Du khách sập bẫy 'biệt thự ma'; Grab lách luật; Vinfast vay 4 tỷ đô vốn ngoại; Bi hài nhà đầu tư BĐS

NHIỀU DU KHÁCH MẤT TIỀN CỌC, SẬP BẪY LỪA "BIỆT THỰ MA" Ở VŨNG TÀU

Rất đông du khách đã đặt cọc qua mạng từ 2,5 triệu đồng - 3,75 triệu đồng cho một fanpage có tên Helios Villa. Tuy nhiên, khi đến Vũng Tàu du lịch, họ mới phát hiện căn biệt thự trên... không tồn tại.

Nhiều đoàn khách mất cọc căn villa giá rẻ Vũng Tàu

Sáng 6/7, chị Trang (Đồng Nai) cùng nhiều bạn bè đưa các con đến thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) du lịch. Trước đó khoảng một tuần, chị Trang đã đặt cọc một căn biệt thự mới khai trương có tên Helios Villa, địa chỉ ở số 209 Hoàng Hoa Thám, phường 2, TP Vũng Tàu qua mạng xã hội.

Đoàn của chị dự kiến sẽ đến gửi hành lý, sau đó đi tham quan gần đó và trở về nhận phòng lúc 14h chiều cùng ngày.

Tuy nhiên, đến địa chỉ trên, cả đoàn sững sờ khi không hề có căn villa nào tồn tại, xung quanh chỉ là các quán lẩu, cà phê. Chị Trang vội chụp ảnh, quay video để gửi cho fanpage của Helios Villa. Chị giật mình nhận ra, fanpage này đã chặn liên lạc của chị.

"Lúc này tôi biết mình đã bị lừa. Tôi mất trắng 2,5 triệu đồng tiền đặt cọc. Số tiền không lớn nhưng tâm trạng cả đoàn bị ảnh hưởng rất nhiều", chị thất vọng cho biết.

Theo chia sẻ của chị Trang, thời điểm cuối tháng 6, khi tìm hiểu để đặt nơi lưu trú cho đoàn, chị vô tình đọc được bài quảng cáo về Helios Villa trên Facebook. Hình ảnh đẹp, mức giá ưu đãi (giảm giá 50% do mới khai trương) ngay lập tức khiến chị Trang chú ý.

"Thấy fanpage có nhiều người theo dõi, tương tác và họ còn đăng công khai quyết định công nhận đạt chuẩn 3 sao nên tôi tin tưởng liên hệ. Tôi được hướng dẫn chuyển cọc 50% cho chủ villa tên Nguyễn Quốc Hùng. Nhân viên tư vấn liên tục nói, nếu không đặt cọc sớm sẽ hết phòng nên tôi vội vã chuyển khoản mà không kiểm tra kĩ càng", chị Trang cho biết.

Gia đình chị Giàu Nguyễn (TPHCM) dự kiến sẽ có chuyến du lịch Vũng Tàu vào ngày 13/7. Tuy nhiên chuyến đi bị hủy bỏ sau khi chị phát hiện căn biệt thự Helios Villa mà chị đặt cọc cho gia đình là "biệt thự ma".

"Hình ảnh căn villa rất đẹp, giá cả phải chăng nên mình liên lạc tìm hiểu thông tin. Họ nhanh chóng gửi thông tin, định vị địa chỉ cho mình.

Tư vấn viên còn liên tục thúc giục mình đặt cọc để không mất chỗ. Công việc bận rộn, mình không có thời gian tìm hiểu kĩ nên tin tưởng chuyển cọc 50% số tiền phòng, tức 2,5 triệu đồng. Đến ngày 11/7, mình liên hệ lại thì nhận ra fanpage đã khóa từ khi nào", chị Giàu cho biết. Đồng thời lúc này, chị cũng phát hiện ra nhiều du khách bị mất cọc tại Helios Villa theo cách tương tự.

Sau khi bị lừa, nhiều nạn nhân của "biệt thự ma" này đã tập hợp thành nhóm trên mạng xã hội để cùng trao đổi, lên tiếng tố cáo. Theo chị Giàu, nhóm có tới hơn 200 thành viên là những nạn nhân bị lừa.

Chiêu thức lừa đảo tinh vi

"Mỗi người bị lừa số tiền cọc 2,5 triệu đồng (ngày thường) và 3,75 triệu đồng (ngày cuối tuần). Nếu hàng trăm người bị lừa thì số tiền này rất lớn", chị Giàu bức xúc cho biết.

Theo các nạn nhân, nhóm đối tượng đã rất khôn ngoan khi đánh trúng tâm lý khách du lịch: Muốn tìm biệt thự đẹp, giá ưu đãi, vị trí thuận tiện.

Đối tượng công khai căn cước công dân, số tài khoản của chủ biệt thự, đăng tải quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có dấu đỏ... để khiến khách hàng tin tưởng, nảy sinh tâm lý chủ quan. Bên cạnh đó, đối tượng cũng khéo léo thúc giục du khách nên đặt cọc sớm để tránh hết phòng.

"Họ đưa ra mức giá 10 triệu đồng/đêm vào ngày thường, 13 triệu đồng/đêm ngày cuối tuần và giảm giá 50% nên chúng tôi ham rẻ. Họ có mục đích lừa đảo nên yêu cầu phải đặt cọc 50% giá trị tiền thuê, những người muốn đặt cọc dưới 1 triệu đồng sẽ bị từ chối", anh K. - một nạn nhân trong vụ việc cho biết.

Theo tìm hiểu, hình ảnh mà fanpage Helios Villa đăng tải được lấy từ hình ảnh một căn biệt thự ở nước ngoài sau đó chạy quảng cáo khai trương, giảm giá. Sau khi bị nhiều người đăng bài báo cáo sự cố thì nhóm này xóa fanpage. Sau đó, tiếp tục tạo fanpage khác, tên khác và đổi sang những địa danh du lịch khác để lừa đảo.

Sáng 13/7, lãnh đạo UBND Thành phố Vũng Tàu, lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác nhận đã nắm được thông tin ban đầu về vụ việc. Hiện, cơ quan công an tỉnh này đang tiến hành điều tra, làm rõ.

Riêng về tờ quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch mà fanpage Helios đăng tải, ông Trịnh Hàng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết có dấu hiệu sửa đổi, làm giả trái phép. Ông Hàng khuyến nghị du khách nên tra cứu thông tin về các cơ sở lưu trú trên địa bàn tại website Trung tâm điều hành đô thị thông minh thành phố Vũng Tàu để tránh các trường hợp lừa đảo.

(Nguồn: Vietnamnet)

GRAB ĐANG "LÁCH LUẬT" ĐỂ THU PHỤ PHÍ NẮNG NÓNG, "MÓC TÚI" KHÁCH HÀNG

Thay vì tăng giá cước, Grab lại thông báo thu phụ phí nắng nóng, cộng trực tiếp vào giá cước để thu từ khách hàng. Cơ quan quản lý nhà nước cần sớm vào cuộc kiểm tra, làm rõ để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Liên quan đến việc Grab thông báo thu phụ phí nắng nóng, không chỉ khách hàng phản ứng gay gắt, mà ngay cả các tài xế - là đối tác của Grab cũng tỏ ra băn khoăn về loại phụ phí này.

Đang chờ đón khách tại khu đường Thành Thái (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội), tài xế GrabBike Nguyễn D.M. (24 tuổi) cho biết mấy ngày hôm nay anh đón khách, nhiều người thắc mắc về mức phụ phí mà Grab thông báo sẽ triển khai thu trên mỗi cuốc xe.

Theo anh M., Grab đưa ra lý do "nhằm góp phần hỗ trợ đối tác trong quá trình hoạt động dưới thời tiết nắng nóng gay gắt", tuy nhiên mức phụ phí lại cộng vào cước chuyến xe, nên Grab cũng được hưởng chiết khấu từ phụ phí đó. Cho nên mục đích việc thu phụ phí này hoàn toàn không vì tài xế - đối tác của Grab.

Tài xế GrabBike Nguyễn D.M. cũng lo ngại khi thu thêm phụ phí, khách hàng sẽ quay lưng với Grab mà sử dụng các ứng dụng gọi xe khác, từ đó làm giảm thu nhập của tài xế.

Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, cho rằng việc thu phụ phí nắng nóng của Grab là rất vô lý. Về mặt quy định, ông Liên cho biết doanh nghiệp vận tải phải kê khai giá cước với cơ quan quản lý nhà nước, sau đó mới được áp dụng. Ông Bùi Danh Liên cũng đặt vấn đề việc Grab thu thêm "phụ phí" có phải là một hình thức "lách luật", thay vì gọi là là giá cước, vì trên thực tế số tiền đó đều cộng vào cước phí chuyến đi mà người dùng phải trả.

Theo ông Liên, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm vào cuộc để kiểm tra, làm rõ những vấn đề này để trả lời cho người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Về "phụ phí nắng nóng", ông Bùi Danh Liên cho rằng thời tiết luôn biến động, có thể sáng nắng, chiều mưa nên rất khó để xác định như thế nào được gọi là nắng nóng. Hơn nữa, khi di chuyển bằng GrabBike, thì bản thân hành khách cũng chịu nắng nóng, không riêng tài xế Grab, do đó cần có sự chia sẻ lẫn nhau. Không những thiếu chia sẻ, ông Liên cho rằng Grab đang tìm cách để "móc túi" khách hàng.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội Hà Nội, trong số phụ phí 5.000 đồng/chuyến hoặc 3.000 đồng/chuyến, tài xế có được hưởng toàn bộ hay không, hay một phần trong đó vẫn "chảy" vào túi của Grab. Theo ông Liên, những bất cập trong chính sách chiết khấu trong thời gian gần đây cũng khiến không ít tài xế rời bỏ hãng gọi xe công nghệ.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát, cho biết là đơn vị chuyên vận tải hành khách tuyến Hà Nôi - Lào Cai, giá dịch vụ vân tải đều phải kê khai với cơ quan quản lý nhà nước, cần thông báo theo đúng quy định khi có thay đổi.

Ông Bằng cũng bất ngờ khi Grab thu "phụ phí nắng nóng" và nhấn mạnh phụ phí này rất vô lý. Vị giám đốc doanh nghiệp vận tải cho rằng Grab đang "lách luật", gọi là phụ phí để thu thêm tiền từ khách hàng, mà không gọi là giá cước. Theo ông Bằng, không có doanh nghiệp vận tải trong nước nào thu thêm phụ phí của khách hàng.

"Không thể lấy lý do nắng nóng để thu thêm tiền của khách hàng được. Thời tiết thay đổi từng giờ, vậy lúc trời mát thì Grab có xác định được để không thu phụ phí hay không. Việc đưa ra mức phụ phí này là không tôn trọng khách hàng"- ông Đỗ Văn Bằng nêu quan điểm.

Từ 6/7, Grab thông báo áp dụng thu thêm phụ phí nắng nóng tại các địa phương với mức 5.000 đồng mỗi chuyến GrabBike, đơn hàng GrabFood, GrabMart và 3.000 đồng với dịch vụ GrabExpress. Phụ phí sẽ được cộng trực tiếp vào giá cước hiển thị trên biên nhận khi tài xế nhận chuyến xe.

Mới đây, Cục Quản lý Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa yêu cầu Grab trước ngày 18/7 phải cung cấp danh mục, làm rõ các loại hình, mức phí và phụ phí hiện nay được cộng trực tiếp vào giá cước hiển thị. Grab cũng phải cung cấp thông tin về căn cứ, tiêu chí, thời gian áp dụng thu thêm cũng như việc phân chia lợi nhuận của các loại phí và phụ phí giữa Grab và tài xế.

(Nguồn: Kenh14)

VINFAST HUY ĐỘNG 4 TỶ USD 'VỐN NGOẠI' CHO NHÀ MÁY TẠI MỸ

Nhà sản xuất ô tô Việt Nam VinFast nói họ đã ký kết Thỏa thuận Thu xếp vốn quốc tế với Credit Suisse và Citigroup trong việc tư vấn bảo lãnh cho các giao dịch huy động vốn toàn cầu để huy động ít nhất 4 tỷ USD nhằm phát triển nhà máy sản xuất xe điện tại Bắc Carolina, Mỹ.

Thông báo hôm thứ Tư 13/7 đánh dấu bước phát triển quan trọng nhất của VinFast, công ty đang đặt cược lớn vào thị trường Hoa Kỳ, nơi họ hy vọng sẽ cạnh tranh với các nhà sản xuất ô tô nổi tiếng và các công ty khởi nghiệp bằng xe SUV điện và mô hình cho thuê pin, theo Reuters.

Thông cáo của VinFast ngày 13/7 nói mỗi hợp đồng ký kết, riêng rẽ với Credit Suisse và Citigroup, có giá trị tối thiểu khoảng 2 tỷ USD, tập trung vào việc xây dựng nhà máy ở Bắc Carolina và các hoạt động đầu tư kinh doanh của VinFast tại thị trường Mỹ.

Nhà máy tại Hoa Kỳ

Công ty VinFast Trading and Investment Pte. Ltd. (một công ty con của Vingroup có trụ sở tại Singapore) đã tiến hành ký kết Thỏa thuận khung, chỉ định ngân hàng Credit Suisse (Singapore) Ltd. là bên thu xếp cho các đợt phát hành, chào bán chứng khoán của VinFast hoặc công ty con trên toàn cầu với quy mô tối thiểu 2 tỷ USD.

Đồng thời, họ chỉ định Citigroup Global Markets Inc (Mỹ) là bên tư vấn cho quá trình huy động bổ sung tối thiểu 2 tỷ USD nữa để xây dựng nhà máy của VinFast tại Bắc Carolina, Hoa Kỳ.

Theo kế hoạch, nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ được đặt tại khu công nghiệp Triangle Innovation Point, Hạt Chatham với diện tích khoảng 800 ha.

VinFast đã hứa sẽ tạo ra 7.500 việc làm tại nhà máy và cho biết họ đặt mục tiêu bắt đầu sản xuất vào năm 2024.

VinFast cũng cho biết họ sẽ mở showroom ở nước ngoài đầu tiên tại California trong những ngày tới, bao gồm cả một cửa hàng chính trong chuỗi bán lẻ ở Santa Monica.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng Giám đốc VinFast cho biết: "Việc các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới tham gia đồng hành với VinFast không chỉ minh chứng cho uy tín của Công ty, mà còn cho thấy sự tin tưởng của các đối tác với kế hoạch đầu tư nghiêm túc tại thị trường quốc tế nói chung và Mỹ nói riêng, đặc biệt là việc xây dựng nhà máy tại Bang Bắc Carolina, nhằm đảm bảo tự chủ sản xuất trên toàn cầu và tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương."

Thông cáo của VinFast ngày 13/7 nói: "Thông qua việc hợp tác cùng Credit Suisse và Citigroup trong việc thu xếp vốn, cũng như hàng loạt chiến lược hợp tác bài bản cùng các đối tác quốc tế khác về phát triển xe điện, VinFast được kỳ vọng sẽ sớm có sự đột phá trong chiến lược mở rộng thị trường quốc tế, đem đến những sản phẩm chất lượng và trải nghiệm khách hàng xuất sắc, góp phần tạo dựng một tương lai xanh và bền vững."

Thương vụ IPO của Vinfast tại Mỹ có thể lùi sang năm sau

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng, vào tháng Năm đã tiết lộ tại cuộc họp hội đồng cổ đồng thường niên về kế hoạch đăng ký niêm yết cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ của VinFast.

Ông Vượng nói kế hoạch IPO Vinfast tại Mỹ là quý IV năm 2022, nhưng nếu cần thiết có thể lùi sang năm 2023.

"Nếu như IPO mà có giá không tốt, hoặc có quy mô không tốt thì chúng tôi sẽ không làm, chúng tôi sẵn sàng lùi lại, lúc nào thị trường tốt chúng tôi sẽ làm," Chủ tịch Vingroup nói vào tháng Năm.

Vào tháng Sáu, VinFast công bố kế hoạch mở hơn 50 trung tâm bán hàng và dịch vụ hậu mãi (VinFast Store) tại Đức, Pháp và Hà Lan.

Báo chí Việt Nam viết gì?

Nhiều báo Việt Nam hôm 13/7 đồng loạt đăng bài với tiêu đề nhấn mạnh việc VinFast sử dụng 'vốn ngoại' cho nhà máy tại Mỹ.

"VinFast sẽ không sử dụng nguồn vốn từ Việt Nam để xây dựng nhà máy tại Mỹ như một số suy đoán," trang VnExpress viết.

Báo Tuổi Trẻ tường thuật: "VinFast vừa ký kết thỏa thuận thu xếp vốn quốc tế với Credit Suisse và Citigroup để huy động tối thiểu 4 tỉ đôla cho hoạt động đầu tư kinh doanh tại thị trường Mỹ, thay vì nguồn vốn trong nước."

Báo Thanh Niên viết: "Hai ngân hàng này sẽ là cầu nối giúp VinFast tận dụng nguồn lực toàn cầu, thay vì nguồn vốn trong nước."

Bản tin ngày 13/7 của Reuters nhận định: "Đối với nhà máy ở Bắc Carolina, VinFast cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden để có nguồn tài chính tiềm năng cho dự án xe công nghệ cao."

"Ngoài ra, VinFast đã đệ đơn xin IPO tại Hoa Kỳ thông qua một công ty vỏ bọc ở Singapore, hiện nắm giữ hợp pháp gần như toàn bộ tài sản của VinFast."

Reuters viết tiếp: "Bất chấp khởi đầu lạnh nhạt trong một thị trường xe điện ngày càng đông đúc, VinFast đã giành được sự ủng hộ từ các nhà cung cấp, một số nhà phân tích và chính quyền Biden một phần vì nhận thức rằng đây là một công ty đang lên ở Việt Nam."

***Vingroup niêm yết trái phiếu

Trong tin liên quan Vingroup, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận cho Tập đoàn Vingroup (VIC) niêm yết 3 lô trái phiếu gồm VIC121003, VIC121004 và VIC121005 với tổng giá trị 3.515 tỷ đồng từ ngày 6/7.

Ngày giao dịch đầu tiên là ngày 14/7.

Các lô trái phiếu đều có kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất 12 tháng đầu tiên là 9,7%/năm.

Lãi suất mỗi 3 tháng tiếp theo là lãi suất tham chiếu (trung bình lãi suất tiền gửi áp dụng với các khoản tiết kiệm cá nhân trong 1 năm của Vietcombank, BIDV, Vietinbank và Techcombank) cộng với 3,7%/năm.

Tiền lãi sẽ được trả định kỳ vào ngày tròn 3 tháng kể từ ngày phát hành.

Ngày 16/5, Vingroup có văn bản gửi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội về công bố thông tin phát hành trái phiếu quốc tế.

Theo đó, Vingroup đã hoàn tất phát hành 525 trái phiếu mã VICD2227001 kỳ hạn 5 năm, có mệnh giá 1 triệu USD/1 trái phiếu, tương ứng với tổng giá trị phát hành là 525 triệu USD.

Trái phiếu sẽ không được chào bán và giao dịch tại Việt Nam.

Trước đó, ngày 20/12/2021, HĐQT của Vingroup thông qua phương án phát hành phát hành tối đa 1,5 tỷ USD trái phiếu quốc tế với kỳ hạn 5 năm. Lô trái phiếu này dự kiến được Vingroup phát hành thành hai đợt trong năm 2022.

(Nguồn: BBC)

CHUYỆN BI HÀI NHÀ ĐẦU TƯ BĐS: GIÁ CAO TRANH NHAU MUA, GIÁ XUỐNG KHÔNG AI NGÓ

Đối với các nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp, khi thị trường trầm lắng là lúc để mua vào và sẽ bán ra khi sôi động. Điều này trái ngược hoàn toàn với đại đa số người đang đầu tư hiện tại.

Trong mấy năm trở lại đây, thị trường bất động sản liên tục diễn ra cơn sốt đất. Đỉnh điểm của cơn sốt đất là năm 2021, khi tất cả các thị trường đều phá vỡ những mức giá kỷ lục khác nhau. Các cơn sốt đất không chỉ còn diễn ra tại đô thị lớn như Hà Nội hay TP. HCM mà len lỏi cả ở vùng nông thôn, thậm chí là miền núi.

Mặc dù, giá đất liên tục tăng, người đất ngày càng nhiều và số lượng nhà đầu tư mới tham gia thị trường cũng ngày một tăng cao khiến thị trường dù đã nóng lại càng nóng hơn.

Tuy nhiên, đến nay thị trường bất động sản đã “hạ nhiệt” thậm chí một số nhà đầu tư đã bắt đầu cắt lỗ để thoát hàng nhưng vẫn không có thanh khoản. Tình cảnh này trái ngược hoàn toàn khi giá đang tăng cao.

Theo anh Nguyễn Văn Hải, nhà đầu tư bất động sản nhiều kinh nghiệm cho hay, thực tế, thời gian qua bất động sản liên tục hình thành các mốc đỉnh mới. Đặc biệt trong 2 năm dịch bệnh, tiền không thể đưa vào kinh doanh sản xuất mọi người đều lựa chọn bất động sản là điểm đến cho dòng tiền.

Đến khi cơn sốt hình thành ở nhiều nơi, trong khi lãi suất vay ngân hàng khi đó rất rẻ nên ai cũng sử dụng đòn bẩy lớn để lướt sóng kiếm lời, đây là kiểu đầu tư được ưa chuộng khi thị trường nóng.

“Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett có triết lý đầu tư là “hãy sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi người khác sợ hãi”, nhưng tất cả đều được làm ngược lại, bởi đa phần không ai muốn giàu chậm cả.

Rõ ràng, thời gian qua, khi thị trường bất động sản nóng sốt, mức giá lên cao chót vót, nhiều người lao vào mua. Khi đó, gần như các nhà đầu tư chỉ cần mua được đất dù giá có thay đổi liên tục thì họ vẫn theo đuổi. Nhưng đến nay, khi thị trường đã hạ nhiệt, là cơ hội để mua vào những mảnh đất có vị trí tốt mà lúc sốt khó mua thì đa số các nhà đầu tư tỏ ra lo ngại, không dám mua”, anh Hải chia sẻ.

Nhà đầu tư này nhìn nhận, lúc thị trường lên cơn “sốt” các nhà đầu tư sành sỏi sẽ bán hàng đã găm từ trước, khi đó lợi nhuận cũng đã tăng 50 - 100% so với lúc mua, với bất động sản là sản phẩm giá trị cao thì số tiền lãi này là rất lớn. Sau đó, tận dụng cơn “sốt” họ tiếp tục “lướt sóng” một vài thương vụ kiếm lời, rồi tiếp tục chờ khi thị trường hạ nhiệt để “săn” quỹ đất đẹp đầu tư lâu dài.

Theo ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch thường trực CLB Bất động sản Hà Nội, ở Việt Nam đa phần đều đầu tư theo kiểu phong trào, khi thấy đất đai bán được, tăng giá cao mới đổ xô đi mua. Nhưng đối với những người kinh doanh chuyên nghiệp, lúc thị trường trầm lắng mới là lúc để mua vào.

“Khi nóng mới nhảy vào thị trường bất động sản đa phần là lướt sóng kiếm lời, và họ mua chủ yếu dựa vào tiền đi vay. Ví dụ, họ mua mảnh đất giá 10 đồng nhưng chỉ có 3 đồng, còn 7 đồng đi vay nên họ lướt lát nhanh chóng kiếm ít lời hoặc mới chỉ cọc và tìm khách bán ngay. Đây là lý do tại sao cứ khi đất nóng người ta mới đổ xô đi mua theo phong trào”, ông Điệp đưa ý kiến.

Theo ông Điệp, đầu tư bất động sản cần nhiều thời gian, nay mua, mai bán cũng chỉ kiếm được ít lời, nếu đột ngột thị trường hạ sốt sẽ bị chôn vốn, người nào đi vay sẽ không chịu được áp lực tài chính mà phải bán cắt lỗ.

Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Việt An Hòa cho rằng, hiện tượng bán cắt lỗ, thoát hàng để thu hồi tiền mặt chỉ diễn ra một cách âm thầm, cục bộ ở một số khu vực, một số nhà đầu tư, chứ không phải là làn sóng bán tháo.

“Trong lúc này, nhiều nhà đầu tư đang tranh thủ để cơ cấu lại tài sản. Nếu người bán giảm đến 10-15% so với thị trường thì nên mua ngay. Cơ hội lúc này dành cho những nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, đầu tư dài hạn”, ông Quang phân tích.

(Nguồn: CafeF)

(Xem thêm:=> Ma trận phụ phí; Cuộc đua lãi suất huy động; Biệt thự bỏ hoang HN; Giải mã sức nóng BĐS vùng ven ).

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Kỷ luật nguyên Chủ tịch 2 tỉnh; Hàng loạt cán bộ Vĩnh Phúc bị kỷ luật; Camry bị húc bay giữa ngã tư; Chìm sà lan, 3 người chết

25/04/2024

NHIỀU DU KHÁCH MẤT TIỀN CỌC, SẬP BẪY LỪA "BIỆT THỰ MA" Ở VŨNG TÀURất đông du khách đã đặt cọc qua mạng từ 2,5 triệu đồng - 3,75 triệu đồng cho một fanpage có tên Helios Villa. Tuy nhiên, khi đến Vũng Tàu du lịch, họ mới phát hiện căn biệt thự trên... khôn

DN 'treo thưởng' để tìm lao động; Vinfast bị tập đoàn thép kiện tại Mỹ; Loạt DN BĐS khó trả nợ trái phiếu; Đất phân lô lại 'nóng'

25/04/2024

NHIỀU DU KHÁCH MẤT TIỀN CỌC, SẬP BẪY LỪA "BIỆT THỰ MA" Ở VŨNG TÀURất đông du khách đã đặt cọc qua mạng từ 2,5 triệu đồng - 3,75 triệu đồng cho một fanpage có tên Helios Villa. Tuy nhiên, khi đến Vũng Tàu du lịch, họ mới phát hiện căn biệt thự trên... khôn

Bế mạc phiên họp 32 UBTVQH; Đấu thầu vàng miếng ế ẩm; Vẫn chờ tàu cao tốc TP.HCM – Côn Đảo; TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT

25/04/2024

NHIỀU DU KHÁCH MẤT TIỀN CỌC, SẬP BẪY LỪA "BIỆT THỰ MA" Ở VŨNG TÀURất đông du khách đã đặt cọc qua mạng từ 2,5 triệu đồng - 3,75 triệu đồng cho một fanpage có tên Helios Villa. Tuy nhiên, khi đến Vũng Tàu du lịch, họ mới phát hiện căn biệt thự trên... khôn

Người Việt hải ngoại

Người Việt hải ngoại: Nữ tiến sĩ ở Đan Mạch; Sinh hoạt tôn giáo ở Lào; Cô gái đầu tiên vào vũ trụ; 5 người chết vì nhập cư lậu vào Anh

25/04/2024

NHIỀU DU KHÁCH MẤT TIỀN CỌC, SẬP BẪY LỪA "BIỆT THỰ MA" Ở VŨNG TÀURất đông du khách đã đặt cọc qua mạng từ 2,5 triệu đồng - 3,75 triệu đồng cho một fanpage có tên Helios Villa. Tuy nhiên, khi đến Vũng Tàu du lịch, họ mới phát hiện căn biệt thự trên... khôn

Người Việt hải ngoại: Giải bóng đá tại châu Âu; 'Hội sách Mầm' ở Nga; 5 năm sống dưới gầm cầu ở HQ; Người ở Cali gặp khó

24/04/2024

NHIỀU DU KHÁCH MẤT TIỀN CỌC, SẬP BẪY LỪA "BIỆT THỰ MA" Ở VŨNG TÀURất đông du khách đã đặt cọc qua mạng từ 2,5 triệu đồng - 3,75 triệu đồng cho một fanpage có tên Helios Villa. Tuy nhiên, khi đến Vũng Tàu du lịch, họ mới phát hiện căn biệt thự trên... khôn

Người Việt hải ngoại: Lễ hội 'Chúng ta là 1' ở HQ; Hội sinh viên tại Singapore; Cô gái thay đổi cả luật Mỹ; Tặng đàn guitar cho Trường Sa

23/04/2024

NHIỀU DU KHÁCH MẤT TIỀN CỌC, SẬP BẪY LỪA "BIỆT THỰ MA" Ở VŨNG TÀURất đông du khách đã đặt cọc qua mạng từ 2,5 triệu đồng - 3,75 triệu đồng cho một fanpage có tên Helios Villa. Tuy nhiên, khi đến Vũng Tàu du lịch, họ mới phát hiện căn biệt thự trên... khôn

EU

EU: Nắng nóng kỷ lục; Vô phương thoát khí đốt Nga; Khủng hoảng nhà ở; 'Sờ gáy' thị trường thiết bị y tế TQ; Anh tăng hợp tác ở Trung Á

25/04/2024

NHIỀU DU KHÁCH MẤT TIỀN CỌC, SẬP BẪY LỪA "BIỆT THỰ MA" Ở VŨNG TÀURất đông du khách đã đặt cọc qua mạng từ 2,5 triệu đồng - 3,75 triệu đồng cho một fanpage có tên Helios Villa. Tuy nhiên, khi đến Vũng Tàu du lịch, họ mới phát hiện căn biệt thự trên... khôn

EU: Hàng không phục hồi; 'Căng thẳng nhiệt cực đoan'; Điều tra mới với TikTok; Tăng trừng phạt Iran; Anh viện trợ kỷ lục Ukraine

24/04/2024

NHIỀU DU KHÁCH MẤT TIỀN CỌC, SẬP BẪY LỪA "BIỆT THỰ MA" Ở VŨNG TÀURất đông du khách đã đặt cọc qua mạng từ 2,5 triệu đồng - 3,75 triệu đồng cho một fanpage có tên Helios Villa. Tuy nhiên, khi đến Vũng Tàu du lịch, họ mới phát hiện căn biệt thự trên... khôn

EU: Đóng cửa mỏ khí đốt; 'Stress nhiệt' tăng; DN lao đao vì 1 mình chống TQ; Thị thực vàng hết thời; Thu hẹp khả năng răn đe Houthi

23/04/2024

NHIỀU DU KHÁCH MẤT TIỀN CỌC, SẬP BẪY LỪA "BIỆT THỰ MA" Ở VŨNG TÀURất đông du khách đã đặt cọc qua mạng từ 2,5 triệu đồng - 3,75 triệu đồng cho một fanpage có tên Helios Villa. Tuy nhiên, khi đến Vũng Tàu du lịch, họ mới phát hiện căn biệt thự trên... khôn

Thế giới

Kinh tế toàn cầu 'nóng'; Nghịch lý ở Singapore; Giới trẻ HQ 'săn' vàng mini; Quyền được tiêm chủng; Ukraine lập 'phòng tuyến thép'

25/04/2024

NHIỀU DU KHÁCH MẤT TIỀN CỌC, SẬP BẪY LỪA "BIỆT THỰ MA" Ở VŨNG TÀURất đông du khách đã đặt cọc qua mạng từ 2,5 triệu đồng - 3,75 triệu đồng cho một fanpage có tên Helios Villa. Tuy nhiên, khi đến Vũng Tàu du lịch, họ mới phát hiện căn biệt thự trên... khôn

Mỹ: 'Tối hậu thư' cho TikTok; Tăng áp lực lên TQ; Trump vi phạm lệnh khóa miệng; Trump thu hút cử tri trẻ; 'Thất bại lớn' ở Trung Đông

25/04/2024

NHIỀU DU KHÁCH MẤT TIỀN CỌC, SẬP BẪY LỪA "BIỆT THỰ MA" Ở VŨNG TÀURất đông du khách đã đặt cọc qua mạng từ 2,5 triệu đồng - 3,75 triệu đồng cho một fanpage có tên Helios Villa. Tuy nhiên, khi đến Vũng Tàu du lịch, họ mới phát hiện căn biệt thự trên... khôn

Cơn lũ lịch sử ở TQ; Loạt tỷ phú nhờ trà sữa ở TQ; Startup TQ sợ hãi; Gia tăng rủi ro ở Trung Đông; Canh bạc ngàn tỉ đô của Ả Rập

24/04/2024

NHIỀU DU KHÁCH MẤT TIỀN CỌC, SẬP BẪY LỪA "BIỆT THỰ MA" Ở VŨNG TÀURất đông du khách đã đặt cọc qua mạng từ 2,5 triệu đồng - 3,75 triệu đồng cho một fanpage có tên Helios Villa. Tuy nhiên, khi đến Vũng Tàu du lịch, họ mới phát hiện căn biệt thự trên... khôn

Lên đầu trang