Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Ban Chấp hành Trung ương đã dân chủ thảo luận, kỹ lưỡng xem xét và thống nhất cao về phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 20/5/2024.
Trung ương xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng
Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điều hành Phiên bế mạc.
Trung ương đã xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao thông qua nghị quyết của Hội nghị.
Đánh giá cao sự chuẩn bị của các Tiểu ban, Ban Chấp hành Trung ương nhất trí về cơ bản với dự thảo Đề cương các báo cáo và cho nhiều ý kiến chỉ đạo quan trọng đối với các đề xuất, kiến nghị của các Tiểu ban.
Trung ương yêu cầu các Tiểu ban cần khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Hội nghị, hoàn thiện các Đề cương, bảo đảm sự thống nhất giữa các báo cáo, nhất là về chủ đề, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và mục tiêu tổng quát; trên cơ sở đó sớm bắt tay xây dựng dự thảo các văn kiện theo kế hoạch đã đề ra; trình bày ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Dự thảo các văn kiện phải thể hiện được ý chí và sức mạnh vươn lên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Trung ương đặc biệt nhấn mạnh: Dự thảo các văn kiện phải thực sự xứng tầm trình Đại hội, thể hiện được ý chí và sức mạnh vươn lên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong thời kỳ phát triển mới với khí thế mới, động lực mới, cũng như những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức mới đan xen, quyết tâm xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, dân chủ, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Xác định đúng đắn những chủ trương, định hướng và các quyết sách lớn bảo đảm thực hiện thành công sự nghiệp tiếp tục đẩy mạnh đổi mới toàn diện và đồng bộ, xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong 5 năm tới, đến năm 2030 (100 năm thành lập Đảng) và tầm nhìn đến năm 2045 (100 năm thành lập nước).
Trong quá trình chuẩn bị các văn kiện, phải căn cứ vào kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, các nghị quyết của Trung ương, tổng kết 40 năm đổi mới, 15 năm thực hiện Điều lệ và Cương lĩnh của Đảng (bổ sung, phát triển năm 2011).
Đồng thời bám sát vào Cương lĩnh, Nghị quyết Đại hội XIII, các Nghị quyết Trung ương khóa XIII và thực tiễn của đất nước để đánh giá một cách khách quan, khoa học toàn diện các vấn đề, nhất là những vấn đề phức tạp mới phát sinh.
Phân tích sâu sắc các nguyên nhân; dự báo có cơ sở khoa học tình hình đất nước, khu vực và thế giới, để từ đó xác định đúng đắn các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu, đặc biệt là các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược cho nhiệm kỳ tới.
Xây dựng, thực hiện đồng bộ thể chế, chính sách thúc đẩy KHCN, đổi mới căn bản toàn diện công tác cán bộ
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý: “Phải chăng sau 40 năm đổi mới chúng ta đã thực sự hình thành được Lý luận về đường lối đổi mới ở Việt Nam; trong nhiệm kỳ này, cần phải tập trung ưu tiên thực hiện thật tốt 12 định hướng phát triển đất nước và 6 nhiệm vụ trọng tâm như trong Đề cương Báo cáo Chính trị đã nêu? Và đặc biệt là, nên chăng, trong giai đoạn phát triển mới vẫn cần tiếp tục triển khai thực hiện ba đột phá chiến lược đã được Đại hội XIII đề ra; tuy nhiên cần tập trung vào những nội dung rất then chốt, cụ thể hơn, như: xây dựng và thực hiện đồng bộ thể chế, chính sách để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá phát triển; đổi mới căn bản, toàn diện công tác cán bộ, thu hút, bồi dưỡng, phát triển, trọng dụng nhân tài; và xây dựng kết cấu hạ tầng cho chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, để thực sự tạo ra đột phá phát triển?”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, cần đi sâu phân tích, đánh giá việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm 2021 - 2025, khẳng định những kết quả, thành tựu đã đạt được; chỉ rõ những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm.
Làm rõ những nội dung đổi mới, những nhân tố mới tốt hơn, tích cực hơn của nhiệm kỳ khóa XIII so với các nhiệm kỳ trước; dự báo khả năng thực hiện Cương lĩnh, mục tiêu Chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chú trọng làm rõ những vấn đề lớn, quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhanh và bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh toàn diện.
Định hướng cho toàn Đảng chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng
Hội nghị đã thảo luận dân chủ, cho ý kiến chỉ đạo đối với việc chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Trung ương đã đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, xác đáng vào Tờ trình và dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị; tập trung thảo luận, phân tích, tạo sự đồng thuận cao những nội dung Bộ Chính trị xin ý kiến, bao gồm: Những nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW còn phù hợp; những nội dung cần kế thừa nhưng phải có điều chỉnh, bổ sung; những nội dung cụ thể hóa các nghị quyết, quy chế, quy định của Trung ương khóa XIII; những nội dung không kế thừa Chỉ thị số 35-CT/TW, cần được lược bỏ cho phù hợp với thực tiễn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, đây là công việc hệ trọng, cần sớm được triển khai thực hiện với tinh thần tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả; phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương của Đảng; bảo đảm tăng cường đoàn kết, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên.
Các cấp ủy đảng cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc thảo luận, góp ý vào các dự thảo văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV và đại hội đảng bộ cấp trên; đồng thời chuẩn bị thật tốt các báo cáo của cấp ủy cấp mình.
Báo cáo của ban chấp hành đảng bộ cần quán triệt định hướng chuẩn bị Văn kiện trình Đại hội XIV; bám sát tình hình thực tế của địa phương, đơn vị; đánh giá đúng tình hình thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ qua; chỉ rõ những kết quả, thành tích đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; từ đó đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp có tính khả thi cao cho nhiệm kỳ tới và tầm nhìn xa hơn.
Việc chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp phải gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, bảo đảm hiệu quả cao. Chú ý phát hiện, giải quyết những vấn đề thực tế đang đặt ra, nhất là những vấn đề gây bức xúc trong nhân dân.
Công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy phải thực hiện theo đúng Điều lệ, quy chế, quy định của Đảng; rà soát thật kỹ để lựa chọn, giới thiệu và bầu được những đồng chí thật sự xứng đáng, đủ tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; chú ý phát hiện, giới thiệu những nhân tố mới có triển vọng, bảo đảm tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc.
Ban Chấp hành Trung ương giao cho Bộ Chính trị, sau Hội nghị này, khẩn trương chỉ đạo sớm hoàn chỉnh và ban hành Chỉ thị để định hướng cho toàn Đảng chuẩn bị và tiến hành thành công Đại hội các cấp, góp phần cho thành công Đại hội XIV của Đảng.
Xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng về công tác cán bộ
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Ban Chấp hành Trung ương đã dân chủ thảo luận, kỹ lưỡng xem xét và thống nhất cao về phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 20/5/2024.
Và với tỷ lệ số phiếu tín nhiệm cao bầu bổ sung vào Bộ Chính trị các đồng chí: Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định để đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII để nghỉ công tác vì đã có vi phạm về các điều Đảng viên không được làm.
Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với các đồng chí: Dương Văn Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang; Mai Tiến Dũng, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; và cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đồng chí Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vì đã vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, ngay sau Hội nghị này, cần phải nghiêm túc, khẩn trương nghiên cứu, hoàn chỉnh các đề cương và xây dựng dự thảo các văn kiện Đại hội trình Hội nghị Trung ương 10 xem xét, quyết định vào cuối năm nay để gửi xin ý kiến của đại hội Đảng bộ các cấp; chỉ đạo thật tốt việc thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.
Đồng thời, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch đã đề ra cho các năm 2024 - 2025 với kết quả cao nhất, phấn đấu hoàn thành thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng./.
Ở khu vực Nam bộ, không ít dự án khu đô thị (KĐT) từng được kỳ vọng là KĐT kiểu mẫu, hiện đại, nhưng nhiều năm qua vẫn đìu hiu, với hàng loạt biệt thự bỏ hoang, xuống cấp. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) lại liên tục triển khai nhiều dự án “khủng”.
"Trơ gan cùng tuế nguyệt”
Dự án KĐT Đông Tăng Long (phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức, TPHCM) nằm cạnh đường Nguyễn Duy Trinh, cách trung tâm TPHCM khoảng 20km, được khởi công xây dựng từ năm 2005, do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư. KĐT này từng được giới thiệu nằm gần tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, gần đường Vành đai 2, bên cạnh đường Vành đai 3 và có nhiều liên kết vùng thuận lợi khác. Dự án được quy hoạch gần 160ha, với khu căn hộ phức hợp, chung cư, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, khu vui chơi, thể thao…, được kỳ vọng sẽ là một KĐT hiện đại ở phía Đông TPHCM.
Hiện tại, một số phân khu nhà phố, biệt thự của dự án đã hoàn thiện và bàn giao. Dự án đang có mức giá 65-70 triệu đồng/m2 đối với đất nền và dao động 8-18 tỷ đồng trở lên với nhà phố, 20-40 tỷ đồng/căn biệt thự, tùy vị trí và diện tích. Dù vậy, những căn nhà đã được bàn giao lại có rất ít cư dân sinh sống. Nhiều căn biệt thự do bỏ trống nhiều năm qua nên xuống cấp, cỏ mọc bao quanh. Anh Nguyễn Phú Lữ, sinh sống gần KĐT Đông Tăng Long, chia sẻ: Dù nhà cửa đẹp đẽ nhưng do cách xa trung tâm, dân cư hoang vắng nên hầu hết gia chủ ở nơi khác.
Ở tỉnh Bình Dương, sau những cơn sốt đất và những đợt mở bán rầm rộ, đến nay, nhiều dự án KĐT cũng rơi vào tình trạng hoang vắng, thưa thớt người ở. Điển hình như dự án KĐT Golden Center City, gần 14ha, do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi (thuộc Kim Oanh Group) làm chủ đầu tư, tọa lạc ngay mặt tiền quốc lộ 13 (TP Bến Cát). Hiện tại, những căn nhà trong dự án dù đã xây dựng xong, nhưng vẫn vắng bóng người. Do vậy, những ki ốt bán hàng ở xung quanh cũng vắng theo, còn tiện ích dự án như công viên thì vẫn “nằm trên giấy”. Cách đó không xa là Dự án KĐT thương mại Mega City. Theo quy hoạch, đây là một KĐT đẳng cấp nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Dọc những tuyến đường rải nhựa chỉ lác đác vài ngôi nhà. Vỉa hè, khu công viên và những lô đất khác chỉ có cỏ dại.
Tại tỉnh Đồng Nai, sau 20 năm đầu tư hạ tầng, KĐT mới Nhơn Trạch (huyện Nhơn Trạch) vẫn hoang vắng. Các căn biệt thự “trơ gan” với nắng mưa, dân cư thưa thớt. Trong khi chờ được “đánh thức”, đất trống trong KĐT này được người dân tận dụng... chăn nuôi gia súc.
“Bội thực” nguồn cung?
Trong vòng 5 năm trở lại đây, Bình Dương nổi lên là “địa chỉ đỏ”, thu hút hàng loạt dự án KĐT, khu chung cư cao tầng, nhà phố của các đại gia BĐS Nam bộ. Tháng 4 vừa qua, UBND tỉnh Bình Dương trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và chủ đầu tư dự án Một Thế Giới (The One World) cho Kim Oanh Group, cùng 3 đối tác Nhật Bản. Dự án này có quy mô gần 50ha, tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD, được quy hoạch thành 6 phân khu, với khoảng 10.000 sản phẩm gồm: đất nền, shophouse, nhà phố liền kề, biệt thự và căn hộ.
Không hề thua kém, gần đây tỉnh Long An xuất hiện nhiều dự án KĐT, thuộc sở hữu của Vinhomes, Ecopark, MIK Group, Cát Tường, Trần Anh, Eurowindow. Đầu tiên phải kể đến là dự án hợp tác đầu tư KĐT sinh thái, thương mại du lịch tại huyện Bến Lức giữa liên danh Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển DB và Công ty CP Tập đoàn Ecopark. Dự án này có vốn đầu tư gần 17.000 tỷ đồng, quy mô tầm 220ha.
Một liên danh khác gồm Công ty CP Đầu tư Xây dựng Thái Sơn và Công ty CP Đầu tư Xây dựng Đại An đã nộp hồ sơ đăng ký tham gia thực hiện dự án KĐT mới Tân Mỹ (huyện Đức Hòa) - cả hai đều là công ty con của Công ty CP Vinhomes. KĐT mới Tân Mỹ có quy mô dân số gần 81.000 người, quy mô sử dụng đất 931ha, trong đó diện tích nhà ở thương mại khoảng 647ha, diện tích còn lại dành cho các phân khúc nhà ở khác.
Không chỉ phát triển các dự án KĐT ở các tỉnh lân cận TPHCM, nhiều doanh nghiệp địa ốc còn đầu tư phát triển các KĐT ở Tây Nguyên, Tây Nam bộ. Đơn cử như Charm Group đang phát triển một dự án lớn tại trung tâm TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Hay mới đây, UBND tỉnh Kiên Giang đã trao biên bản ghi nhớ đầu tư dự án KĐT tại TP Hà Tiên cho Công ty CP Tập đoàn Hà Đô. Dự án này có quy mô gần 100ha, với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng. Đại diện một chủ đầu tư cho biết, các doanh nghiệp tập trung vào việc phát triển các dự án quy mô lớn, dạng KĐT vì muốn tận dụng tối đa quỹ đất và tạo ra các sản phẩm đa dạng hơn, phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Trước thực trạng KĐT mới như trên, nhiều chuyên gia kiến nghị, các địa phương nên cân nhắc đến khả năng chi trả của người dân để có quyết định cho phép đầu tư phù hợp, bởi lẽ xây nhà nhưng bỏ hoang như hiện nay, vô cùng lãng phí.
Biến đổi khí hậu, sụt lún, đô thị hóa nhanh, nhiều tuyến đường không có cống thoát nước hoặc có nhưng lạc hậu, các dự án chống ngập chậm triển khai, manh mún khiến tình trạng ngập xảy ra thường xuyên hơn ở TPHCM.
Một trận mưa lớn bộc lộ điểm yếu chống ngập
Cơn mưa chiều 15.5 khiến nhiều tuyến đường quanh chợ Thủ Đức bị ngập nửa mét. Hệ thống cống quá tải khiến hố ga bung nắp, nước cuồn cuộn trào lên. Đáng nói, khu vực này nằm trong phạm vi dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân, vốn đầu tư hơn 248 tỉ đồng vừa được khánh thành cách đây gần một tháng.
Nguyên nhân được lãnh đạo UBND TP Thủ Đức đưa ra là do mưa vượt công suất thiết kế của cống thoát nước. Ngoài ra, một dự án chống ngập không thể giải quyết được tình trạng ngập ở khu vực chợ Thủ Đức mà cần triển khai đồng bộ nhiều dự án cải tạo hệ thống thoát nước, nạo vét kênh rạch.
Tính trên toàn thành phố, theo Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM (thuộc Sở Xây dựng), hệ thống cống thoát nước chưa được đầu tư để đáp ứng vũ lượng (lượng mưa). Thậm chí, nhiều tuyến đường chưa có hệ thống gom nước.
Trong khi đó, trước năm 2000, thông thường TPHCM chứng kiến trận mưa trên 95mm với chu kỳ 5 năm 1 lần. Còn trong 5 năm qua, hầu như năm nào cũng có nhiều trận mưa trên 100mm, thậm chí trên 150mm.
Cống thoát nước lạc hậu, dự án chống ngập manh mún khiến TPHCM chưa thể hết ngập. Trong khi dự án ngăn triều gần 10.000 tỉ đồng triển khai từ năm 2016 được kỳ vọng giải quyết căn cơ ngập do triều và hỗ trợ ngập do mưa lại chưa thể về đích.
