Tuyên bố của Chính phủ Đức “Một năm bước ngoặt” tại Hạ viện: Tăng cường an ninh Đức cùng các liên minh để tiếp tục hỗ trợ Ukraine

Trong bản tuyên bố "Một năm bước ngoặt - Ein Jahr Zeitenwende " của Chính phủ Đức đọc trước Hạ viện ngày hôm qua, Thủ tướng Scholz một lần nữa cam kết hỗ trợ hoàn toàn Ukraine trong nỗ lực đạt được một nền hòa bình lâu dài và công bằng. Đồng thời, ông nhấn mạnh: Nước Đức đã trở nên kiên cường hơn vào thời điểm bước ngoặt này.

Ông tuyên bố: Sự thống nhất của Liên minh châu Âu, G7 và NATO đã được đảm bảo, tăng cường. Chúng ta đang đầu tư cho an ninh của đất nước. Chính phủ Đức kiên quyết sát cánh cùng Ukraine trong việc bảo vệ chủ quyền của mình để đất nước này có thể đạt được một nền hòa bình công bằng. Đó là lý do tại sao chúng ta cung cấp viện trợ nhân đạo, kinh tế và quân sự cho Ukraine, cho công dân của họ hơn 14 tỷ euro trong 12 tháng qua, một đóng góp to lớn phù hợp với đất nước chúng ta.

Chúng ta cung cấp vũ khí giúp Ukraine tự vệ và đứng vững. Bởi chỉ khi đó, những thành tựu của nền văn minh loải người mới tồn tại lâu dài, nền tảng cho chúng ta xây dựng hòa bình, như chúng ta đã khẳng định trong Hiến chương Liên hợp quốc, Đạo luật cuối cùng của Hiệp định Helsinki và Hiến chương Paris. Chính phủ Liên bang luôn hợp tác chặt chẽ và tin cậy với các đồng minh và đối tác của Đức, trên hết là Hoa Kỳ. Mười hai tháng sau khi bùng nổ chiến tranh, EU và NATO đã đoàn kết hơn bao giờ hết.

Liên quan đến EU, Thủ tướng đề cập đến gói trừng phạt được thông qua gần đây đối với Nga , hiện là gói thứ mười. Về phía NATO , ông nhấn mạnh lại: Đồng thời, trong mọi quyết định chúng ta đưa ra, chúng ta đảm bảo rằng NATO không trở thành một bên tham chiến.

An ninh hòa bình châu Âu được bảo vệ tốt

Tổng thống Nga Putin muốn phá tan Ukraine là một quốc gia và tiếp tục hy vọng vào một chiến thắng quân sự. Ông ta dựa vào những hành vi đe dọa, như việc đình chỉ hiệp ước New Start với Hoa Kỳ gần đây, thay vì đàm phán cho một nền hòa bình công bằng.

An ninh hòa bình châu Âu của chúng ta được bảo vệ tốt. Khẩu hiệu của chúng ta “không bao giờ nữa“ có nghĩa là chủ nghĩa đế quốc của Putin không được thắng thế. Và “chiến thắng dó sẽ không xảy ra, cũng bởi vì chúng ta và các đối tác của chúng ta tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Putin đã tính toán sai lầm khi tin rằng thời gian đang chờ đợi ông ấy.

Thủ tướng cũng từ chối rõ ràng một nền hòa bình do Nga ra lệnh. Người ta không thể thương lượng khi bị chĩa mũi súng vào thái dương, ngoại trừ phải phục tùng. Putin càng sớm hiểu rằng ông ta không thể đạt được mục tiêu chủ nghĩa đế quốc của mình và cộng đồng quốc tế không dung thứ cho hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của ông ta, thì cơ hội chấm dứt cuộc chiến tranh này sẽ càng nhanh.

Yêu cầu rút quân Nga

Để có thể có một nền hòa bình công bằng cho Ukraine, các cuộc đàm phán cũng đang được tổ chức với Kiev và các đối tác khác về các cam kết an ninh trong tương lai cho đất nước này. Nhưng những cam kết an ninh như vậy bắt buộc phải giả định rằng Ukraine sẽ tự vệ thành công trong cuộc chiến này.

Liên quan đến cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào thứ Năm tuần trước, Thủ tướng hoan nghênh kết quả này vì “một thông điệp rõ ràng từ cộng đồng quốc tế gửi tới Putin: Hãy rút quân đi – thì cuộc chiến này sẽ kết thúc ngay lập tức!”.

Đối với Trung Quốc, Thủ tướng thừa nhận rằng nước này rõ ràng phản đối việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt sinh học và hóa học và đã lặp lại "thông điệp rõ ràng chống lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân" trong tài liệu lập trường 12 điểm vì hòa bình của họ. Trung Quốc bây giờ cũng phải thảo luận về các ý tưởng được trình bày ở đó với phía Ukraine.

Đến năm 2030: Đạt 80% điện từ các nguồn tái tạo

Về những thách thức trong năm qua, Thủ tướng nhấn mạnh: Xét cho cùng, châu Âu chúng ta đã phá vỡ sự phụ thuộc vào dầu mỏ, khí đốt và than đá từ Nga một cách nhanh chóng, đồng thời kích hoạt động lực thúc đẩy sự phát triển một nền kinh tế trung lập về khí hậu, công nghiệp châu Âu.

Tất cả những điều này là các bước đi hướng tới một châu Âu địa chính trị có khả năng cạnh tranh quốc tế, trong đó có các hiệp định thương mại tự do mới và quan hệ đối tác nguyên liệu thô, hướng tới một châu Âu tự khẳng định mình trong thế giới đa cực của thế kỷ 21 và bằng những chuẩn mực.

Thủ tướng nói về tốc độ mới của Đức trong lĩnh vực chuyển đổi công nghiệp và mở rộng năng lượng tái tạo: Vào năm 2022, năng lượng tái tạo đã đảm nhận gần một nửa sản lượng điện và xu hướng tăng vọt. Bởi chúng ta đã loại bỏ các rào cản quan liêu để mở rộng. Bởi chúng ta đã thống nhất mục tiêu với các tiểu bang. Bởi vì việc mở rộng năng lượng tái tạo hiện đã được quy định trong luật như một lợi ích công cộng quan trọng hơn.

Tăng khả năng cạnh tranh quốc tế và khả năng phục hồi của Đức

Đức cũng vậy, đã trở nên kiên cường hơn trước bước ngoặt này. Điều này có thể thấy rõ nhất trong quân đội Bundeswehr. Chúng ta chấm dứt tình trạng bỏ bê lực lượng vũ trang của mình. Đây là ý nghĩa của quỹ đặc biệt cấp cho quân đội Đức Bundeswehr. Nhưng sự gia tăng ngân sách quốc phòng nói chung cũng phản ảnh điều này, để chúng ta có thể luôn đạt được mục tiêu 2% của NATO.

Các thủ tục mua sắm quan trọng đã được bắt đầu, như với máy bay chiến đấu F35. Một phần lớn các dự án được lên kế hoạch cho quỹ đặc biệt sẽ được ký hợp đồng trong năm nay.

Đồng thời, Chính phủ Liên bang đang làm việc với ngành công nghiệp quốc phòng về một sự thay đổi thực sự, hướng tới việc mua sắm vũ khí nhanh chóng, có kế hoạch và hiệu quả cho Bundeswehr và các quân đội châu Âu khác. Bằng cách này, chúng ta đang tạo ra một cơ sở công nghiệp ở Đức, góp phần đảm bảo hòa bình và tự do ở châu Âu. Đó cũng là một sự khẳng định về bước ngoặt.

Hiến chương Liên Hợp Quốc
Hồ sơ thành lập Liên Hợp Quốc mô tả các mục tiêu và nhiệm vụ, cơ quan và năng lực của nó. Ngoài những mục tiêu khác, các mục tiêu chính là duy trì hòa bình thế giới và an ninh quốc tế, giải quyết mọi tranh chấp một cách hòa bình và từ bỏ việc sử dụng vũ lực cũng như tôn trọng sự bình đẳng và chủ quyền quốc gia của tất cả các nước. Các tổ chức quan trọng nhất do LHQ thành lập bao gồm Hội đồng Bảo an LHQ và Đại hội đồng LHQ . Hiến chương Liên Hợp Quốc có hiệu lực vào ngày 24.10.1945.
Đạo luật cuối cùng của Helsinki
Vào ngày 01.08.1975, đại diện của 35 quốc gia thuộc khối phía tây và phía đông đã ký văn kiện cuối cùng của "Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở Châu Âu" (CSCE) tại Helsinki. Trong đó, các quốc gia tham gia đã xây dựng mười nguyên tắc để điều chỉnh các mối quan hệ của họ. Trong đó cam kết tôn trọng sự bình đẳng về chủ quyền, kiềm chế không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, đối với sự bất khả xâm phạm biên giới và tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia tham gia. Ngoại trừ Albania, tất cả các nước châu Âu cũng như Liên Xô, Hoa Kỳ và Canada đều tham gia hội nghị.
Hiến chương Paris
Cuộc họp thượng đỉnh của 34 quốc gia CSCE tại Paris vào tháng 11.1990 đã đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh. Để bắt đầu, vào ngày 19.11.1990, 16 quốc gia NATO và sáu quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw đã ký hiệp ước được đàm phán tại Vienna ngay trước đó về việc cắt giảm các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu từ Đại Tây Dương đến Urals (hiệp ước CFE). Đây là thỏa thuận giải trừ quân bị toàn diện đầu tiên kể từ năm 1945.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang