'Nóng' thị trường xe máy điện; Vụ buôn lậu xăng dầu; Nín thở chờ thị trường BĐS; NĐT cắt lỗ, tháo chạy

SÔI ĐỘNG THỊ TRƯỜNG XE MÁY ĐIỆN

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Ảnh minh họa).

Cùng với xu hướng điện hóa và khi giá xăng liên tiếp lập đỉnh mới, nhiều người đi xe máy xăng đã chuyển sang mua xe máy điện khiến thị trường này trở nên sôi động.

Sức tiêu thụ tăng mạnh

Theo các chuyên gia trong ngành, Việt Nam được coi là “thánh địa” của xe máy xăng ở khu vực Đông Nam Á và xe máy điện chỉ mới góp mặt tại thị trường Việt Nam khoảng 5 - 6 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, khi giá xăng liên tiếp xác lập kỷ lục (hiện vượt ngưỡng 32.000 đồng/lít) cùng nhiều mẫu xe máy xăng tăng giá đột biến thời gian gần đây do hạn chế nguồn cung, nhiều người đã lựa chọn chuyển từ xe xăng sang xe điện để tiết kiệm chi phí.

Đại diện Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast cho biết, do có nhiều ưu điểm nổi bật từ thiết kế, khả năng vận hành đến tiện ích, đặc biệt là chi phí vận hành thấp, ít phải thay thế, sửa chữa và thân thiện với môi trường nên xe máy điện ngày càng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng và phủ sóng rộng khắp mạng lưới giao thông tại Việt Nam.

Nếu di chuyển 1 km, xe xăng tốn từ 500 đồng nhiên liệu thì xe máy điện sử dụng pin Lithium công nghệ mới chỉ tốn 100 đồng. Từ đó thấy được chi phí tiêu tốn cho nhiên liệu ở xe máy xăng cao gấp 5 lần xe máy điện.

Dẫn chứng cho xu hướng chuyển đổi trên, khách hàng Nguyễn Hải Yến ở Xa La, Hà Đông, Hà Nội cho hay, dù chị rất thích Honda Vision phiên bản Cá tính, nhưng qua nhiều đại lý đều không có hàng giao ngay.

Lý do các đại lý đưa ra là khan hiếm nguồn cung khiến giá xe bị “đội giá” khoảng 20 triệu đồng nên chị quyết định mua xe máy điện VinFast Feliz với giá 30 triệu đồng, lại cùng chung phân khúc với dòng xe chị thích.

Theo chị Yến, trong xu hướng điện hóa toàn cầu cùng với giá xăng liên tiếp lập kỷ lục mới và nhiều mẫu xe máy chạy xăng tăng giá do khan hiếm nguồn cung, quyết định của tôi có thể là sáng suốt, vừa tiết kiệm được khoản chênh giá vừa tiết kiệm được chi phí vận hành và còn góp phần bảo vệ môi trường.

Cùng chung quan điểm này, anh Nguyễn Thảo ở Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội chia sẻ, ngoài chi phí nhiên liệu, chi phí bảo trì của xe máy điện cũng thấp hơn xe xăng rất nhiều. Xe xăng sử dụng động cơ đốt nên phải tốn chi phí thay dầu, nước làm mát. Ngược lại xe điện chỉ tốn chi phí thay pin với giá cả phải chăng.

Không tiết lộ về doanh số bán hàng, nhưng một chủ cửa hàng ở phố Xã Đàn, Hà Nội cho biết, việc kinh doanh xe máy điện của cửa hàng thời gian gần đây tăng từ 20 - 30% so với cách đây 3 tháng.

Dự kiến, sắp bước vào năm học mới doanh số bán xe sẽ tăng hơn. Đặc biệt, trước tình hình giá xăng dầu leo thang và nếu có giảm vẫn ở mức cao nên lượng khách sử dụng xe điện sẽ tăng. Đó là chưa nói đến chi phí sinh hoạt cùng nhiều mặt hàng đua nhau tăng giá khiến người dân phải “thắt lưng buộc bụng” chi tiêu, trong đó có cả việc chuyển sang sử dụng xe điện thay xe xăng.

Còn theo ông Nguyễn Bá Cảnh Sơn - kỹ sư phần mềm từng đạt nhiều giải thưởng quốc tế trong lĩnh vực công nghệ đã từ bỏ công việc của mình tại Mỹ để về Việt Nam khởi nghiệp với thương hiệu xe điện Dat Bike, hiện nay sức tiêu thụ xe máy điện của hãng tăng gấp 3 - 4 lần so với dịp đầu năm.

Nhu cầu tăng cao, hãng không thể đáp ứng kịp thời cho khách nên nhiều khách hàng mua xe phải đặt cọc và chờ một vài tuần mới nhận xe.

CEO Nguyễn Bá Cảnh Sơn cũng nhấn mạnh, công suất, quãng đường và thời gian sạc pin là ba điểm mấu chốt để phá vỡ những định kiến của người dùng về xe điện.

Thị trường 8 tỷ USD

CEO Nguyễn Bá Cảnh Sơn đánh giá, Việt Nam là vùng đất giàu tiềm năng với dân số gần 100 triệu dân và xe điện chưa phát triển.

Trong khi đó, xe điện đang trở thành xu hướng trên thế giới với mức tăng trưởng 10%/năm và đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 60 tỷ USD. Chính vì thế, hệ sinh thái của Việt Nam không thua bất kỳ nước nào. Nhiều nước đã làm xe máy điện và phát triển mạnh, nếu Việt Nam không làm sẽ mất cơ hội.

"Với tiềm năng đó, Dat Bike tham vọng trở thành nhà sản xuất xe máy điện Việt Nam dẫn đầu trong khát vọng xanh hóa thị trường xe 2 bánh có giá trị khoảng 8 tỷ USD tại Việt Nam và 25 tỷ USD tại khu vực Đông Nam Á”, CEO Dat Bike cho biết.

Thực tế cho thấy, nhận định của CEO Dat Bike không phải là không có lý khi nhiều thương hiệu như: Paga, Dibao, Yadea, Arevo, Mbigo… cũng tham gia vào thị trường xe máy điện tại Việt Nam những năm gần đây, bên cạnh các sản phẩm xe máy điện của VinFast.

Đặc biệt, với các liên doanh lâu nay vốn chỉ tập trung sản xuất xe máy xăng như: Honda, Yamaha, Piaggio…, thời gian gần đây cũng trưng bày sản phẩm hoặc hợp tác với đơn vị khác để thử nghiệm xe điện.

Cụ thể, chưa biết có phân phối sản phẩm ở thị trường Việt Nam hay không nhưng tại sự kiện ra mắt các mẫu xe máy mới đây, Yamaha Motor Việt Nam đã trưng bày mẫu xe máy điện NEO’S. Đồng thời, khẳng định trở thành công ty nước ngoài đầu tiên trong số các công ty của Tập đoàn Yamaha Motor sản xuất xe máy điện này cho thị trường châu Âu và các nước trên thế giới.

Trong khi đó, Honda Việt Nam cũng đã cung cấp lô 70 xe điện Benly e: cho Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) để triển khai thí điểm dự án sử dụng xe điện giao hàng. Rất có thể, liên doanh này đang thực hiện cuộc "chạy thử nghiệm" để xem xét sự phù hợp với điều kiện đường sá tại Việt Nam.

Cùng với đó, mới đây hình ảnh mẫu xe máy điện Piaggio One chạy thử nghiệm trên đường phố Việt Nam đã gây sự chú ý của nhiều người. Đáng chú ý, Piaggio One đã có những thông tin đăng ký bản quyền tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Như vậy, rất có thể Piaggio One sẽ sớm ra mắt để cạnh tranh với các đối thủ trong phân khúc tại thị trường xe máy điện Việt Nam…

(Nguồn: Soha)

NHỮNG LẦN ‘ĐI ĐÊM’ CỦA ‘TRÙM’ BUÔN LẬU XĂNG DẦU VỚI CỰU SỸ QUAN QUÂN ĐỘI

Đây là vụ án buôn lậu xăng dầu, đưa hối lộ xảy ra tại một số đơn vị thuộc lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển khu lực phía Nam, có tính chất đặc biệt nghiêm trọng.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát quân sự Trung ương, từ tháng 11/2011, “trùm” buôn lậu xăng dầu Phan Thanh Hữu (SN 1957, ở TP HCM) quen biết ông Nguyễn Thế Anh (cựu đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang).

Khoảng tháng 9/2019, Hữu cấu kết với một số đối tượng vận chuyển xăng lậu sang Campuchia bán kiếm lời. “Ông trùm” này đã đặt vấn đề buôn lậu xăng, nhờ ông Thế Anh giúp đỡ và đã nhận được cái gật đầu.

Thời điểm đó, ông Nguyễn Thế Anh đang là Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, biệt phái sang giữ chức vụ Phó Chánh Văn Phòng, thuộc Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia.

Những lần “đi đêm”

Theo thỏa thuận, mỗi tháng Hữu sẽ chi cho ông Thế Anh 30.000 USD và 100 triệu đồng. Tổng số tiền từ tháng 10/2019 - 2/2020, Hữu đã chi cho ông Nguyễn Thế Anh là 150 ngàn USD và 500 triệu đồng.

Đến đầu năm 2020, Hữu và đồng phạm có ý định vận chuyển xăng nhập lậu vào tiêu thụ trong nội địa nên đã hẹn gặp ông Thế Anh tại Khách sạn REX, ở TP.HCM.

Tại đây, Hữu đặt vấn đề về việc vận chuyển xăng nhập lậu để tiêu thụ ở nước ngoài và nhờ ông Thế Anh giúp đỡ. Nhận lời đồng ý, ông Thế Anh yêu cầu Hữu chi tiền cho cấp trên và một số lực lượng khác nữa. Con số đưa ra là mỗi tháng 60.000 USD và 950 triệu đồng.

Phan Thanh Hữu chấp nhận chi hối lộ cho ông Thế Anh. Cáo trạng xác định, tổng số tiền Hữu đã chi để hối lộ ông Nguyễn Thế Anh từ tháng 2/2020 - 1/2021 là 560 ngàn USD và 6,2 tỷ đồng.

Trong toàn bộ các lần nhận tiền hối lộ, ông Thế Anh không trực tiếp nhận từ Hữu mà giao cho Nguyễn Văn An (em con chú ruột) nhận. Cứ vào khoảng ngày 15 hàng tháng, Hữu chủ động gọi điện cho An hẹn lấy tiền.

Trước khi giao tiền, Phan Thanh Hữu xếp thành các cọc, tiền USD loại mệnh giá 100 USD, tiền Việt Nam loại mệnh giá 500.000 đồng, để trong túi nilon màu đen, buộc gọn để bỏ vừa cốp xe máy của An. Cáo buộc cho rằng An đã 16 lần nhận tiền của Hữu mang về cho Thế Anh.

Sau khi Phan Thanh Hữu bị CQĐT Công an tỉnh Đồng Nai bắt. Đó là thời điểm trung tuần tháng 3/2021. Lúc này, ông Thế Anh gọi điện cho An bảo em đi trốn. Sau thời gian trốn ở Sóc Trăng, An được ông Thế Anh nhờ người đưa sang Lào. Đến ngày 19/5/2021, An bị Công an Lào bắt, bàn giao cho Công an Việt Nam.

Ngoài ông Thế Anh, Phan Thanh Hữu và ông Lê Văn Minh (cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh vùng Cảnh sát Biển 4) cũng có quan hệ quen biết từ năm 2017.

Hữu biết ông Lê Văn Minh là Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, quản lý vùng biển các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang nên “ông trùm” này đã liên hệ nhờ ông Minh giúp đỡ trong quá trình buôn lậu xăng và cũng nhận được sự đồng ý.

Khi tiếp nhận xăng nhập lậu từ Singapore đưa về vùng biển Việt Nam, Phan Thanh Hữu đều liên lạc, gọi điện, nhắn tin báo cho ông Minh biết để giúp đỡ, bảo kê, không bị kiểm tra, bắt giữ.

Đổi lại, hàng tháng Hữu chi tiền để hối lộ cho ông Lê Văn Minh. Hữu giao cho con trai chuyển tiền vào tài khoản và đưa trực tiếp cho vợ ông Minh. Bản thân ông Minh cũng nhiều lần trực tiếp nhận tiền từ Hữu.

Cáo buộc cho rằng cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh vùng Cảnh sát Biển 4 đã thông qua người thân nhận 6,9 tỷ đồng để tạo điều kiện, giúp đỡ, bảo kê cho hoạt động vận chuyển, buôn lậu xăng của Hữu không bị bắt giữ, xử lý.

Trong vụ án này, CQĐT xác định, hành vi của Hữu đã đủ yếu tố cấu thành tội Đưa hối lộ. Nhưng để khuyến khích, động viên những người phạm tội chủ động, tích cực khai báo, lập công chuộc tội; áp dụng chính sách khoan hồng của pháp luật..., CQĐT không xem xét xử lý hình sự đối với hành vi đưa hối lộ của Hữu.

Hành vi của các bị can bị VKS cho rằng vì động cơ vụ lợi cá nhân. Hành vi này đã xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự quản lý hành chính, sự đúng đắn trong hoạt động phòng chống buôn lậu của cơ quan nhà nước, gây mất trật tự, an toàn xã hội và ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của quân đội và lực lượng thi hành công vụ.

(Nguồn: Vietnamnet)

NHÀ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN “NÍN THỞ” CHỜ THỊ TRƯỜNG

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Ảnh minh họa).

Tính ra hàng vào đầu tháng 6 nhưng anh T vẫn chưa bán được như dự định. Hiện tại, 3 lô đất (bao gồm cả đất thổ cư và nông nghiệp) của anh vẫn đang chờ tín hiệu tốt lên của thị trường bất động sản.

Khoảng hơn 2 tháng trở lại đây, thị trường BĐS có dấu hiệu giảm tốc, thanh khoản chậm. Nhiều nhà đầu tư có đất gần như khó ra hàng khi cả thị trường im ắng ở giai đoạn này. Anh T (ngụ Tp.Thủ Đức), hiện có 3 lô đất nằm rải rác ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai nhưng vẫn chưa bán được như dự định trước đó. Trong đó, có 2 lô đất anh T dùng đòn bẩy vay ngân hàng, nên cũng muốn có thị trường để ra hàng sớm. Theo anh T, trước tháng 4/2022, anh vẫn "lướt sóng" được 1-2 lô đất, nhưng từ thời điểm tháng cuối tháng 5/2022 đến nay, thị trường đứng, việc ra hàng gặp mua – bán khó khăn.

"Hiện tại, tôi chỉ biết chờ thêm thị trường, đợi đến cuối năm nếu có đợt sóng mới sẽ đẩy hàng", anh T cho hay.

Có thể thấy, trước động thái siết chặt thị trường của cơ quan quản lý nhà nước, thanh khoản trên thị trường thời gian gần đây chứng kiến sự sụt giảm mạnh. Nhiều nhà đầu tư thời điểm sốt đất cùng một số người bạn hùn vốn để "ôm" đất thì hiện tại cũng phải chờ thêm tín hiệu của thị trường, khó ra hàng như dự kiến.

Trong đó, không ít nhà đầu tư phải chấp nhận bán lỗ để thu hồi vốn vì sử dụng đòn bẩy ngân hàng "quá sức". Thế nhưng, để bán được hàng ở thời điểm này cũng không phải câu chuyện dễ dàng bởi thị trường đang trong trạng thái im ắng. Với những nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, họ đang có động thái nghe ngóng thêm, chờ thị trường BĐS bước qua chu kỳ mới và khởi sắc trở lại.

Ghi nhận cho thấy, từ tháng 4 đến đầu tháng 7, tức sau 3 tháng sau khi một số ngân hàng có động thái siết vốn với bất động sản, nhiều doanh nghiệp bước vào giai đoạn khát vốn, khó bán hàng sơ cấp. Thanh khoản nhà đất trên thị trường thứ cấp (nhà đầu tư mua đi bán lại) cũng trầm lắng, dòng tiền trên thị trường địa ốc yếu dần, các dòng vốn đầu tư tài sản cũng có dấu hiệu co cụm, phòng thủ.

Các chuyên gia dự báo nếu việc siết tín dụng kéo dài thêm, thị trường nhà đất có thể xuất hiện các đợt giảm giá mạnh trên thị trường thứ cấp, đến cuối năm kịch bản khắc nghiệt sẽ đến gần, thị trường có thể rơi vào khủng hoảng.

Chia sẻ trên báo chí, ông Huỳnh Phước Nghĩa, Chuyên gia tư vấn cấp cao của GIBC cho biết, việc siết tín dụng bất động sản là đòn giáng mạnh vào các nhà đầu tư và giới đầu cơ địa ốc đang ôm nhiều tài sản bởi nếu không trụ được, nhóm này sẽ xả hàng giảm giá trong thời gian tới.

Cụ thể, từ tháng 6 đến nay, trên thị trường thứ cấp nhà đầu tư mua đi bán lại đã giảm giá tài sản do khó khăn tài chính hoặc có nhu cầu thoát hàng nhanh. Trong khi đó dòng tiền chảy vào thị trường bất động sản đã có dấu hiệu tắc nghẽn và co cụm khi các nhà đầu tư có động thái rút tiền mặt về để hạn chế rủi ro. Trong những tháng tới, nếu thanh khoản tiếp tục giảm, thị trường sẽ đảo chiều từ giai đoạn tăng giá liên tục sang giai đoạn giằng co về giá, phản ứng của người mua có thể quyết định việc chủ đầu tư chuyển từ trạng thái thổi giá lên cao sang tình thế tăng ưu đãi, tăng khuyến mãi để kích cầu, tìm cách thoát hàng.

Còn theo chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang, trong 6 tháng tới, nếu tình trạng siết tín dụng vẫn tiếp diễn, số lượng nhà đầu tư xả hàng sẽ tăng lên, đồng thời mức giảm giá cũng nhiều hơn, càng về cuối năm càng dễ xảy ra tình trạng cắt lỗ. Việc thị trường chuyển từ trạng thái giảm lời sang cắt lỗ sẽ biến chuyển rất nhanh, đẩy bất động sản vào cuộc khủng hoảng mới.

"Nhiều dự báo cuối năm lãi suất cho vay sẽ tăng lên, các nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính quá đà buộc phải đua xả hàng vì ôm càng lâu càng lún sâu vào bẫy chốt lời không xong nhưng nợ xấu đến gần. Còn phía doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi bị siết tín dụng, chủ đầu tư buộc phải tính đến kịch bản bán sỉ hoặc chiết khấu mạnh để cải thiện dòng tiền", ông Quang cho hay.

Tuy nhiên, ảnh hưởng ở đây mang tính cục bộ, chỉ ảnh hưởng đến những nhà đầu tư ngắn hạn, có ý định lướt sóng hoặc sử dụng đòn bẩy ngân hàng lớn. Đối với một số nhà đầu tư thực thụ, có dòng tiền nhàn rỗi và đầu tư bài bản dài hạn thì sẽ không ảnh hưởng.

Theo một số chuyên gia, nhiều người hiện nay đang có xu hướng giữ tiền mặt để chờ đợi một chu kỳ mới. Còn những nhà đầu tư lướt sóng hiện nay cũng gặp khó vì không có thanh khoản. Thị trường bất động sản trong hai tháng vừa qua lộ rõ sự lao dốc và càng ngày sẽ càng rõ ràng hơn. Tuy nhiên, thị trường sẽ không đến mức tồi tệ là đóng băng.

(Nguồn: CafeF)

QUA ĐỈNH SỐT ĐẤT, NHÀ ĐẦU TƯ VAY TIỀN NGÂN HÀNG Ồ ẠT CẮT LỖ, THÁO CHẠY

Gần đây, một số nhà đầu tư không chuyên, sử dụng đòn bẩy tài chính bắt đầu rao bán cắt lỗ các bất động sản.

Ồ ạt cắt lỗ

Chị Trần Phương Dung - một nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội - chia sẻ chị đang rao bán cắt lỗ lô đất hơn 750 m2 tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất với giá 3,5 tỷ đồng, tương đương 4,6 triệu đồng/m2.

"Giá lô đất này tôi mua cuối năm 2021 là 3,75 tỷ đồng. Nhưng, hiện tại do đang cần tiền trả ngân hàng, tôi buộc phải rao bán cắt lỗ, giảm 250 triệu đồng so với giá lúc mua vào", chị Dung nói.

Tương tự như chị Dung, anh Nguyễn Văn Đức (ở Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đang loay hoay bán lô đất nền ở huyện Thạch Thất để thu hồi vốn và trả nợ ngân hàng.

Theo anh Đức, anh mua lô đất diện tích 60 m2 tại xã Tân Xã với giá 1,2 tỷ đồng, tương đương 20 triệu đồng/m2 vào khoảng thời gian đầu năm nay. Giờ anh đang rao bán cắt lỗ, thấp hơn giá mua 200 triệu đồng so với giá mua vào.

"Với mục đích đầu tư, phần lớn số tiền mua đất trên tôi là vay mượn ngân hàng. Tuy nhiên, hiện tại thị trường đang chững lại, bên cạnh đó, ngân hàng rục rịch tăng lãi suất khiến tôi lo lắng và rao bán cắt lỗ. Nếu may mắn bán được luôn, tôi chỉ lỗ một ít, chứ để lâu tôi mất luôn cả vốn", anh Đức nói.

Anh Trần Hữu Thành - một môi giới lâu năm ở khu vực Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) - thừa nhận, tình trạng khách hàng có nhu cầu bán cắt lỗ đất nền tăng nhanh thời gian gần đây. Những trường hợp bán cắt lỗ rơi vào những nhà đầu tư không chuyên, sử dụng đòn bẩy tài chính.

"Tôi đang bán một lô đất nền 196 m2 tại xã Yên Bình cho khách. Giá bán hiện tại đã cắt lỗ tới hơn 300 triệu đồng nhưng cả tháng nay không chốt được giao dịch", anh Thành nói và cho rằng, toàn thị trường đất nền ven đô đang chững lại.

Lo ngại vỡ bong bóng

Những biến động về giá cả và mức độ quan tâm vào bất động sản, cùng với việc giá vật liệu xây dựng đầu vào tăng không ngừng đã tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà thầu xây dựng. Những điều này góp phần đẩy giá nhà, đất lên cao, nhưng thanh khoản lại ngược lại.

Tuy nhiên, hiện tại thị trường bất động sản ở nhiều nơi từng "sốt nóng" đang chững lại, nhu cầu quan tâm tới bất động sản giảm và giao dịch trầm lắng. Do đó, thị trường đã có hiện tượng một số nhà đầu tư không chuyên và dùng đòn bẩy tài chính rao bán "cắt lỗ" một số bất động sản nhỏ, không có lợi thế về hạ tầng.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nhiều doanh nghiệp dựa vào vay ngân hàng để phát triển dự án sắp tới sẽ bị ảnh hưởng nặng vì không có vốn để phát triển dự án, thậm chí dẫn đến việc co hẹp quy mô. Trong khi những doanh nghiệp có dự án đang hình thành và đang bán sẽ bị ảnh hưởng vì người mua nhà bị động hơn, khó khăn trong tiếp cận vốn vay, lãi suất vay mua bất động sản tăng cao.

Thậm chí, một số chuyên gia bất động sản còn lo ngại rằng, đến một thời điểm nhất định, giá tăng quá cao khiến tính thanh khoản không còn, khi đó, bong bóng sẽ vỡ, giao dịch giảm mạnh, kéo theo giá bất động sản cũng giảm mạnh, gây hệ lụy lớn cho nền kinh tế.

"Thị trường hiện nay đang đứng hình. Tức là thanh khoản giảm rất mạnh, người mua sẽ không dám mua còn người bán đang do dự, không muốn giảm giá nhiều. Song, thị trường đóng băng nhiều khi còn nguy hiểm hơn bong bóng bởi khi đó, những người ôm đất không bán được, không ít người rơi vào cảnh tay trắng ", TS. Đinh Thế Hiển nêu quan điểm.

(Nguồn: Dân Trí)

(Xem thêm:

=> Vé máy bay tăng; 'Nóng' lãi suất tiền gửi; Nở rộ nền tảng cho vay; Quỹ đất lớn đón vốn; Nghịch lý thị trường BĐS ).

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Giá vé cao, các hãng bay vẫn kêu khó; XK được mùa, DN vẫn lỗ; Thiết bị làm mát 'tăng nhiệt'; Làn sóng săn nhà tập thể cũ

19/05/2024

SÔI ??NG TH? TR??NG XE MÁY ?I?N (?nh minh h?a). Cùng v?i xu h??ng ?i?n hóa và khi giá x?ng liên ti?p l?p ??nh m?i, nhi?u ng??i ?i xe máy x?ng ?ã chuy?n sang mua xe

Bế mạc hội nghị TƯ 9; Khu đô thị nơi bỏ hoang, nơi xây mới; TP.HCM càng chống càng ngập; Bài toán xây nhà ở cho công nhân

19/05/2024

SÔI ??NG TH? TR??NG XE MÁY ?I?N (?nh minh h?a). Cùng v?i xu h??ng ?i?n hóa và khi giá x?ng liên ti?p l?p ??nh m?i, nhi?u ng??i ?i xe máy x?ng ?ã chuy?n sang mua xe

Thần tượng HQ ồ ạt đến VN; Công Vinh - Thủy Tiên giàu cỡ nào; Dừng xe nhảy giữa đường; Ổ nhóm truyền đạo 'Hội thánh Đức Chúa Trời'

19/05/2024

SÔI ??NG TH? TR??NG XE MÁY ?I?N (?nh minh h?a). Cùng v?i xu h??ng ?i?n hóa và khi giá x?ng liên ti?p l?p ??nh m?i, nhi?u ng??i ?i xe máy x?ng ?ã chuy?n sang mua xe

Người Việt hải ngoại

Người Việt hải ngoại: Danh ca bỏ showbiz sang Úc; Nhập gia tùy tục ở Nhật; 2 người trộm cắp ở Nhật; Rút tiền bằng thẻ giả ở Tochigi

19/05/2024

SÔI ??NG TH? TR??NG XE MÁY ?I?N (?nh minh h?a). Cùng v?i xu h??ng ?i?n hóa và khi giá x?ng liên ti?p l?p ??nh m?i, nhi?u ng??i ?i xe máy x?ng ?ã chuy?n sang mua xe

Người Việt hải ngoại: Lan tỏa ẩm thực ở Singapore; Phát huy tinh thần thanh niên; Khép lại giải bóng đá ở Nga; Văn hóa Việt khoe sắc ở Mỹ

18/05/2024

SÔI ??NG TH? TR??NG XE MÁY ?I?N (?nh minh h?a). Cùng v?i xu h??ng ?i?n hóa và khi giá x?ng liên ti?p l?p ??nh m?i, nhi?u ng??i ?i xe máy x?ng ?ã chuy?n sang mua xe

Người Việt hải ngoại: Hỗ trợ nạn nhân ở Ba Lan; Những người mẹ Ireland; Bán bánh mì di động ở Nhật; Vươn tầm phong trào phụ nữ

17/05/2024

SÔI ??NG TH? TR??NG XE MÁY ?I?N (?nh minh h?a). Cùng v?i xu h??ng ?i?n hóa và khi giá x?ng liên ti?p l?p ??nh m?i, nhi?u ng??i ?i xe máy x?ng ?ã chuy?n sang mua xe

EU

EU: Mô hình DARPA; Tự 'lách' lệnh trừng phạt; 'Cơn đau đầu' ở Hà Lan; Chống bán phá giá thép TQ; Chia rẽ chính trị ở Slovakia

19/05/2024

SÔI ??NG TH? TR??NG XE MÁY ?I?N (?nh minh h?a). Cùng v?i xu h??ng ?i?n hóa và khi giá x?ng liên ti?p l?p ??nh m?i, nhi?u ng??i ?i xe máy x?ng ?ã chuy?n sang mua xe

EU: Điểm yếu tài chính; Tăng trưởng khiêm tốn; Gián tiếp mua dầu Nga; Điều tra hàng NK từ TQ; Thủ tướng Fico ở 'lằn ranh sinh tử'

18/05/2024

SÔI ??NG TH? TR??NG XE MÁY ?I?N (?nh minh h?a). Cùng v?i xu h??ng ?i?n hóa và khi giá x?ng liên ti?p l?p ??nh m?i, nhi?u ng??i ?i xe máy x?ng ?ã chuy?n sang mua xe

EU: Kinh tế phục hồi; Công nghiệp nguy cơ tụt hậu; Cứu tinh nhiên liệu; Anh thả sớm tù nhân; Thủ tướng Slovakia bị ám sát

17/05/2024

SÔI ??NG TH? TR??NG XE MÁY ?I?N (?nh minh h?a). Cùng v?i xu h??ng ?i?n hóa và khi giá x?ng liên ti?p l?p ??nh m?i, nhi?u ng??i ?i xe máy x?ng ?ã chuy?n sang mua xe

Thế giới

Mỹ: Dân thay đổi chi tiêu; FED vẫn thận trọng; Loại nhanh di dân 'lậu'; Ngoại giao ẩm thực với TQ; Hạ viện đối đầu Nhà Trắng

19/05/2024

SÔI ??NG TH? TR??NG XE MÁY ?I?N (?nh minh h?a). Cùng v?i xu h??ng ?i?n hóa và khi giá x?ng liên ti?p l?p ??nh m?i, nhi?u ng??i ?i xe máy x?ng ?ã chuy?n sang mua xe

Cuộc thi ngồi yên ở HQ; Tập-Putin lên án Mỹ; Nga giành kiểm soát Robotyne; Ukraine đã đủ đạn pháo; Chính phủ Israel chia rẽ

18/05/2024

SÔI ??NG TH? TR??NG XE MÁY ?I?N (?nh minh h?a). Cùng v?i xu h??ng ?i?n hóa và khi giá x?ng liên ti?p l?p ??nh m?i, nhi?u ng??i ?i xe máy x?ng ?ã chuy?n sang mua xe

Mỹ: Cá trê đe dọa sinh thái; Khó 'trị' lạm phát; Dân biểu ra tòa bênh Trump; Cách đánh thuế TQ khác biệt; Biden phải gửi vũ khí đến Israel

18/05/2024

SÔI ??NG TH? TR??NG XE MÁY ?I?N (?nh minh h?a). Cùng v?i xu h??ng ?i?n hóa và khi giá x?ng liên ti?p l?p ??nh m?i, nhi?u ng??i ?i xe máy x?ng ?ã chuy?n sang mua xe

Lên đầu trang