Hình ảnh người Việt ở Sachsen: Khẳng định mình; Dưới con mắt người Đức; Thay đổi; Tất cả vì tương lai con cái; Giữ gìn bản sắc dân tộc

Sau khi nước Đức tái thống nhất, tại những doanh nghiệp nơi họ làm việc bị giải thể, nhiều người Việt xuất khẩu lao động đã chuyển sang mở cửa hàng hoa và quán ăn nhanh. Họ đã tự tìm thấy vị trí thích ứng với hoàn cảnh của mình từ lâu và hầu như không mấy ai để ý đến. Nhưng thế hệ tiếp theo muốn khẳng định mình.

Khẳng định mình

Như cô H. D. hiện làm giám đốc phát triển kinh doanh tại Viện Fraunhofer ở Dresden. Cô không sinh ra ở Đức. Ban đầu cô đến Clausthal-Zellerfeld ở Sachsenanhalt để học quản trị kinh doanh vào năm 2006. Đầu tiên là ở bậc cử nhân, sau đó bậc thạc sĩ. Cô nói tiếng Đức như người bản địa, khác với hình ảnh về phụ nữ Việt Nam ở Sachsen thường bị phân biệt chủng tộc, miệt thị là Fidschis dân tộc lạc hậu nhất trên thế giới, vào những năm 70 và 80 khi họ đến CHDC Đức với tư cách là lao động hợp đồng. Sau đó, họ bán thuốc lá hồi thống nhất nước Đức, rồi mở các quầy bán rau hoa quả, mở nhà hàng, và cho đến ngày nay cũng chỉ có thể nói tiếng Đức nhát gừng.

Người Việt ở Sachsen

Theo số liều thống kê, trong số khoảng 9.500 người Việt Nam sống ở Sachsen hiện nay, chưa đến một nửa đã ở đây hơn hai thập kỷ. Năm 1990, nhóm người Việt ở Sachsen chiếm 20% dân số người nước ngoài. Mặc dù con số này hầu như không thay đổi kể từ đó, nhưng ngày nay, do có nhiều người tị nạn, con số này chỉ còn chiếm tỷ lệ 3%.

Người Việt dưới con mắt người Đức

Người Việt hầu như không được đề cập đến trên truyền thông, trái ngược với người Ukraine, người Syria và người Afghanistan. Người Việt Nam được đánh giá là những người cực kỳ dễ thích nghi và chăm chỉ, không phải ngẫu nhiên mà họ còn được mệnh danh là “Người Phổ (Đức) của Châu Á”. Chỉ trong một thời gian ngắn vào những năm 1990, những kẻ buôn lậu thuốc lá người Việt đã làm tổn hại hình ảnh dân tộc mình ở Sachsen. Trong khi đó, ngay cả những người Đức chỉ trích gay gắt nhất về tị nạn cũng trở nên thoải mái với sự hiện diện của người Việt. Người Việt không gây rắc rối hay đòi hỏi sự chú ý. Tuy nhiên, ngược lại, họ không nhận được gì cả, trở nên mờ nhạt.

Mặc dù vậy, nếu nhìn kỹ hơn, sẽ nhanh chóng nhận ra rằng không chỉ nước Đức đã thay đổi trong 30 năm qua, mà cả cuộc sống của những người nhập cư từ Việt Nam, những mong muốn và cơ hội của họ cũng thay đổi theo.

Thay đổi

Bà N. T. sống ở Zittau thuộc thế hệ đầu tiên. Bà và chồng đến Đức làm công nhân hợp đồng vào cuối những năm 1980. Vào thời điểm đó, CHDC Đức không hoàn toàn “giúp đỡ anh em” một cách vị tha và trao đổi đào tạo để làm việc. Sự hòa nhập của các lao xuất khẩu ngày càng ít đóng vai trò trong những năm qua. Các khóa học ngôn ngữ chỉ được cung cấp trong một vài tuần. Người Việt thu mình và chỉ làm công việc của mình.

Bà N. T. làm việc tại Tổ hợp dệt Zittau, chồng bà làm việc ở nhà máy Robur. Khi cả hai công việc đều biến mất do thống nhất nước Đức, họ tìm cơ hội tự kinh doanh, ban đầu bán áo len và tất ở chợ. Sau đó mở một cửa hàng hoa.

Bà có vấn đề về đĩa đệm nhưng vẫn đến cửa hàng hàng ngày từ 7 giờ sáng. Mở cửa từ 8:30 sáng đến 18 giờ chiều. Mỗi tuần một lần, bà phải đến Dresden lúc 3 giờ sáng để lấy hoa từ người bán buôn. Vì không đủ thu nhập nên chồng bà phải làm đầu bếp bán thời gian. Bà tự hào nói rằng ba đứa con của bà đều học lĩnh vực kinh doanh và kỹ thuật ở Berlin.

Những người bạn Đức khuyên chồng bà nên mở một nhà hàng. Hiện ông đã điều hành nhà hàng châu Á của mình ở Sachsenhof tới nay đã được hơn 30 năm. Ông là công dân Đức từ năm 1994. Tăng cường mối quan hệ giữa người Việt và người Đức là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Hiệp hội Văn hóa Việt Nam ở địa phương ông do ông đồng sáng lập.

Tất cả vì tương lai con cái

Nói chung không phải là vấn đề đối với con cái người Việt Nam sinh ra ở Đức. Mặt khác, các em thường phải chịu sự kỳ vọng của cha mẹ. Đặc trách ngoại kiều Sachsen cho biết: Hơn một nửa học sinh người Việt học trường chuyên và sau đó học đại học. Một mặt, điều này rất tốt nhưng mặt khác cũng gây áp lực rất lớn cho chúng.

Tuy nhiên, nhiều người Việt Nam luôn sẵn sàng làm tất cả để đảm bảo rằng con cái họ có thể có cuộc sống tốt hơn họ. Điều này cũng liên quan đến Nho giáo, vốn vẫn còn phổ biến, theo đó hệ thống phân cấp trong gia đình rất quan trọng và ông bà, cha mẹ thường quyết định tương lai của con cái.

Áp lực lên con cái

H. D. cho biết, cha mẹ cô bảo ngay từ khi còn nhỏ rằng một ngày nào đó cô sẽ ra nước ngoài học tập. H. D nói: Khi cô lên máy bay tới Đức vào năm 2006, tiếng Đức của cô chỉ giới hạn ở vài chữ chào hỏi. Cú sốc ban đầu khi sang Đức chủ yếu là cú sốc nhiệt độ. Ở nhà chúng tôi, học sinh được phép ở nhà nếu nhiệt độ lạnh tới 9 độ. Trong khi ở Đức âm tới cả chục độ.

Những ấn tượng về thế giới xa lạ khiến cô choáng ngợp. Cô nhớ lại: Lúc đầu, hầu như đêm nào tôi cũng khóc. Cô chật vật trong việc học và luôn nghĩ đến việc bỏ học để trở về Việt Nam.

Trong khi đó, cô chăm chỉ tiếp cận tiếng Đức, ngôn ngữ không chỉ đáng sợ vì ngữ pháp phức tạp mà còn rất khó nói đối với người Việt.

Một thời điểm nào đó cô gặp bạn trai và hiện là chồng mình học cùng trường đại học. Một người Đức. Năm 2016, họ chuyển đến Dresden, tìm việc làm và lập gia đình. Con gái đã ba tuổi.

Giữ gìn bản sắc dân tộc

Tại Viện Fraunhofer, cô phát triển quan hệ đối tác với các công ty và mở ra những lĩnh vực nghiên cứu mới. Cô nói: Tôi mong muốn thành tựu của người Việt Nam ở Đức được ghi nhận nhiều hơn. Những người lao động xuất khẩu trước đây không bao giờ bỏ cuộc và tận dụng tối đa cơ hội của mình, nhưng thế hệ tiếp theo giờ đây có những yêu cầu khác và đã nằm trong trung tâm của xã hội.

Khác với những bạn trẻ gốc Việt khác, H. D vẫn có cảm giác mình là người Việt. Cô nói đó là một phần bản sắc của tôi, bất kể tôi ở đây bao lâu. Con gái cô lớn lên trong môi trường song ngữ. Mẹ chỉ nói chuyện với cô bằng tiếng Việt và giả vờ như mẹ chỉ hiểu tiếng Việt. Vào đầu năm học, cô đã có thể cho con nhỏ xem quê hương của mình lần đầu tiên và làm quen với các thành viên trong gia đình lớn. Điều đó có ý nghĩa rất lớn với cô. Cô cũng duy trì tập quán Việt ở Đức. Vào dịp Tết Nguyên đán, cô nấu ăn cho gia đình theo công thức truyền thống, chuẩn bị nem và bún măng.

Cuối tháng 9, cô cùng con gái tham dự lễ hội Trung thu Việt Nam tại Dresden, do Hội Người Việt tổ chức, với chương trình ca hát và nhảy múa. Những học sinh đạt điểm cao nhất được nhận những phần quà nhỏ.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

EU

Thế giới

Lên đầu trang