
DANH CA PHƯƠNG DUNG TỪ BỎ SHOWBIZ SANG ÚC: VẤT VẢ NUÔI 8 CON, BÀ BÀ CHỦ HÀNG LOẠT NHÀ HÀNG
"Với 8 người con, mỗi ngày tôi phải di chuyển khoảng 3 tới 4 điểm trường" – danh ca Phương Dung chia sẻ.
Mới đây, tại chương trình Đời nghệ sĩ, danh ca Phương Dung, một trong những danh ca đông con nhất showbiz đã chia sẻ về cuộc đời và sự nghiệp của mình.
Từ bỏ sự nghiệp sang Úc cùng chồng con
Lúc còn trẻ, tôi oanh tạc khắp các tụ điểm sân khấu, đi đâu cũng được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Một thời gian sau, tôi lên xe hoa với ông xã thương gia. Đến năm 1977, tôi tạm gác sự nghiệp nghệ thuật đang trong giai đoạn đỉnh cao để sang Úc định cư.
Khi rời khỏi quê hương để đến với một đất nước xa lạ, tôi gặp nhiều khó khăn khi phải vừa là một người mẹ, một cô giáo, một người nội trợ và một người bạn của các con. Tuy nhiên, đây cũng là điều đáng để tôi tự hào và hãnh diện.
Với chừng ấy người con và tuổi chưa quá 30, lại ở xa xứ, lúc bấy giờ trên vai tôi có một cái gánh rất nặng. Thú thật, thời điểm đó tôi rất nhớ nghề, nhớ hình ảnh của quê hương.
Đi Úc định cư là một bước ngoặt rất lớn trong cuộc đời của tôi. Tôi biết yêu âm nhạc lúc 5 tuổi, vậy mà tôi đã rời bỏ người tình âm nhạc để đi một con đường khác.
Tôi phải làm tròn bổn phận của một người mẹ, một người vợ đúng nghĩa. Tôi quên mất niềm đam mê của chính mình, thời gian đó, tôi chỉ biết phải làm sao để chồng tôi về sẽ có một bữa cơm thịnh soạn, cho chồng tôi thấy rằng dù là một ca sĩ nhưng tôi tôi vẫn biết cách chăm sóc và vun vén tổ ấm nhỏ của mình, và chu toàn được mọi thứ.
Làm quần quật nuôi 8 người con, chu toàn gia đình
Sau 7 tháng thích nghi tại nơi xứ người, tôi lấn sân lĩnh vực kinh doanh. Tôi và ông xã mở một nhà hàng ẩm thực về những món ăn Việt Nam như phở, hủ tiếu, bánh cuốn, cơm,...
Chúng tôi được đông đảo thực khách ủng hộ, từ một quán nhỏ với 60 chỗ ngồi nhanh chóng đã trở thành một nhà hàng với sức chứa khoảng 200 thực khách. Dù trở thành bà chủ nhưng tôi vẫn đích thân xuống bếp, chăm chút từng chi tiết nhỏ cho nhà hàng của mình.
Bận rộn với công việc kinh doanh là thế, tôi vẫn chu toàn trong việc nội trợ, chăm con.
Tôi dậy từ 6 giờ 30 sáng để chuẩn bị quần áo cho các con. Đặc biệt, với 8 người con, mỗi ngày tôi phải di chuyển khoảng 3 tới 4 điểm trường vì trường dành cho nam và nữ khác nhau. Khi ấy, đứa con nhỏ nhất của tôi mới được 6 tháng tuổi.
Quỹ thời gian trong một ngày của danh ca Phương Dung vô cùng dày đặc, từ việc gia đình đến kinh doanh. Thế nhưng, ngọn lửa âm nhạc của tôi vẫn bùng cháy.
Khi được nhạc sĩ Anh Bằng ngỏ ý mời thu một cuộn băng với 12 ca khúc, tôi như được trở về hào quang năm xưa.
Lúc đó là năm 1984, nhạc sĩ Anh Bằng từ Mỹ gọi cho tôi và muốn mời tôi thâu một cuộn băng 12 bài hát với chủ đề Kỷ niệm còn đây. Tôi xin cho tôi thêm thời gian vì một ngày của tôi rất bận, từ sáng sớm đã đưa con đi học, đến trưa phải lo cơm nước cho gia đình và công việc nhà hàng.
Tuy nhiên, sau cuộc điện thoại đó, tôi cảm giác bản thân như được sống trở lại, hào quang của quá khứ đang ùn ùn trở lại. Từ đó trở đi, đại nhạc hội nào biểu diễn ở Úc tôi cùng đều tò mò đến xem, cập nhật thị trường âm nhạc bấy giờ.
NGƯỜI VIỆT TẠI NHẬT BẢN NHẬP GIA TÙY TỤC: MỖI CÔNG DÂN LÀ MỘT ĐẠI DIỆN CHO HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC
“Quốc có quốc pháp. Gia có gia quy”. Khi sống ở nước ngoài, công dân Việt Nam phải tuân thủ luật pháp nước sở tại và của Việt Nam cũng như các quy định và các cam kết đã có với các tổ chức mình tham gia.
Tất cả các điều khoản luật pháp, các quy định đều nhằm đảm bảo an toàn cho con người, đảm bảo an ninh cho xã hội và đảm bảo hiệu quả của công việc. Vì vậy, việc hiểu và tuân thủ pháp luật nước sở tại cũng như các quy định và các cam kết với các tổ chức của mình trước hết là đảm bảo quyền và lợi ích cho chính công dân Việt Nam. Một điều rõ ràng là khi hiểu được luật pháp Nhật Bản thì cuộc sống của người Việt Nam tại đây sẽ dễ dàng hơn, an toàn hơn, hiệu quả hơn và nhiều cơ hội hơn.
Ông Phan Tiến Hoàng, Bí thư thứ nhất, Trưởng Ban quản lý Lao động, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhận định kỹ năng nghề nghiệp tốt và một lý lịch trong sạch không chỉ thuận lợi cho công việc, mà còn mở ra cơ hội phát triển cho lao động Việt Nam.
Nguyễn Thị Anh Hằng và Hoàng Nông Bộ là minh chứng việc người Việt Nam có thể dễ dàng nắm bắt cơ hội để trở thành những lao động cốt cán cho doanh nghiệp Nhật Bản. Cả hai đều tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, được Công ty Thi công Đường nước Takara ở Tokyo tuyển dụng khi còn là sinh viên đại học năm thứ 5. Sau khi trải qua một năm đào tạo tiếng Nhật tại Đà Nẵng, hai bạn trẻ đã đến Nhật Bản với tư cách lưu trú kỹ sư. Cả hai đã có tới 6 năm làm việc cho công ty Takara. Cần cù, có năng lực và hòa nhập tốt với môi trường mới, Hằng và Bộ không chỉ được chủ doanh nghiệp tin tưởng và trọng dụng mà còn nhận được sự quý mến từ đồng nghiệp Nhật Bản.
Anh Ishikawa Yuta, đồng nghiệp của Bộ, cho biết anh đã có thời gian làm việc với Bộ nhiều năm và cũng là người phỏng vấn Bộ tại Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Hai người cùng làm trong bộ phận thiết bị kiến trúc, chủ yếu thiết kế, thi công và kiểm tra chất lượng thi công của công trình. Anh Yuta đánh giá năng lực của Bộ hoàn toàn không thua kém các đồng nghiệp Nhật Bản, thậm chí có thể nói là kỹ sư có năng lực hàng đầu của công ty. Với anh, Bộ là một người nghiêm túc, chăm chỉ, kiên định trong công việc song lại rất cởi mở và hòa đồng.
Anh Ogashiwa Ryosuke, có 3 năm làm việc cùng Hằng tại công ty Takara, cho biết công việc của Hằng là thiết kế các bản vẽ thi công, các tài liệu liên quan để anh sử dụng khi đi kiểm tra công trình và trong các cuộc họp và trao đổi với các chủ đầu tư. Đánh giá về năng lực của Hằng, anh Ryosuke chia sẻ anh thấy may mắn vì được làm việc với một đồng nghiệp có năng lực như Hằng. Các bản vẽ của Hằng có độ chính xác cao, dễ hiểu, chi tiết, đầy đủ các kích thước, giúp cho người thi công dễ dàng nắm bắt để thực hiện.
Theo Giám đốc Công ty Takara, ông Nishizaki Tatsuya, công ty hiện có 50 lao động nước ngoài, trong đó có khoảng 30 lao động Việt Nam. Lao động Việt Nam là kỹ sư thực hiện nhiệm vụ thiết kế và triển khai bản vẽ thiết kế. Các thực tập sinh Việt Nam sẽ dựa trên các bản vẽ thiết kế để trực tiếp thi công ngoài công trình.
Các lao động Việt Nam rất cần cù và chăm chỉ. Đề cập đến kế hoạch tương lai, ông cho biết dự kiến hằng năm sẽ tuyển dụng 12 người, trong đó 10 người từ Đại học Kiến trúc Đà Nẵng và 2 người từ Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Kinh tế - Thủy lợi miền Trung. Ông nhận xét các lao động Việt Nam tại công ty có những tính cách giống người Nhật như chăm chỉ và tuân thủ nghiêm túc kỷ luật lao động. Chính vì vậy, đối với ông, lao động Việt Nam là những người bạn, những đối tác quan trọng và là những nhân viên ưu tú.
Ông Nguyễn Đức Minh, Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, cho rằng việc người Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại Nhật Bản chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp Nhật Bản là điều quan trọng. Nếu như rơi vào những vướng mắc không cần thiết do thiếu hiểu biết, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực và trực tiếp đến bản thân người lao động. Ông nhận định Nhật Bản vốn nổi tiếng về các quy định xã hội chặt chẽ và được người dân tuân thủ rất nghiêm ngặt, vì vậy sẽ rất đáng tiếc nếu chỉ vì những lỗi vô tình khiến cho một du học sinh hay lao động Việt Nam bị mất tư cách cư trú tại Nhật Bản, đánh mất tất cả những nỗ lực trước đó của mình, mất đi cơ hội phát triển, xây dựng và cống hiến.
Với quan điểm tạo điều kiện để công dân Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản hiểu và làm đúng pháp luật Nhật Bản là điều rất cần thiết, trong thời gian qua, Đại sứ quán đã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhật Bản, các hội đoàn của Việt Nam tại đây để thực hiện nhiều chương trình cụ thể với nội dung phong phú, giúp cho người Việt Nam nhanh chóng nắm bắt được các quy định luật pháp của Nhật Bản.
Đó là “Cuộc thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản” dành cho người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại Nhật Bản được tổ chức với sự phối hợp tư vấn của Sở Cảnh sát Tokyo và sự bảo trợ của Đại sứ quán; sự kiện Sở Cảnh sát Tokyo trao tặng Đại sứ quán Tài liệu hướng dẫn Luật Giao thông hay chương trình “Pháp luật Nhật Bản không khó!” do Kênh truyền thông người Việt tại Nhật (Honto TV) thực hiện…
Hiểu biết tất cả các điều luật là điều khó khăn ngay cả đối với người bản xứ. Đối với người nước ngoài tại Nhật Bản, điều này càng trở nên phức tạp hơn vì rào cản ngôn ngữ, sự khác biệt về văn hóa, phong tục, tập quán và thông lệ. Chính vì vậy, mục tiêu của các chương trình là phổ biến những điều luật, quy định phổ thông hay gặp trong cuộc sống nhất như luật giao thông đường bộ, các quy định về mở và sử dụng tài khoản ngân hàng, luật sử dụng thẻ ngoại kiều, luật đăng ký kinh doanh…
Ông Tanaka Hironori, cán bộ Phòng Chính sách quốc tế thuộc Sở Cảnh sát Tokyo, nhấn mạnh việc tìm hiểu, nắm rõ và chấp hành nghiêm các quy định pháp luật là một nội dung rất quan trọng để những người nước ngoài nói chung và người Việt Nam nói riêng có một cuộc sống an toàn và an tâm tại Nhật Bản. Ông tin tưởng rằng các chương trình tuyên truyền sẽ đóng vai trò cầu nối, lan rộng hơn nữa những kiến thức pháp luật cần thiết trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.
Người Việt Nam có câu “Nhập gia tùy tục” - với ý nghĩa là khi vào nhà người khác hoặc đến một cộng đồng mới, cần tôn trọng và tuân thủ phong tục, tập quán của nơi đó. Những du học sinh, những người lao động Việt Nam trên "xứ Phù Tang" đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản, ở góc độ nhất định cũng là đại sứ của Việt Nam tại quốc gia này, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.
Vì vậy, việc người Việt hiểu và chấp hành tốt pháp luật nước sở tại, thể hiện sự tôn trọng và thái độ ứng xử văn minh, sẽ góp phần làm đẹp hình ảnh con người Việt Nam trong bạn bè Nhật Bản và vun đắp thêm cho tình hữu nghị vốn rất tốt đẹp giữa hai nước.
TRỘM CƯỚP Ở NHẬT, HAI NGƯỜI VIỆT BỊ BẮT

Cảnh sát tỉnh Tochigi của Nhật vừa bắt giữ hai người đàn ông Việt Nam liên quan đến một loạt vụ cướp xảy ra trong tháng qua ở tỉnh Tochigi, phía bắc Tokyo và các tỉnh lân cận Nagano, Gunma và Fukushima, truyền thông Nhật đưa tin.
Một vụ cướp đã xảy ra ở thành phố Nikko, tỉnh Tochigi, vào ngày 30/4. Hai người đàn ông đột nhập vào một ngôi nhà và trói một cư dân 75 tuổi. Chúng đã lấy trộm hơn 30.000 yen (khoảng 200 đôla Mỹ) và một thẻ rút tiền mặt trước khi bỏ trốn, đài truyền hình NHK tường thuật hôm 16/5.
Sau khi mở cuộc điều tra, cảnh sát phát hiện ra rằng thẻ rút tiền bị đánh cắp đã được sử dụng tại máy ATM của cửa hàng tiện lợi ở một thành phố khác của tỉnh Tochigi.
Nhà chức trách phân tích hình ảnh camera an ninh và xác định một trong hai người đàn ông là Hoang Huu Hoa, 25 tuổi, quốc tịch Việt Nam. Cảnh sát đã bắt giữ Hoa hôm 15/5 vì tình nghi anh ta có ý định trộm cắp. Người này được cho là đã phủ nhận các cáo buộc.
Cảnh sát cũng bắt giữ Mai Van Sy, 23 tuổi, một công dân Việt Nam khác đi cùng Hoa, vì nghi lưu trú ở Nhật quá hạn thị thực.
Sở cảnh sát tỉnh đã thành lập một đội điều tra chung để xem xét khả năng liên quan của hai người đàn ông này đến các vụ cướp khác.
Các nguồn tin điều tra nói với NHK rằng camera an ninh gần địa điểm xảy ra vụ cướp ở tỉnh Gunma đã ghi hình lại được một chiếc ô tô giống chiếc mà hai nghi phạm đã sử dụng. Đội điều tra đã thu giữ chiếc xe này.
Cảnh sát Tochigi đã thành lập một đội điều tra chung với cảnh sát tỉnh Gunma và Nagano sau khi các trường hợp tương tự được báo cáo ở các tỉnh này.
Các nhà điều tra Nhật đang điều tra theo hướng liệu hai nghi phạm người Việt này có liên quan đến các vụ cướp khác hay không.
Tờ Japan Times hôm 16/5 dẫn thông tin từ cảnh sát cho biết vào đầu tháng 5, hai nghi phạm này được cho là đã đột nhập vào một ngôi nhà ở thành phố Matsumoto, tỉnh Nagano và ép một người đàn ông khoảng 50 tuổi phải đưa cho chúng 100.000 yen tiền mặt.
RÚT TIỀN BẰNG THẺ BẤT HỢP, MỘT NGƯỜI BỊ BẮT Ở TOCHIGI
Một nam thanh niên người Việt, 25 tuổi đã bị bắt vì cố gắng rút tiền mặt bằng thẻ ngân hàng bất hợp pháp. Chiếc thẻ này từng bị đánh cắp trong một vụ cướp ở Nikko, tỉnh Tochigi.
Hoàng Phú Hòa (?), quốc tịch Việt Nam đã cố rút tiền mặt từ máy ATM tại một cửa hàng tiện lợi ở thành phố Sano vào ngày 30 tháng 4. Theo cảnh sát, chiếc thẻ ATM đã bị đình chỉ hoạt động nên không thể rút tiền được.
Nghi phạm Hòa đã phủ nhận cáo buộc trong quá trình thẩm vấn. Ngoài ra, cảnh sát còn bắt giữ Mai Văn Sĩ (?) (23 tuổi), người đi cùng Hoàng vì nghi ngờ vi phạm Luật Quản lý xuất nhập cảnh khi tiếp tục lưu trú trái phép ngay cả khi đã hết thời gian lưu trú.
Trong vụ cướp xảy ra ở thành phố Nikko vào ngày 30 tháng 4 vừa qua, 2 nghi làm được cho là người nước ngoài đã đột nhập vào nhà một người đàn ông 75 tuổi, trói tay chân, hành hung, lấy trộm chiếc ví trong đó có tiền mặt và các đồ vật khác rồi bỏ trốn.
Cảnh sát nghi ngờ rằng Hoàng và đồng phạm có liên quan đến vụ cướp ở thành phố Nikko và đang điều tra các thông tin liên quan. Họ cũng sẽ điều tra xem 2 người này có liên quan đến vụ việc tương tự ở Gunma, Nagano và Fukushima hay không.
Nguồn: Soha; Báo Tin Tức; VOA; LocoBee
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá