông học, hoặc lại là cần câu cá, smart phone áp lên lỗ,…Bên cạnh đó, bé còn học được một lợi ích vô cùng quan trọng, đó là khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng này làm nền tảng và định hình cuộc sống tương lai của con người rất nhiều.

Không những vậy, tiếp xúc ngắm nhìn cái đẹp nhiều cũng góp phần hình thành con mắt thẩm mĩ và khả năng cân đối hài hoà cho bé. Và hơn hết đồ chơi gỗ an toàn, kháng khuẩn, tốt cho môi trường và trái đất.

Chị Trang nhấn mạnh nói về độ an toàn, không phải tất cả các loại gỗ đều an toàn và được phép dùng làm đồ chơi cho trẻ em. Do phần lớn trẻ đều có thói quen gặm nên việc bong tróc sơn và sơn độc hại sẽ là cơn ác mộng cho cha mẹ. Phần lớn những món đồ chơi đa phần được làm ở châu Âu, hãng Grimm’s ở Đức tên tuổi lâu năm và nhiều hãng lớn nổi tiếng khác nữa.

Điểm chung là họ sử dụng gỗ từ rừng quy hoạch trồng đáp ứng cho việc sản xuất đồ chơi chứ không phải phá rừng, chặt cây. Đồ chơi cũng được cắt, tạo hình bằng bàn tay con người, màu được nhuộm, nói không sơn phủ bên ngoài và những quy định tiêu chuẩn đồ ăn đồ chơi cho trẻ em ở châu Âu luôn luôn nghiêm ngặt và chuẩn cao, cao hơn cả Mỹ nên chị Trang khá yên tâm.

Những khối gỗ thiết kế tỉ mỉ màu sắc tươi sáng hoặc đơn thuần màu gỗ với mùi thơm của tự nhiên có thể tồn tại nhiều thập kỉ là điều khiến chị Trang vô cùng hài lòng. Những món đồ chơi từ gỗ này có thể đồng hành với con từ khi bé đến cả lúc em bé Amia đã trưởng thành, nếu có thể đồ chơi gỗ cũng có thể dùng trưng bày như là đồ trang trí trong nhà.

Chị Trang tiết lộ cũng không ít gia đình bán lại đồ chơi gỗ khi con chơi xong hoặc chuyển nhà, và ngạc nhiên rằng tuỳ vào tình trạng sử dụng nhưng có thể lấy lại 70-80% số tiền bỏ ra ban đầu để mua. Thậm chí có những thiết kế cách đây 10-15 năm, khi hãng đã ngưng sản xuất nhưng vì quá đẹp, quá hiếm nhiều người sưu tầm đồ cổ sẽ sẵn sàng trả giá gấp 10 lần để sở hữu.

Mẹ đảm Việt hy vọng với những kinh nghiệm của mình sẽ gợi nên một ý tưởng mới, một định hình mới trong phương pháp nuôi dạy con mà cha mẹ có thể áp dụng.

2 người Việt bị bắt vì bán thịt thú rừng trái phép ở Oita

(Ảnh minh họa).

Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ hai công dân Việt Nam vì nghi ngờ vi phạm Luật Vệ sinh thực phẩm. Nam giới là Vũ Hồng Nam 30 tuổi và nữ giới là Nguyễn Thị Ánh Tuyết 38 tuổi.

Hai người này bị bắt vì bán tổng cộng 27 kg thịt lợn rừng và hươu rừng cho một nam giới ở thành phố Oita trong khoảng thời gian từ 2 – 12/10/2023. Việc buôn bán này chưa được thống đốc tỉnh cấp phép nên bị xem là hành vi buôn bán thịt trái phép.

Theo cảnh sát, cả hai đã đăng hình ảnh thịt lên mạng xã hội để tìm kiếm khách hàng. Vào tháng 6, cảnh sát đã nhận được thông tin về tài khoản SNS của Nam. Sau đó quá trình điều tra đã củng cố các nghi ngờ và chính thức bắt giữ Nam cùng Tuyết.

Các cuộc điều tra từ cảnh sát cho thấy bằng chứng của hơn 500 chuyến hàng trong thời gian dài. Cảnh sát Nhật Bản đang tiếp tục điều tra khả năng có thể có thêm các cáo buộc bổ sung.

Nguồn: CafeF; Em Đẹp; LocoBee

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

EU

Thế giới

Lên đầu trang