Hiện nền đất tại TPHCM bị sụt lún trung bình khoảng 2cm mỗi năm, có nơi đến 6cm - càng khiến thành phố đối mặt tình trạng ngập lụt thường xuyên hơn.
Toàn bộ kinh phí mà TPHCM đã “đổ” vào công tác chống ngập giai đoạn 2016 - 2020 là 25.998 tỉ đồng, tương đương hơn 1 tỉ USD.
Kế hoạch giảm ngập nước cho TPHCM giai đoạn 2021 - 2025 ước tính cần khoảng 101.000 tỉ đồng, tương đương 4,3 tỉ USD.
Trao đổi với Lao Động, Tiến sĩ Hồ Long Phi - nguyên Viện trưởng Viện Nước và biến đổi khí hậu (Đại học Quốc gia TPHCM), nhận xét, số tiền thành phố bỏ ra chống ngập sẽ chẳng thấm vào đâu so với nhu cầu, bởi hệ thống chống ngập của TPHCM vừa yếu và thiếu.
“Thiếu bởi vì hiện nay nó chỉ đạt khoảng 30%-40% tổng lưu vực của TPHCM thôi. Yếu là hiện các hệ thống chống ngập của thành phố đang quá tải do biến đổi khí hậu” - ông Phi nói.
Quy hoạch vùng trữ ngập
Ông Hồ Long Phi nhấn mạnh, để chống ngập phải dùng hai giải pháp chính là ngăn chặn, bảo vệ (biện pháp công trình), thứ hai là thích ứng (trong trường hợp công trình chưa đáp ứng được).
Tuy nhiên, hiện nay, TPHCM chủ yếu tập trung cho giải pháp công trình, giải pháp thích ứng chỉ làm một số điểm, còn người dân cứ mạnh nhà nào, nhà ấy tôn nền nhà, nền đường (thích ứng bắt buộc).
TPHCM đã đề ra chiến lược và giải pháp chống ngập vào Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, dự kiến trình HĐND TPHCM thông qua tại kỳ họp cuối tuần này.
Theo đồ án, TPHCM được phân chia thành ba vùng chống ngập: Vùng 2 là TP Thủ Đức; Vùng 3 là huyện Cần Giờ; Vùng 1 là toàn bộ phần còn lại của thành phố - được phân chia thành ba vùng nhỏ hơn do quá trình phân kỳ đầu tư.
Trong đó, Vùng 1 và 2 sẽ hình thành ba lớp chống ngập. Lớp bảo vệ với hạ tầng chính là hệ thống đê ngăn triều và lũ từ Bến Súc dọc theo sông Sài Gòn cho đến Đức Hòa (Long An) và hệ thống 12 cống ngăn triều lớn.
Lớp thích ứng là hệ thống vùng trữ ngập phân bố toàn vùng. Quy mô khu vực trữ ngập có diện tích khoảng 17% tổng diện tích vùng, gồm hệ thống kênh rạch tự nhiên tận dụng trữ ngập chiếm khoảng 4%; diện tích hồ điều tiết quy hoạch mới chiếm khoảng 3%; vùng trữ ngập phân bổ trong đất cây xanh công viên và đô thị thích ứng chiếm 10%.
Lớp giảm thiểu thiệt hại là hệ thống đường bộ và đường thủy có khả năng tiếp cận nhanh vùng sự cố và hệ thống cảnh báo ngập thời gian thực.
Vùng 3 không xây dựng đê kè, tôn nền sát bờ sông gây co hẹp dòng chảy sông Soài Rạp và Lòng Tàu. Các khu vực phát triển tại Cần Giờ được khuyến khích ứng dụng giải pháp thích ứng có khả năng sống chung với ngập do triều.
Như đã đề cập trong bài 1 về thực trạng xây dựng nhà ở cho công nhân ở Hà Nội, bài 2 của chùm bài đưa ra những góc nhìn của chuyên gia về trách nhiệm và lợi ích trong thúc đẩy xây nhà ở cho công nhân.
Chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân; trong đó có nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhưng bên cạnh nguồn lực từ ngân sách, việc xây dựng cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia là yêu cầu tất yếu để đẩy nhanh tiến độ, tăng nguồn cung và sớm đưa các dự án phát triển nhà ở xã hội về đích như mong đợi.
Thực tế từ đại dịch COVID-19 đã chỉ rõ việc công nhân được an cư trong những khu nhà ở đã giúp duy trì ổn định hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thế nhưng, để là "bà đỡ" về chỗ ở cho công nhân thì không phải doanh nghiệp nào cũng "mặn mà."
Vắng bóng nhà đầu tư
Mặc dù nhu cầu rất lớn nhưng trên cả nước việc đầu tư nhà ở xã hội còn rất hạn chế so với mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao. Ngay như Hà Nội, đến hết quý 1/2024 mới triển khai được 3 dự án với 1.700 căn hộ, đáp ứng 9% kế hoạch.
Các chuyên gia cho rằng việc xây nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân đang gặp những vướng mắc và trở ngại, đặc biệt về cơ chế chính sách còn một số nội dung chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Hàng loạt khó khăn được liệt kê như ngân sách chưa bố trí được nguồn vốn vay ưu đãi cho vay phát triển nhà ở xã hội; lãi suất vay xây nhà xã hội còn cao; tiếp cận quỹ đất khó; chính sách đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chưa đủ hấp dẫn, chưa sát thực tế nên không khuyến khích được chủ đầu tư.
Doanh nghiệp và người dân ghi nhận nỗ lực của Chính phủ trong việc tạo ra các gói tín dụng, đặc biệt là gói 120.000 tỷ đồng đang triển khai nhưng trên thực tế mức lãi suất vẫn còn cao so với khả năng sinh lời của loại hình nhà ở này bởi những ràng buộc về giá bán, lợi nhuận, định mức của nhà đầu tư và cả đối tượng được mua.
Đây chính là một trong những "rào cản" dẫn đến kết quả giải ngân gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững của Chính phủ đang rất chậm.
Tại Phiên thảo luận tình hình phát triển kinh tế-xã hội 2023 và những tháng đầu năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức mới đây (ngày 13/5), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết đến nay mới có 30/63 UBND tỉnh, thành gửi văn bản hoặc công bố trên cổng thông tin điện tử về danh mục dự án tham gia gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với 71 dự án.
Các ngân hàng thương mại đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng; trong đó, 12 dự án có nhu cầu giải ngân với số tiền là 956 tỷ đồng (gồm 947 tỷ đồng cho chủ đầu tư tại 8 dự án; 9 tỷ đồng cho người mua nhà tại 4 dự án).
Một doanh nghiệp xây dựng nhà ở tại Hà Nội thông tin, hiện không nhiều nhà đầu tư quan tâm đến nhà ở xã hội do giới hạn về lợi nhuận và đối tượng khách hàng hay việc phải trình phê duyệt giá, danh sách khách hàng…
Đầu tư nhà ở cho công nhân đòi hỏi nguồn lực lớn nhưng thời gian thu hồi vốn chậm. Thêm vào đó, quy định "lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án nhà ở xã hội không vượt quá 10% tổng kinh phí đầu tư" nên không có sức hút với doanh nghiệp.
Nhiều dự án không chỉ vướng mắc trong xác định giá bán khiến doanh nghiệp khó quyết toán,. Ngoài ra, dự án nhà ở xã hội còn bất cập nữa là doanh nghiệp xây nhà ở xã hội cho thuê được giảm 70% thuế giá trị gia tăng nhưng luật thuế lại không có quy định này.
Với những rắc rối như vậy, doanh nghiệp sẽ dần mất động lực để làm các dự án tiếp theo - doanh nghiệp phản ánh. Đó là chưa kể đến "cơn bão" tăng giá vật liệu xây dựng thời gian qua đã khiến một số doanh nghiệp không chủ động được nguồn vật liệu, chi phí từ đó bị "đội" lên rất cao. Nhiều dự án bị đình trệ, chậm tiến độ và một số dự án phải tạm dừng.
Đi thăm và chứng kiến cảnh sinh hoạt không đảm bảo an ninh trật tự, điều kiện sống của nhiều công nhân tại các khu nhà trọ, nhất là trong đợt đại dịch COVID-19, lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội mong muốn thành phố tiếp tục có những khu chung cư, khu nhà ở dành cho công nhân ở một cách đàng hoàng, tiện nghi hơn.
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đề nghị Quốc hội, Chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về nhà ở xã hội; trong đó, tách riêng chính sách về nhà ở cho công nhân để thu hút đầu tư và tạo cơ chế để công đoàn là chủ thể tham gia xây nhà ở cho công nhân. Đồng thời, cần có chính sách và gói hỗ trợ tín dụng thúc đẩy xây dựng, cải tạo nhà ở cho công nhân thuê, mua.
Cũng từ phân tích nhu cầu cấp thiết về nhà ở cho công nhân (cả thuê và mua), bà Bùi Thị An - Chủ tịch Hội Nữ Trí thức thành phố Hà Nội đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với vai trò, trách nhiệm chăm lo cho công nhân cần kiến nghị Chính phủ có kế hoạch cụ thể, đồng hành với công nhân lao động để họ có chỗ ở ổn định, yên tâm làm việc.
Các cơ quan chuyên môn cần phải phân rõ trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp và bản thân người lao động. Tất cả chính sách cho người lao động vay vốn ưu đãi để mua nhà phải cụ thể, minh bạch.
Ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhấn mạnh, công nhân là lực lượng tạo ra sản phẩm cho xã hội nên phải tạo môi trường làm việc cũng như nơi ở đảm bảo điều kiện cuộc sống cho công nhân. Giá nhà ở xã hội dù đã khá thấp nhưng vẫn vượt quá khả năng chi trả của hầu hết công nhân có nhu cầu mua nhà. Chưa kể một số khu nhà công nhân thiết kế, công năng, cách thức quản lý chưa phù hợp với nhu cầu thực tế, thói quen, lối sống của người lao động.
Nỗ lực, quyết tâm, dồn nguồn lực
Xác định nhu cầu về nhà ở cho công nhân là chính đáng và cấp bách, Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, có 100% các khu công nghiệp được quy hoạch và xây dựng nhà ở công nhân cùng thiết chế văn hóa cho người lao động.
Trước mắt, đến năm 2025, Hà Nội xây ít nhất 1-2 khu nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp đang hoạt động. Thành phố giao Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành rà soát nhu cầu nhà ở công nhân; rà soát, điều chỉnh quy hoạch để tạo quỹ đất cho nhà ở công nhân và công trình thiết chế văn hóa phục vụ người lao động.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết trên cơ sở tổng hợp nhu cầu về nhà ở xã hội đến 2030, Hà Nội dự kiến cần khoảng 6,8 triệu m2 sàn, tương đương 113.000 căn hộ.
Thành phố sẽ triển khai 5 khu nhà ở xã hội tập trung quy mô khoảng 280 ha, dự kiến cung cấp khoảng 2,3 triệu m2 sàn, khoảng 38.000 căn hộ.
Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu 3 đến 5 địa điểm phát triển khu nhà ở xã hội độc lập; đồng thời, rà soát 68 ô đất thuộc quỹ đất 20% và 25% tại dự án nhà thương mại, khu đô thị để đề xuất phương án xây nhà ở xã hội…
Để đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, người lao động, thời gian tới, các cấp chính quyền cùng tập trung triển khai chương trình phát triển nhà ở cho công nhân; sớm tháo gỡ những khó khăn về chính sách, quỹ đất, nguồn vốn, huy động nhiều nguồn lực… để công nhân các khu công nghiệp được tiếp cận, cải thiện điều kiện sống.
Các chuyên gia cho rằng chỉ khi Nhà nước và doanh nghiệp nhất quán mới có thể giải quyết được những điểm "nghẽn" trong phát triển nhà ở công nhân. Mặc dù không nên đề cao lợi nhuận, nhưng cần phải ưu tiên những giá trị cốt lõi phục vụ cho xã hội, chính là xây dựng nhà ở để công nhân an tâm lao động, sản xuất.
Tại cuộc đối thoại với công nhân lao động nhân Tháng Công nhân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã khẳng định thành phố sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ để trong nhiệm kỳ này khởi công được một số nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người lao động.
"Các doanh nghiệp đã tương đối sẵn sàng. Thành phố sẽ làm đồng bộ, tập trung, quan tâm đến việc công nhân có thể tiếp cận được không dựa trên khoảng cách địa lý. Hà Nội cũng sẽ có chính sách riêng để công nhân với mức lương bình quân 7 triệu đồng có thể tiếp cận được nhà ở xã hội, có tính khả thi. Thành phố đang rất quyết liệt nhưng việc này cần có thời gian nhất định, kế hoạch và lộ trình cụ thể" - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.
Cùng với quyết tâm, nỗ lực của Hà Nội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ rà soát, sửa các quy định, điều kiện và tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ dự án nhà ở xã hội nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người dân được mua nhà, tiếp cận vốn vay gói tín dụng nhà ở xã hội.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ thanh tra toàn diện việc phát triển nhà ở xã hội thời gian qua; đồng thời đánh giá và có giải pháp ổn định tình hình.
Phát triển nhà ở cho công nhân là câu chuyện an sinh xã hội, là sức khỏe người lao động, ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Do đó, Hà Nội cũng như một số tỉnh, thành lớn cần huy động mọi nguồn lực chứ không chỉ riêng tổ chức Công đoàn hay địa phương hay chủ doanh nghiệp.
Cho đến khi nào, bài toán trách nhiệm và lợi ích cùng tìm được tiếng nói chung, khi những rào cản được gỡ bỏ thì mong mỏi an cư của người lao động mới trở thành sự thật./.
Nguồn: Soha; Sài Gòn Giải Phóng; Lao Động; VietnamPlus
Dâm ô bé gái sau chầu nhậu; Quan hệ với con gái ruột 13 tuổi; Chồng chém gục vợ giữa đường rồi tự sát; Vụ hiệu trưởng bị ‘bắt ghen’
Hỗn loạn vé Táo quân; Đáng tiếc cho ca sĩ Quang Lê; Nhiều người bị xử phạt vì ‘câu like’ vụ phóng hỏa khiến 11 người tử vong
Tên máu lạnh giết mẹ và vợ con; Ghép ảnh nhạy cảm để tống tiền; Nhiều quý bà bị cướp sau ‘mây mưa’; ‘Thế giới ngầm’ mại dâm 4.0
Xe Mercedes chở 5 người lao xuống biển; Hỏa hoạn kinh hoàng, 1.600 con heo chết cháy; Tai nạn nghiêm trọng, 6 người tử vong
Kỷ luật 1 Bí thư tỉnh ủy; Truy tố cựu chủ tịch An Giang; Nhìn lại vụ án Lưu Bình Nhưỡng; TP.HCM ‘nghẹt thở’ vì kẹt xe
Phá đường dây sản xuất thuốc giả; Hoa TQ ‘lấn lướt’ thị trường Tết; Nỗi lo lỡ chuyến tàu về quê ăn tết; Thế hệ F2 của các tỷ phú USD
Tụ điểm ‘nuôi nhốt’ mại dâm; Bắt bác sĩ xâm hại bệnh nhân; Nữ sinh đâm chết bạn trai; Vợ treo cổ, chồng tự tử; Bé gái bị bỏ lại bệnh viện
Nhiều ‘hàng khủng’ sắp lên sàn; Vé máy bay Tết ‘cháy’ hàng; Nhà đầu tư quay lại lướt BĐS; ‘Phát khóc’ vì dài cổ chờ định giá đất
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá