Ma trận phụ phí; Cuộc đua lãi suất huy động; Biệt thự bỏ hoang HN; Giải mã sức nóng BĐS vùng ven

MA TRẬN PHỤ PHÍ CỦA ỨNG DỤNG GỌI XE CÔNG NGHỆ

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Trung bình mỗi ứng dụng gọi xe công nghệ lại có trên dưới 8 loại phí, phụ phí khác nhau. Grab thu thêm phụ phí liên quan đến yếu tố thời tiết.

Ngày 6/7, Grab ra mắt chính sách phụ thu thời tiết nắng nóng gay gắt 3.000-5.000 đồng/cuốc xe. Sự mập mờ của tiêu chí xác định thời tiết và tỷ lệ phân chia lợi nhuận, ứng dụng này đang vấp phải hàng loạt ý kiến chỉ trích.

Trên thị trường gọi xe, các hãng có nhiều chính sách thu riêng phí với khách hàng.

Phụ phí thời tiết không mới

Grab, Gojek và be là 3 ứng dụng phổ biến nhất trên thị trường xe công nghệ tại Việt Nam. Số liệu công bố tháng 6/2021 của Q&Me cho thấy mức độ phủ sóng của 3 hãng ở mảng xe 2 bánh là 96%.

Do xuất hiện từ sớm, Grab vẫn duy trì vị trí dẫn đầu phân khúc đưa đón bằng xe 2 bánh với 60% thị phần, kế tiếp đó là Gojek (19%), be (18%). Dựa trên số liệu cập nhật lần cuối, tổng số đối tác tài xế của 3 hãng ước tính trên dưới 600.000 người (gồm tài xế xe 2 bánh và 4 bánh).

Không chỉ cung cấp dịch vụ đưa đón, di chuyển, các hãng xe công nghệ còn đáp ứng nhu cầu giao hàng, giao đồ ăn, đi chợ hộ của người dùng. Đây cũng là mảng kinh doanh chủ đạo của một số ứng dụng chuyên biệt khác như ShopeeFood, Baemin, Ahamove…

Bên cạnh giá cước, người dùng sử dụng dịch vụ xe công nghệ sẽ phải trả thêm phí cố định (phí dịch vụ, phí nền tảng) và phụ phí (phí gửi xe, phí chuyến xe đêm, phí hẹn giờ, phí lễ tết…). Nhìn chung, mỗi ứng dụng sẽ có khoảng trên dưới 8 loại phí, phụ phí.

Phụ phí thời tiết được Grab thu nhiều ở Việt Nam. Cuối năm ngoái, hãng này triển khai thu phụ phí mưa lớn, thời tiết xấu ở một số thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.

Theo đó, người dùng phải trả thêm 5.000 đồng cho tài xế (phụ phí được cộng trực tiếp vào giá cước) nếu sử dụng dịch vụ tại khu vực có mưa lớn. Tương tự phụ phí nắng nóng cũng được thu vào tháng 6 này tại Hà Nội và TP.HCM.

Một ứng dụng khác cũng áp dụng phụ phí thời tiết xấu là ShopeeFood. Tùy vào mức độ thời tiết, ShopeeFood sẽ có 3 mốc thu chính là 3.000 đồng, 5.000 đồng, 8.000 đồng. Thậm chí có thời điểm phụ phí này vọt lên 10.000 đồng/đơn hàng.

Không chỉ phụ phí thời tiết, các hãng còn có thể nâng giá cước dịch vụ thông qua cái gọi là "biểu giá linh động", phụ thuộc vào giờ cao điểm, số lượng tài xế, nhu cầu khách hàng... Điều này đồng nghĩa hãng có thể tùy ý thay đổi giá cước đã niêm yết.

Ví dụ, Baemin áp dụng phí vận chuyển linh hoạt dao động 1.000-12.000 đồng/đơn hàng. Hãng sẽ thu chiết khấu trên doanh thu đã khấu trừ thuế, tức tài xế thực nhận 741-8.889 đồng/đơn hàng.

Tương tự, giá cước của Grab có thể bị điều chỉnh khi nhu cầu tăng cao, dựa theo khu vực hoặc thời điểm trong ngày.

Vô vàn phụ phí khác

Bên cạnh mức phí nền tảng (1.000-2.000 đồng), người dùng còn phải trả một loạt phụ phí khác. Mỗi ứng dụng/dịch vụ lại có phụ phí hoặc mức giá riêng.

Ví dụ, Grab, be và Gojek đang áp dụng phụ phí ban đêm - 10.000 đồng/chuyến, thay đổi điểm đến - 5.000 đồng/chuyến, chuyến đi nhiều điểm đến - 5.000 đồng/chuyến, hẹn giờ - 5.000 đồng/chuyến đối với dịch vụ xe 2 bánh. Giá cước trên đã bao gồm 5% phí sử dụng ứng dụng và các loại thuế.

Đối với dịch vụ giao đồ ăn, các ứng dụng sẽ thu phí dịch vụ 2.000-6.000 đồng tùy vào đó là nhà hàng đối tác hay không phải đối tác. Ngoài ra, hãng sẽ thu thêm phí gửi xe đối với các nhà hàng bắt buộc phải gửi xe hoặc trung tâm thương mại.

Nếu có nhu cầu giao tận nơi, Baemin áp dụng mức phí 15.000 đồng/chuyến, bao gồm 5.000 đồng phí gửi xe và 10.000 đồng phí dịch vụ. Phí gửi xe sẽ chỉ chịu thuế VAT trong khi khoản còn lại Baemin thu chiết khấu 20% sau khấu trừ VAT.

ShopeeFood cũng triển khai phí giao tận cửa 5.000 đồng/đơn, chưa tính phí gửi xe.

Đáng chú ý, hầu hết ứng dụng như Grab, Gojek, Baemin, ShopeeFood đều thu phí đơn hàng nhỏ, áp dụng cho những đơn giao đồ ăn có giá trị thấp hơn quy định tối thiểu, thường là dưới 50.000 đồng. Mức phí này dao động khoảng 3.000 đồng/đơn.

Trước sự phản ánh từ tài xế và người dùng đối với các chính sách thu phí, đặc biệt của Grab, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã có văn bản yêu cầu Công ty TNHH Grab phối hợp về việc cung cấp thông tin liên quan các mức phí và phụ phí công ty này thu thêm. Cơ quan này đề nghị Grab phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu bao gồm danh mục và làm rõ các loại hình, mức phí, phụ phí hiện nay được cộng trực tiếp vào giá cước hiển thị.

Đồng thời, Grab phải cung cấp thông tin chi tiết về việc áp dụng thu thêm các loại phí và phụ phí hiện nay (căn cứ tính phí, cơ sở và tiêu chí áp dụng, thời gian áp dụng, việc phân chia lợi nhuận của các loại phí, phụ phí giữa Grab và tài xế...).

(Nguồn: Zing News)

CUỘC ĐUA LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VÌ SAO VẪN CHƯA HẠ NHIỆT?

Các ngân hàng liên tục tăng tốc trên đường đua lãi suất huy động. Đến đầu tháng 7, mức lãi suất trên 7% đã xuất hiện tại không ít các ngân hàng. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa phát đi tín hiệu "mở đường" trong hoạt động cấp thêm tín dụng...

Nhu cầu tín dụng cao kéo lãi suất đi lên

Theo ông Bùi Tiến Đức, chuyên gia phân tích thuộc Công ty Chứng khoán Mirae Asset, kể từ đầu năm đến nay, khi nền kinh tế mở cửa lại hoàn toàn thì nhu cầu vốn cho đầu tư lẫn hoạt động sản xuất kinh doanh đều rất lớn. Chỉ riêng tới tháng 6 thì dư nợ tín dụng đã tăng trưởng 9,35%, cao nhất trong các năm trở lại đây.

Tuy nhu cầu tín dụng đang cao, nhưng nhiều ngân hàng thương mại đã gần chạm trần hạn mức tăng trưởng tín dụng được cấp hồi đầu năm và chưa được nới thêm room tín dụng. Việc này dẫn đến tình trạng cầu luôn lớn hơn cung và ngân hàng có nhiều lựa chọn hơn trong việc cho vay và gây nên áp lực tăng lãi suất cho vay.

"Thực tế cho thấy một số ngân hàng đã bắt đầu tăng nhẹ các khoản vay của khách hàng. Trạng thái này hoàn toàn ngược lại với năm 2020 khi dịch bệnh bùng nổ khiến nhu cầu tín dụng sụt giảm mạnh và các ngân hàng buộc phải giảm lãi suất để kích thích việc cho vay", ông Đức chia sẻ.

Về việc Ngân hàng Nhà nước chưa đồng ý nới room tín dụng, ông Đức cho rằng có hai nguyên nhân chính:

Thứ nhất xu thế chung hiện nay của các ngân hàng trung ương trên thế giới là đảo chiều chính sách, chuyển từ nới lỏng sang kiểm soát và thu hẹp dần chính sách tiền tệ. Nếu Việt Nam đi ngược những diễn biến chung, thị trường nội địa có thể sẽ phải chịu thêm áp lực lạm phát. Bên cạnh đó, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động tỷ giá, dẫn đến rủi ro nhập khẩu lạm phát.

Do đó, việc trì hoãn nới room tín dụng cũng có thể được xem là 1 trong các biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực đó.

Thứ hai là câu chuyện điều hướng dòng vốn bất động sản. Theo Ngân hàng Nhà nước, chỉ trong 4 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng vào thị trường nhà đất đã tăng hơn 10%, cao hơn tăng trưởng tín dụng chung toàn ngành và tăng trưởng của nền kinh tế. Vì thế hoạt động tái định hướng dòng vốn là cần thiết. Điều này thể hiện rõ trong những lần chấn chỉnh thị trường thời gian gần đây và sắp tới là thông tư 39 sửa đổi.

"Xét trên phương diện cung cầu, việc kiểm soát chặt dòng vốn vào bất động sản cũng sẽ giúp giảm bớt áp lực lãi suất tín dụng lên các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác. Vì thế, cá nhân tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ cân nhắc nới lại room tín dụng cho các ngân hàng thương mại ngay khi thông tư 39 sửa đổi có hiệu lực," - ông Đức nói.

Lãi suất đầu ra đã có dấu hiệu tăng, nhưng lãi suất đầu vào chưa tăng tương ứng

Theo ông Đức, nhờ thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện tại đang khá tốt, điều này có thể được nhìn thấy ở lãi suất liên ngân hàng qua đêm. Cho dù Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường mua vào lượng lớn tín phiếu trong thời gian qua, nhưng mức lãi suất liên ngân hàng qua đêm vẫn đang dưới mức 1%, thấp hơn rất nhiều so với các năm trước dịch bệnh.

Lý giải cho việc thanh khoản dồi dào, ông Đức cho rằng có 2 lý do: 1) chất lượng tín dụng tốt và 2) Sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Cụ thể, sau giai đoạn xử lý nợ xấu, các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng lớn đã tích lũy được một nội lực rất tốt đi kèm chất lượng tài sản cải thiện rõ rệt. Nó phần nào được thể hiện rõ qua tỷ lệ trích lập dự phòng trên nợ xấu.

"Nhiều ngân hàng top đầu có quỹ dự phòng nợ xấu cao hơn cả nợ xấu như Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB… .'Cơ thể khỏe mạnh' là một trong các nguyên nhân trọng yếu đã giúp được các ngân hàng luôn dồi dào thanh khoản kể 2020 đến nay"- ông Đức nhận xét.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến sự bùng nổ của hoạt động thanh toán không tiền mặt bao gồm thanh toán thẻ, qua internet và điện thoại di động, và xu hướng ekyc ở Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ.

Điều này đã giúp một lượng lớn tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế chuyển vào lưu thông trong hệ thống ngân hàng. Có thể thấy khá rõ hiện tượng này qua tỷ lệ CASA của các ngân hàng. Đây cũng là một tác nhân góp phần cải thiện được tính thanh khoản của hệ thống.

Lãi suất vẫn sẽ tăng đồng pha với thế giới và nhu cầu tín dụng

Khác với các năm trước, mặc dù nhu cầu tín dụng tăng lên nhưng lãi suất huy động hiện nay chỉ tăng nhẹ ở cục bộ một số ngân hàng.

Chuyên gia cho rằng, tốc độ tăng lãi suất huy động có thể sẽ chậm lại vì những dư địa thanh khoản của hệ thống hiện tại, song xu hướng chung là vẫn tăng. Ngược lại, lãi suất cho vay có thể sẽ tăng nhanh hơn vì nhu cầu tín dụng hiện nay vẫn đang rất lớn.

"Các ngân hàng thương mại sẽ được hưởng lợi khá nhiều trong giai đoạn này do lãi suất cho vay tăng nhanh hơn lãi suất huy động. Điều này giúp Biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng được nới rộng, và thu nhập thuần từ tín dụng sẽ tăng lên" Ông Đức nhận định.

Lãi suất tiền gửi tăng sẽ tác động thế nào lên thị trường trái phiếu và cổ phiếu?

Khi lãi suất ngân hàng tăng sẽ có một số tác động kém tích cực nhất định lên thị trường trái phiếu lẫn cổ phiếu. Vì kênh ngân hàng gần như là không có rủi ro, song nó lại cung cấp một mức lãi suất tương đối cao hơn trong tương quan với các tài sản khác, giúp thu hút dòng vốn về với tiền gửi.

Điều này sẽ khiến các nhà đầu tư sẽ đòi hỏi một suất sinh lời cao hơn từ 2 thị trường vốn còn lại. Nó sẽ khiến lãi suất thị trường trái phiếu có thể tăng lên, đồng thời đưa mức định giá của thị trường cổ phiếu xuống thấp

"Mức độ tác động như thế nào nó sẽ phụ thuộc khá nhiều vào tốc độ tăng của lãi suất ngân hàng trong thời gian tới. Nếu tốc độ tăng chậm thì có thể sẽ tốt hơn cho 2 thị trường tài chính kể trên. Vì khi đó, thị trường sẽ không đối mặt với quá nhiều bất ngờ và có thời gian hấp thụ từ từ các tác động đó", Ông Đức nhận định.

(Nguồn: Soha)

BIỆT THỰ BỎ HOANG HÀ NỘI: HÀNG CHỤC TỶ CHƯA CHẮC ĐÃ MUA NỔI!

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Giá nhà liền kề, biệt thự tại nhiều dự án bất động sản Hà Nội đã tăng gấp đôi, chỉ trong chưa đầy 2 năm. Thậm chí, dù những căn nhà bỏ hoang, cỏ mọc um tùm nhưng đến khi hỏi mua vẫn được “hét” giá “bỏng tay”.

Giá liền kề, biệt thự bỏ hoang cũng phi mã

Cuộc đua xây dựng khu đô thị mới, khu đô thị kiểu mẫu giai đoạn năm 2008 - 2012, theo đó nguồn cung ở phân khúc biệt thự, nhà liền kề tăng mạnh. Tuy nhiên, đến giai đoạn năm 2011 - 2013 xảy ra cuộc khủng hoảng của thị trường bất động sản đã nhấn chìm không ít khu đô thị vào vòng xoáy trượt giá, kém thanh khoản.

Trải qua khoảng thời gian phục hồi, đến nay giá bất động sản tại một số khu đô thị bất ngờ "lên hương", tăng giá chóng mặt. Theo khảo sát, một số khu đô thị phía Tây Hà Nội có mức giá tăng vọt, trung bình từ 20 - 30%/năm, thậm chí có những căn đã tăng gấp 2 lần sau chưa đầy 2 năm.

Điển hình, tại khu đô thị Vân Canh (huyện Hoài Đức), mặc dù hàng loạt các căn biệt thự, nhà liền kề vẫn bỏ hoang la liệt, không người ở. Tuy nhiên, chỉ trong 2 năm gần đây, mức giá tại khu đô thị này đã tăng gấp 2 lần. Đáng chú ý, từ cuối năm 2021 tới nay mức giá đã tăng từ khoảng 10 - 20%.

Anh Trần Vinh - môi giới tại khu vực Hoài Đức (Hà Nội) cho biết, cách đây 2 năm mức giá tại khu đô thị Vân Canh dao động khoảng 40 - 65 triệu đồng/m2. Đến nay mức giá tại khu đô thị này đã tăng hơn 2 lần, cụ thể, đối với những căn nằm ở mặt đường 17,5m có mức giá dao động từ 65 - 110 triệu đồng/m2. Còn các căn biệt thự, liền kề nằm ở mặt đường 30m có mức giá từ 110 - 150 triệu đồng/m2.

Đơn cử, một căn nhà liền kề rộng 113,8 m2 nằm tại mặt đường 17m, thời điểm đầu năm 2020 có mức giá khoảng 43 triệu đồng/m2 thì nay giá căn liền kề này đã lên tới 130 triệu đồng/m2, tương đương gần 15 tỷ đồng.

Thêm một căn biệt thự rộng 260 m2, nằm tại mặt đường 17m, thời điểm 2020 có giá 75 triệu đồng/m2 thì nay cũng được rao bán với giá hơn 130 triệu đồng/m2, tương đương gần 34 tỷ đồng.

Lý giải về sự tăng giá đột biến, anh Vinh cho rằng, thông tin huyện Hoài Đức lên quận đã làm cho mức giá thay đổi chóng mặt. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây việc triển khai xây dựng hạ tầng mạnh mẽ ở khu vực này như đường vành đai 3.5 kết nối khu vực Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì và dự án nối dài đường Trần Hữu Dực với Phạm Hùng khiến việc kết nối khu đô thị Van Canh và vùng trung tâm được rút ngắn thời gian và quãng đường.

Tuy nhiên, mặc dù được hưởng lợi từ hạ tầng và có mức giá tăng cao nhưng khu đô thị này vẫn la liệt biệt thự, nhà liền kề bỏ hoang không người ở, rêu mốc mọc xung quanh.

Tương tự, cũng trên địa bàn huyện này, khu đô thị Nam An Khánh cũng la liệt các biệt thự, nhà liền kề sau nhiều năm vẫn lác đác cư dân, bỏ hoang. Theo khảo sát hiện mức giá tại khu đô thị này đang dao động khoảng 75 - 135 triệu đồng/m2. Đơn cử, một căn shophouse rộng 195m2, đang được rao bán với giá 110 triệu đồng/m2, tương đương gần 21,5 tỷ đồng.

Theo anh Hoàng Anh - môi giới bất động sản khu vực này cho biết, chỉ trong 2 năm trở lại đây, giá bất động sản khu vực này đã tăng gấp 2 lần. “Cuối năm 2019, giá chỉ dao động khoảng 40 - 70 triệu đồng/m2, nhưng sang 2020, giá bất động sản khu vực này liên tục tăng mạnh. Đến nay đã tăng gấp 2 lần rồi”, anh Hải nói.

"Ngáo giá" tại khu đô thị hoang

Dự báo về những thay đổi cho năm 2022, ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Hà Nội chia sẻ: “Thị trường biệt thự, nhà liền kề Hà Nội đã liên tục thiếu hụt nguồn cung sơ cấp trong một thời gian dài.

Nguồn cung mới trong năm 2022 chủ yếu đến từ các dự án, khu đô thị lớn ở ngoài trung tâm TP. Hà Nội sẽ giúp khắc phục tình trạng này. Những nơi có cơ sở hạ tầng cải thiện, nguồn cung, lượng giao dịch, cũng như giá bán cũng sẽ có sự tăng trưởng đáng kể”.

Năm 2022 là một năm nhiều hứa hẹn cho các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng, kết nối giao thông nội đô và vùng ven thành phố. Đây sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhu cầu mua bán khi nguồn cung tương lai đạt đến từ 13 dự án nằm chủ yếu tại các khu vực phía Tây và phía Đông của thủ đô.

Còn theo bà Nguyễn Hồng Vân - Giám đốc thị trường, Công ty Dịch vụ bất động sản JLL chia sẻ, khi cơn sốt bất động sản khu vực các tỉnh đang có xu hướng chững lại, thị trường thiết lập mặt bằng giá mới thì có một lượng không nhỏ nhà đầu tư rút về thị trường Hà Nội. Phân khúc họ quan tâm là biệt thự, liền kề, shophouse trong khu vực trung tâm. Do đó, từ nay đến cuối năm, nhà thấp tầng sẽ tiếp tục còn tăng giá.

Anh Nguyễn Văn Hải - nhà đầu tư lâu năm tại Hà Nội chia sẻ, thực tế, trong 2 năm qua cơn sốt đất hoành hành ở khắp nơi, kéo theo giá biệt thự, liền kề tại Hà Nội cũng tăng mạnh mỗi lần chủ đầu tư mở bán.

Theo anh Hải, giá biệt thự, liền kề ở những khu đô thị mới liên tục tăng cao trong thời gian qua liên tục tăng phi mã cũng không có gì lạ, bởi có tiện ích đầy đủ, hạ tầng kết nối thuận tiện, nguồn cung khan hiếm,...

Nhưng giá bất động sản phi mã kéo theo những khu đô thị bỏ hoang nhiều năm nay cũng tăng giá theo. Thực tế, những người sở hữu ở khu vực này đã chôn vốn nhiều năm, dù giá tăng rao bán liên tục vẫn rất khó.

“Trong khi, đầu tư ở những khu đô thị hoang việc cho thuê cũng rất khó, chỉ có những người mua để làm kho mới thuê, còn để ở thì gần như không. Nguyên nhân là dù được xây dựng hoành tráng lên nhưng nhiều năm qua vẫn thiếu tiện ích, tính kết nối đồng bộ. Do đó, nếu bán mức giá vài chục tỷ ở thời điểm này là ngáo giá, phải chờ đến khi quy hoạch đồng bộ hơn”, anh Hải nói.

(Nguồn: CafeF)

GIẢI MÃ SỨC NÓNG CỦA BẤT ĐỘNG SẢN VÙNG VEN

Thiếu nguồn cung, giá tăng cao tại khu vực trung tâm Hà Nội khiến cho dòng tiền của các nhà đầu tư chuyển hướng sang khu vực ven đô tại các dự án hạ tầng hoàn thiện, giao thông kết nối.

Sức nóng của bất động sản vùng ven

Báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) quý 2/2022 của CBRE Việt Nam vừa công bố cho thấy, thị trường BĐS tại khu vực Hà Nội vẫn đang thiếu nguồn cung, trong khi đó nhu cầu đầu tư vào BĐS vẫn tăng cao trong bối cảnh chứng khoán đang gặp khó khăn.

Lạm phát tăng cao, người dân sẽ đổ vào kênh đầu tư "ăn chắc mặc bền" như BĐS. Họ có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm mà vừa có thể giữ tiền an toàn, vừa mang lại khả năng tăng giá bền vững trong tương lai.

Trong khi các dự án khu vực trung tâm mức giá đã lên quá cao và nguồn cung hạn chế, các nhà đầu tư đã chuyển hướng sang khu vực vùng ven giàu tiềm năng với nguồn cung dồi dào và khả năng sinh lời trong lương tai.

Đơn cử, thị trường khu vực Mê Linh đang trở thành tâm điểm trong mắt các nhà đầu tư. Mới đây, tại Nghị quyết 15 mới của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2045. Trong đó, đáng chú ý là nội dung xác định sẽ xây dựng thành phố trực thuộc thủ đô Hà Nội ở vùng phía bắc (Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía tây (vùng Hoà Lạc, Xuân Mai).

BĐS vùng ven còn nóng hơn nhờ hạ tầng giao thông. Theo kế hoạch, TP. Hà Nội dự kiến dành hơn 51.000 tỷ đồng cho đầu tư công năm 2022, trong đó 30% đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng.

Những năm tới, các dự án được ưu tiên bao gồm: đường vành đai 2.5, 3, 3.5, 4, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và Thượng Cát. Kèm theo đó là cải thiện và nâng cao tuyến đường quốc lộ cùng việc hoàn thiện các dự án tàu điện. Hệ thống giao thông thuận tiện sẽ rút ngắn thời gian di chuyển, hỗ trợ kết nối giữa các dự án ven đô và trong trung tâm.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, đường mở đến đâu, nhu cầu đầu tư BĐS sẽ tăng đến đó nên khi hạ tầng giao thông được đẩy mạnh, kết nối giữa nội đô các thành phố lớn với các khu vực xung quanh, dòng tiền cũng tất yếu phân bổ ra phạm vi rộng hơn. Xu thế giãn dân ngày càng lớn khi các tuyến hạ tầng giao thông hình thành khiến vùng ven đang trở thành “vùng trũng” thu hút dòng tiền đầu tư.

Chọn dự án đầu tư

Mặc dù nhiều tiềm năng nhưng đầu tư BĐS ven đô cũng không hề dễ dàng, nhà đầu tư có thể mắc kẹt. Theo ông Đỗ Quý Duy, Giám đốc kinh doanh một công ty BĐS, người mua nên chọn dự án có cả sức mua của người dân bản địa và khách ở xa, đặc biệt là nên chọn dự án có nhà đầu tư Hà Nội và TP.HCM. Bên cạnh đó là chủ đầu tư uy tín, năng lực và dự án có quy hoạch, pháp lý rõ ràng, đã đầu tư đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, giao thông kết nối với khu vực.

Mới đây, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đã tổ chức mở bán đợt đầu và trong một buổi đã bán hết 198 căn nhà ở thấp tầng thuộc dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (HUD - Me Linh Central), huyện Mê Linh, bằng hình thức trả giá cạnh tranh. Điều đó cho thấy sức hút của dự án đối với các nhà đầu tư. Hiện nay HUD đang mở bán đợt 2 với 314 căn nhà ở thấp tầng xây thô hoàn thiện mặt ngoài hình thành trong tương lai gắn liền với quyền sử dụng đất ở đã có hạ tầng. Dự án đã được đầu tư xây dựng cơ bản các hạng mục hạ tầng kỹ thuật theo quy định.

Theo đánh giá của các nhà đầu tư, đây là một trong số ít dự án có chủ đầu tư uy tín, pháp lý rõ ràng, hạ tầng hoàn thiện, giao thông thuận lợi và có nhiều tiềm năng sinh lời trong tương lai. Chính vì thế mà đợt mở bán trước đó đã ghi nhận thành công.

Với năng lực và quyết tâm cao của chủ đầu tư, dự án Khu đô thị mới HUD - Me Linh Central sẽ trở thành tâm điểm tại khu vực Mê Linh trong tương lai. Các nhà đầu tư vẫn còn nhiều cơ hội nếu biết nắm bắt ngay từ bây giờ.

(Nguồn: Vietnamnet)

(Xem thêm:=> 'Nóng' thị trường xe máy điện; Vụ buôn lậu xăng dầu; Nín thở chờ thị trường BĐS; NĐT cắt lỗ, tháo chạy ).

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Thực hư vaccine AstraZeneca gây đông máu; Một con chó cắn nhiều người; Ca sĩ Việt đổi đời tại Hàn Quốc?

06/05/2024

MA TR?N PH? PHÍ C?A ?NG D?NG G?I XE CÔNG NGH?   Trung bình m?i ?ng d?ng g?i xe công ngh? l?i có trên d??i 8 lo?i phí, ph? phí khác nhau. Grab thu thêm ph

8 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc; Giá dừa biến động như giá vàng; Du lịch tàu hỏa lên ngôi; Vụ án ở Tập đoàn Phúc Sơn

06/05/2024

MA TR?N PH? PHÍ C?A ?NG D?NG G?I XE CÔNG NGH?   Trung bình m?i ?ng d?ng g?i xe công ngh? l?i có trên d??i 8 lo?i phí, ph? phí khác nhau. Grab thu thêm ph

Tiêu điểm đầu tư; Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng; Khổ vì chồng chéo quy hoạch đô thị; Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh

06/05/2024

MA TR?N PH? PHÍ C?A ?NG D?NG G?I XE CÔNG NGH?   Trung bình m?i ?ng d?ng g?i xe công ngh? l?i có trên d??i 8 lo?i phí, ph? phí khác nhau. Grab thu thêm ph

Người Việt hải ngoại

Người Việt hải ngoại: Chuyện người trẻ ở nước ngoài; Gen Z vỡ mộng làm giám đốc Marketing ở Mỹ

06/05/2024

MA TR?N PH? PHÍ C?A ?NG D?NG G?I XE CÔNG NGH?   Trung bình m?i ?ng d?ng g?i xe công ngh? l?i có trên d??i 8 lo?i phí, ph? phí khác nhau. Grab thu thêm ph

Người Việt hải ngoại: Người tại Nhật, Hàn lao đao; Quán bánh mì, bún bò ở Hong Kong; Mẹ Bằng Kiều mở 'đại tiệc' sinh nhật

05/05/2024

MA TR?N PH? PHÍ C?A ?NG D?NG G?I XE CÔNG NGH?   Trung bình m?i ?ng d?ng g?i xe công ngh? l?i có trên d??i 8 lo?i phí, ph? phí khác nhau. Grab thu thêm ph

Người Việt hải ngoại: Đau đáu về quê hương; Giải bóng đá SV ở Úc; Giải bóng đá cộng đồng tại Nga; Chờ vượt biển đến Anh

04/05/2024

MA TR?N PH? PHÍ C?A ?NG D?NG G?I XE CÔNG NGH?   Trung bình m?i ?ng d?ng g?i xe công ngh? l?i có trên d??i 8 lo?i phí, ph? phí khác nhau. Grab thu thêm ph

EU

EU: Kinh tế khởi sắc; Mạng lưới gọi điện lừa đảo; Trừng phạt LNG Nga; Tố cáo Nga tấn công mạng; Pháp chuẩn bị đối phó TQ

06/05/2024

MA TR?N PH? PHÍ C?A ?NG D?NG G?I XE CÔNG NGH?   Trung bình m?i ?ng d?ng g?i xe công ngh? l?i có trên d??i 8 lo?i phí, ph? phí khác nhau. Grab thu thêm ph

EU: Đầu tư nước ngoài giảm; Các thành phố Anh vỡ nợ; Pháp làm sạch sông Seine, dẫn đầu cuộc đua FDI; Anh hứa viện trợ Ukraine

04/05/2024

MA TR?N PH? PHÍ C?A ?NG D?NG G?I XE CÔNG NGH?   Trung bình m?i ?ng d?ng g?i xe công ngh? l?i có trên d??i 8 lo?i phí, ph? phí khác nhau. Grab thu thêm ph

EU: 'Nghiện' phân bón Nga; Tự tạo khủng hoảng dầu; Áp thuế xe điện TQ; Các hãng ô tô cạnh tranh; Anh đưa di dân lậu tới Rwanda

03/05/2024

MA TR?N PH? PHÍ C?A ?NG D?NG G?I XE CÔNG NGH?   Trung bình m?i ?ng d?ng g?i xe công ngh? l?i có trên d??i 8 lo?i phí, ph? phí khác nhau. Grab thu thêm ph

Thế giới

Brazil lũ lụt lịch sử; Cơn sốt săn ve sầu TQ; Công nghệ TQ khiến thế giới chấn động; Người Israel biểu tình; Nga truy nã Zelensky

06/05/2024

MA TR?N PH? PHÍ C?A ?NG D?NG G?I XE CÔNG NGH?   Trung bình m?i ?ng d?ng g?i xe công ngh? l?i có trên d??i 8 lo?i phí, ph? phí khác nhau. Grab thu thêm ph

Mỹ: Elon Musk đùa với lửa; 'Lá bài' của Biden hết phép; Biden lâm nguy; Trump âm thầm chọn cấp phó; Dồn LNG Nga vào đường cùng

06/05/2024

MA TR?N PH? PHÍ C?A ?NG D?NG G?I XE CÔNG NGH?   Trung bình m?i ?ng d?ng g?i xe công ngh? l?i có trên d??i 8 lo?i phí, ph? phí khác nhau. Grab thu thêm ph

Mỹ: Làn sóng sa thải; Trăm ngân hàng kêu cứu; Biden & ứớc mơ xa vời; Bác đề xuất nhà nước Palestine; Rót thêm 50 tỷ đô cho Ukraine

05/05/2024

MA TR?N PH? PHÍ C?A ?NG D?NG G?I XE CÔNG NGH?   Trung bình m?i ?ng d?ng g?i xe công ngh? l?i có trên d??i 8 lo?i phí, ph? phí khác nhau. Grab thu thêm ph

Lên đầu trang