Đức: Đạt mục tiêu giảm phát thải; Xoa dịu xung đột với EU; Nhìn lại bê bối Siemens; Chặn máy bay Nga

Đức đạt được mục tiêu về giảm phát thải trong năm 2022

Tổng cộng, Đức thải ra môi trường 746 tỷ tấn khí nhà kính trong năm 2022, ít hơn 10 tấn so với mục tiêu đã đặt ra cho cả năm.

Theo các dữ liệu mới công bố ngày 15/3, Đức đã đạt mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã đề ra cho năm 2022 dù việc phải tăng sử dụng than đá đã phần nào làm tăng ô nhiễm trong lĩnh vực năng lượng.

Theo Cơ quan Môi trường liên bang, mức phát thải của nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã giảm 1,9% trong năm 2022 so với năm trước đó.

Tổng cộng, Đức thải ra môi trường 746 tỷ tấn khí nhà kính trong năm 2022, ít hơn 10 tấn so với mục tiêu đã đặt ra cho cả năm.

Mức phát thải chung của Đức vẫn giảm dù phát thải trong lĩnh vực năng lượng tăng do nước này phải quay lại sử dụng các nhà máy điện than để ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng sau khi giảm nhập khẩu khí đốt từ Nga giảm.

Theo đó, mức phát thải trong lĩnh vực năng lượng tăng 4,4% và đây là năm thứ 2 liên tiếp phát thải trong lĩnh vực này tăng.

Cũng theo cơ quan trên, từ năm 1990, Đức đã nỗ lực giảm 40,4% mức phát thải.

Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu khí hậu đề ra đến năm 2030, Đức cần tăng tốc hành động. Theo đó, mức phát thải giảm mỗi năm phải là 6% trong khi trung bình hằng năm tính từ năm 2010, Đức đạt mức giảm phát thải là 2%.

Năm 2022, Đức cũng ghi nhận kỷ lục 20,4% năng lượng được sản xuất từ các nguồn tái tạo như mặt trời và gió.

Dù vậy, Giám đốc Cơ quan Môi trường liên bang Đức Dirk Messner nhấn mạnh nước này cần tăng mạnh tốc độ mở rộng ngành năng lượng tái tạo để đạt các mục tiêu khí hậu đến năm 2030.

Về phần mình, Bộ trưởng Môi trường Đức Robert Habeck đánh giá những kết quả nêu trên là đáng khích lệ, đồng thời kêu gọi nhân rộng ngay lập tức các biện pháp bảo vệ khí hậu./.

(Nguồn: VietnamPlus)

ĐỨC TÌM CÁCH XOA DỊU XUNG ĐỘT VỚI CHÂU ÂU VỀ LỆNH CẤM XE ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

Chính phủ Đức đang tìm cách cố gắng xoa dịu xung đột ngày càng tăng với EU bằng cách đề xuất thay đổi luật giao thông xanh trong một bức thư gửi hôm thứ Tư (15/30 tới Ủy ban châu Âu, nguồn tin giấu tên cho biết.

Trước đó, Berlin, cùng với các đồng minh, đã cố gắng vượt qua lệnh cấm bán xe động cơ đốt trong vào năm 2035 đã được thống nhất của EU vào phút cuối. Hành động của Đức đã khiến châu Âu rất tức giận.

Trong nỗ lực xoa dịu bế tắc trước hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU vào tuần tới, chính phủ Đức đã gửi một lá thư tới Ủy ban châu Âu nêu rõ những gì họ muốn để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa.

Theo nguồn tin giấu tên, đề xuất này bao gồm việc đưa ra các tiêu chí cho các phương tiện chỉ chạy bằng nhiên liệu điện tử - lựa chọn thay thế tổng hợp cho nhiên liệu hóa thạch làm từ hydro và CO2 có thể được sử dụng trong động cơ đốt trong truyền thống - trong luật gây ô nhiễm Euro 6 hiện có của khối. Đó là những quy tắc áp dụng cho các chất gây ô nhiễm không phải CO2.

Berlin cũng muốn bổ sung một đạo luật được ủy quyền - một phần của luật thứ cấp - vào các tiêu chuẩn CO2 năm 2035 sẽ cho phép một số loại hệ thống tín dụng cho nhiên liệu điện tử.

Bức thư được gửi bởi Christoph Burmeister, người đứng đầu văn phòng của Bộ trưởng Giao thông Vận tải Volker Wissing, cho Diederik Samsom, người đứng đầu nội các của Ủy viên Thỏa thuận Xanh EU Frans Timmermans.

Ý tưởng là để nhiên liệu điện tử được thêm vào văn bản của luật năm 2035. Trong khi đó, cả Nghị viện châu Âu và các quốc gia như Pháp đều nói rõ rằng họ sẽ không cho phép mở lại gói luật vốn đã mất hai năm để đàm phán, được mở lại.

Cả hai biện pháp do Đức đề xuất đều có thể được đưa ra trong vòng một năm, nhưng không rõ liệu Nghị viện châu Âu có cho phép thay đổi luật thông qua quy trình hợp lý hóa các hành vi được ủy quyền và thực hiện theo đề xuất của Đức mà không cần có tiếng nói hay không.

Trong các cuộc đàm phán năm ngoái về luật 2035, những nỗ lực của Đức nhằm tạo không gian cho nhiên liệu điện tử đã bị các quốc gia thành viên khác và Nghị viện từ chối.

Nhiên liệu điện tử đang được ủng hộ bởi Đảng Dân chủ Tự do của Đức, đảng kiểm soát Bộ giao thông vận tải của đất nước dưới liên minh cầm quyền ba đảng, coi đó là một cách để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô hùng mạnh của đất nước này khỏi sự thay đổi khó khăn khi chuyển sang ô tô điện.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz bày tỏ sự lạc quan hôm thứ Tư rằng có một giải pháp cho tranh chấp đã gần kề.

"Đây không phải là một nhiệm vụ bất khả thi, nó cũng không khó. Tôi cũng mong đợi một kết quả sớm", Thủ tướng Đức nói trong cuộc họp báo với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson.

Ông Scholz cũng phản đối về việc sự phản kháng bất thường của Đức đối với luật pháp của EU ở giai đoạn cuối của quá trình làm luật này đang làm giảm uy tín của Berlin. "Tôi không thể xác nhận bất kỳ sự tức giận nào" từ các quốc gia thành viên khác, ông nói.

Mặc dù vậy, thực tế thì Pháp không hài lòng với chính sách đi ngược lại quan điểm chung của khối.

Bộ trưởng Công nghiệp Pháp Roland Lescure nói: “Sự thay đổi lập trường của Đức dường như có liên quan đến những cân nhắc chính trị nội bộ không nên làm chệch hướng các chính sách của châu Âu. Chúng tôi đã quyết định bây giờ hãy tiếp tục và không để mất thời gian”.

Bộ trưởng Kinh tế Bruno Le Maire cho biết Pháp sẵn sàng "chiến đấu" với Đức để bảo vệ luật giao thông xanh của EU cấm bán ô tô và xe tải lắp động cơ đốt trong từ năm 2035.

Những bình luận của ông đã đặt Paris và Berlin vào một cuộc xung đột về dự thảo luật - một phần quan trọng trong chương trình nghị sự xanh của EU, quy định rằng các nhà sản xuất ô tô chỉ bán các phương tiện không phát thải từ năm 2035.

"Chúng tôi sẵn sàng đấu tranh vì nó, bởi vì trì hoãn là một sai lầm về môi trường và tôi cũng nghĩ đó là một sai lầm về kinh tế", Le Maire nói với tờ France Info.

Paris không có hứng thú với việc thay đổi một biện pháp đã được thống nhất trong hai năm đàm phán mất nhiều thời gian, được hoàn thiện giữa các nước EU trong nhiệm kỳ chủ tịch Hội đồng Châu Âu của Pháp vào năm ngoái và chỉ cần có sự chấp thuận chính thức của các bộ trưởng để trở thành luật.

"Về mặt kinh tế, nó không mạch lạc, về mặt công nghiệp thì nguy hiểm, không vì lợi ích quốc gia của chúng ta, không vì lợi ích của các nhà sản xuất quốc gia và trên hết, nó không vì lợi ích của hành tinh", Le Maire nói về những nỗ lực gây đình trệ kế hoạch.

Cũng có lo ngại rằng việc chuyển sang ô tô điện sẽ khiến châu Âu hứng chịu sự tấn công từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, vốn dẫn đầu thế giới về công nghệ pin và sản xuất xe điện, đồng thời đang để mắt đến thị trường EU béo bở.

Bế tắc khiến Pháp phải đối mặt với các quốc gia khác ủng hộ mục tiêu ô tô sạch vào năm 2035, chẳng hạn như Tây Ban Nha, Bỉ, Thụy Điển, Đan Mạch, Ireland và Hà Lan.

Cuộc tranh cãi làm suy yếu tuyên bố của châu Âu là dẫn đầu toàn cầu trong việc cắt giảm khí thải nhà kính, đồng thời có nguy cơ dẫn đến các cuộc tranh luận rộng lớn hơn về cán cân quyền lực trong nền chính trị lục địa.

Le Maire muốn các nhà sản xuất ô tô của châu Âu nhanh chóng chuyển sang xe điện và đã hỗ trợ các chương trình trợ cấp nhà nước lớn của Pháp cho xe điện, cũng như các nỗ lực của EU để rót hàng tỷ USD vào việc tạo ra ngành công nghiệp pin sản xuất trong nước.

(Nguồn: VnEconomy)

Nhìn lại vụ bê bối Siemens

Vụ bê bối của Siemens đã hủy hoại nghiêm trọng thanh danh của các quản lý cấp cao, dẫn đến số tiền phạt lên đến hơn 3 tỷ USD cùng hàng loạt các vụ tố tụng pháp lý.

“Tôi không thể chịu đựng thêm bất kì sự phẫn nộ giả tạo do chính ban quản lý cấp cao tạo ra”. Một trong những tạp chí tin tức có sức ảnh hưởng nhất ở các nước nói tiếng Đức, Der Spiegel, đã trích lời Giám đốc Tài chính Siemens trả lời qua điện thoại ngay lúc vụ hối lộ vào tháng 4/2008 bị đẩy lên đến đỉnh điểm.

Ông không phải là người duy nhất lên tiếng, các đồng nghiệp khác cũng đã làm điều tương tự. Không chỉ có những công tố viên ở Đức mà các công tố đến từ Mỹ, Thụy Sĩ, Italy và Hy Lạp cũng đều vào cuộc.

Vụ tham nhũng lớn nhất ở Đức thời hậu chiến dần dần được hé mở và người ta hiểu rằng hối lộ vốn là một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của một trong những công ty công nghệ dẫn đầu châu Âu này.

Với một mạng lưới gồm những tài khoản ngân hàng nước ngoài và các công ty “thư tín” (mailbox company) được bố trí tài tình, toàn bộ hoạt động diễn ra hiệu quả và kín đáo.

Công ty còn sử dụng một tờ đơn phê duyệt “Tiền hoa hồng cho đơn đặt hàng của khách hàng” có yêu cầu của hai chữ kí. Để an toàn, các chữ kí sẽ được ghi trên những tờ giấy nhớ có thể tách rời, kèm theo một lời nhắc được in trên biểu mẫu có nội dung: “Dán giấy nhớ tại đây”.

Vậy làm thế nào mà mọi thứ đi xa được tới vậy? Lời giải thích sẽ được đưa ra ngay sau đây, tuy nhiên nó hoàn toàn không phải là sự biện minh cho lỗi lầm của công ty.

Từ góc nhìn ngày nay thì có vẻ khó tin nhưng trước năm 1999, luật pháp Đức quy định hối lộ ngoài biên giới Đức không phải tội hình sự. Thậm chí, trên thực tế, đây còn là một khoản được khấu trừ thuế!

Là một công ty toàn cầu, Siemens đã khai thác tối đa điều này vì họ tin rằng đây là cách duy nhất để chốt được giao dịch ở các khu vực Trung Đông, Nam Mỹ và châu Phi cận Sahara.

Mặc dù luật hối lộ đã có những thay đổi đáng kể vào năm 1999, Siemens vẫn tiếp tục đi theo phương thức cũ. Nền văn hóa này dường như đã bén rễ sâu vào bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển trong lĩnh vực này - và nhiều quản lý cấp cao đã làm việc cho công ty suốt cả sự nghiệp - cảm thấy họ sống trong một thế giới với những quy tắc riêng của mình.

Một quản lý cấp cao từng trả lời trước giới báo chí rằng: “Chính quyền có thể đến rồi đi, nhưng Siemens vẫn mãi ở đó!”.

(Nguồn: Zing News)

Chiến đấu cơ của Anh và Đức chặn máy bay Nga ở gần không phận Estonia

Các chiến đấu cơ của Anh và Đức đã chặn một máy bay Nga ở khu vực gần không phận Estonia trong hoạt động chung đầu tiên của không lực hai nước.

Hai chiếc Typhoon hôm thứ Ba đã chặn một chiếc máy bay tiếp liệu Il-78 Midas đang bay giữa St Petersburg và Kaliningrad.

Chiếc máy bay đã không liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu ở Estonia.

Các lực lượng không quân của Anh và Đức hiện đang tiến hành kế hoạch giám sát chung của NATO đối với không gian trong khu vực.

Bản thân việc ngăn chặn đã diễn ra thường xuyên, nhưng đây là lần đầu tiên một hoạt động như vậy được hai nước cùng thực hiện.

Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa NATO và Moscow về việc Nga xâm lược Ukraine, mặc dù không có bằng chứng nào có thấy có bất kỳ mối liên hệ nào giữa vụ này với vụ va chạm được báo cáo hôm thứ Ba giữa một chiến đấu cơ của Nga và một máy bay không người lái của Hoa Kỳ trên Biển Đen.

Sau khi kèm chiếc Midas, hai phi cơ phản lực được chuyển hướng để chặn đường một chiếc máy bay An-148 cũng đang bay gần không phận Estonia.

Các phi cơ phản lực này thuộc Lực lượng Không quân Viễn chinh 140 của Không lực Hoàng gia Anh (RAF) và Lực lượng Không quân Chiến thuật 71 Richthofen của Đức.

RAF từ tháng Tư sẽ đảm nhiệm sứ mệnh dẫn dắt hoạt động tuần tra trên không vùng Baltic vốn đã được Nato thực hiện từ lâu, là vai trò hiện do lực lượng không quân Đức gánh vác.

RAF sẽ dẫn đầu nhiệm vụ trong bốn tháng, và các hoạt động chung của Anh và Đức sẽ tiếp tục cho đến cuối tháng Tư.

Bốn phi cơ phản lực Typhoon của RAF hiện đang được triển khai như một phần của nhiệm vụ và đóng tại căn cứ không quân Ämari ở Estonia.

(Nguồn: BBC)

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang