Còn lại gì trên Bức tường Berlin ngày nay?

Kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 9.11.1989, những đoạn tường xi măng còn sót lại đã trở thành bảo tàng ngoài trời dài nhất thế giới.

Nằm trên đường Muehlenstrasse, 1,3 km của Bức tường Berlin này là phần dài nhất vẫn còn nguyên vẹn, được du khách, người dân địa phương ghé thăm mỗi ngày. Bên kia đường là nhà thi đấu Mercedes Benz lớn nhất Berlin, thuộc địa phận Đông Đức cũ, được sử dụng cho nhiều sự kiện trong thành phố, từ khúc côn cầu trên băng cho đến các buổi hòa nhạc cháy vé.

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, không chỉ có bức tường duy nhất được dựng lên khi Berlin bị chia cắt, mà nhiều chướng ngại vật và nhiều bức tường đã được xây dựng. Bức tường đã trải qua bốn lần thiết kế lại lớn trong suốt gần 30 năm tồn tại của nó.

Đến năm 2000, một đoạn tường dài 300m đã được khôi phục và sơn lại 33 bức tranh, và vào năm 2009, toàn bộ Bảo tàng phía Đông đã được khôi phục. 87 nghệ sĩ đã tham gia và 100 bức tranh đã được tô vẽ lại sau thời gian xuống cấp.

Thật ra, không phải đến sau này, Bức tường Berlin mới có các bức vẽ. Trong những năm Bức tường Berlin được dựng lên, graffiti bao phủ phía Tây của bức tường, nhưng phía Đông thì trơ trụi do không thể tiếp cận được.

Ngày nay, trên khắp thành phố, du khách có thể tìm thấy dấu vết của Bức tường Berlin, di tích và các địa điểm tưởng niệm của bức tường như Bảo tàng phía Đông, Đài tưởng niệm Bức tường Berlin ở Bernauer Strasse, Đài tưởng niệm Berlin-Hohenschönhausen... Những phần còn lại của Bức tường Berlin cũng có thể được tìm thấy ở những nơi xa xôi hơn như Berlin-Spandau, ở Berlin-Reinickendorf hoặc tại Nghĩa trang Nhà thờ lớn.

Berlin bị chia cắt trong gần 30 năm với bức tường xuyên qua trung tâm thành phố. Từ 13.8.1961 đến 9.11.1989, Bức tường Berlin chia thành phố thành Đông và Tây Berlin, dài 167,8 km.

Nguồn: Thanh Niên

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang