Hướng dẫn nhập quốc tịch Đức: Những câu hỏi và trả lời cần biết - Phần III


(Đặt mua tại đường Link = > Bộ đề, đáp án kiểm tra nhập quốc tịch Einbürgerungstest song ngữ)

Trình độ ngoại ngữ tiếng Đức ở cấp bậc bao nhiêu thì đủ điều kiện nhập quốc tịch?

Kiểm tra tiếng Đức phải đạt trình độ B1 dành cho người nhập cư. B1 có nghĩa, có thể sử dụng tiếng Đức một cách độc lập, nhưng không cần tới mức nói và viết tiếng Đức một cách hoàn hảo. Để kiểm tra tiếng Đức có thể đăng kí tại Học viện Göthe-Institut, thông tin có thể tìm theo đường Link => Göthe-Institut .

Với những chứng chỉ dưới đây, có thể chứng minh đạt kiến thức tiếng Đức, nghe hiểu và đọc hiểu ở trình độ B1:

- Giấy chứng nhận trình độ tiếng Đức từ Cơ quan Liên bang về Nhập cư và Người tị nạn BAMF.

- Chứng chỉ kiểm tra tiếng Đức dành cho người nhập cư hoặc bằng tốt nghiệp ngôn ngữ tương đương hoặc cao hơn.

- Giấy chứng nhận đã theo học thành công một trường học tiếng Đức trong ít nhất bốn năm.

- Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học của Đức hoặc tương đương.

- Giấy chứng nhận đã được học tới lớp mười của một trường trung học dùng tiếng Đức.

- Bằng tốt nghiệp một trường đại học dùng tiếng Đức, nghĩa là bất kể trường đó ở nước nào, miễn là sử dụng tiếng Đức, như ở Áo chẳng hạn.

Trường hợp không thể cung cấp bất kỳ bằng chứng, chứng chỉ nào về kiến thức tiếng Đức

Nếu cơ quan nhập quốc tịch nhận thấy người đệ đơn xin nhập quốc tịch có kiến ​​thức tiếng Đức đủ diều kiện nhập quốc tịch khi giao dịch với họ, họ có thể không cần chứng chỉ tiếng Đức. Nếu họ thấy vẫn chưa chắc chắn, họ có thể yêu cầu thi chứng chỉ ngôn ngữ, chẳng hạn tại trường bổ túc dành cho người lớn Volkshochschule.

Ngoại lệ cho người khuyết tật, ốm đau kinh niên, hoặc tuổi già

Những người bị ốm đau kinh niên, khuyết tật, không thể đạt được trình độ B1, chỉ cần xin giấy chứng nhận y tế xác nhận sẽ được miễn trừ.

Người từ 65 tuổi trở lên, và người trên 60 tuổi nhưng sống ở Đức ít nhất 12 năm đều được miễn trừ.

Chứng chỉ xác nhận người đệ đơn có đủ kiến ​​thức về hệ thống luật pháp và xã hội cũng như điều kiện sống ở Đức theo yêu cầu nhập quốc tịch, thực hiện như thế nào?

Yêu cầu nhập quốc tịch phải có khả năng trả lời các câu hỏi đơn giản về hệ thống luật pháp, văn hóa và lịch sử của Đức. Điều này bao gồm các vấn đề về các giá trị dân chủ ở Đức, các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền, bình đẳng, khoan dung và tự do tôn giáo. Những câu hỏi này đã có sẵn trong bài kiểm tra nhập quốc tịch.

Hình thức thi chứng chỉ nhập quốc tịch Einbürgerungstest
Theo hình thức thi trắc nghiệm.Bài kiểm tra nhập quốc tịch bao gồm 33 câu hỏi. Ba trong số đó liên quan đến tiểu bang mà người đệ đơn đang cư trú. Đối với mỗi câu hỏi, người thi phải chọn câu trả lời đúng từ bốn câu trả lời có thể có. Nếu trả lời đúng ít nhất 17 câu hỏi, sẽ đỗ và được cấp chứng chỉ. Trong những năm gần đây, hơn 90% người kiểm tra, đạt kết quả.

Các khóa học nhập quốc tịch tự nguyện

Các khóa này sẽ giúp học kiến thức phục vụ thi lấy chứng chỉ. Ngoài ra còn có các tài liệu tự học có thể sử dụng để chuẩn bị cho mình. Người học cũng có thể ôn thi tại trung tâm kiểm tra trực tuyến của Văn phòng Liên bang về Di cư và Tị nạn. Thông tin có thể tìm thấy tại đường Link (bằng tiếng Đức) => Modellfragebogen (mẫu câu hỏi).

- Chú ý: Ai có giấy chứng nhận tốt nghiệp phổ thông ở Đức Hauptschulabschluss (hoặc tương đương), cơ quan nhập quốc tịch có thể miễn kiểm tra nhập quốc tịch.

Nếu du học tốt nghiệp đại học ở Đức, cũng có thể đề nghị cơ quan nhập quốc tịch xét miễn kiểm tra nhập quốc tịch. Đối với phần lớn các ngành nghề du học đại học ở Đức đều được miễn trừ.

Ngoại lệ cho người khuyết tật, bệnh tật hoặc tuổi già

Một số người không thể học thi kiểm tra nhập quốc tịch vì bệnh tật, khuyết tật hoặc tuổi già. Nhưng điều đó không cản trở quá trình nhập quốc tịch của họ, chỉ cần trình giấy xác nhận y tế sẽ được miễn trừ.

Yều cầu phải cam kết tuân theo Hiến pháp Tự do Dân chủ của Cộng hòa Liên bang Đức như thế nào?

Các quyền cơ bản và các nguyên tắc dân chủ tạo thành cốt lõi của Hiến pháp Đức Grundgesetz. Hiến pháp này bảo vệ một số nguyên tắc đặc biệt, như quyền cơ bản của con người (quyền tự do nêu quan điểm, và tự do báo chí, tự do tôn giáo, quyền bình đẳng nam, nữ), quyền tự quyết của người dân, phân chia quyền lực nhà nước, nhà nước pháp quyền và quyền đối lập trong nghị viện. Những nguyên tắc này được thiết kế để ngăn chặn sự chuyên chế.

Những nguyên tắc trên có nghĩa là các đại diện được bầu cử tự do của người dân là đại diện cho lợi ích của người dân trong quốc hội, đưa ra các quyết định chính trị và kiểm soát chính phủ.

Khi nhập quốc tịch, người đệ đơn phải cam kết thừa nhận hệ thống nhà nước tự do và dân chủ của Cộng hòa Liên bang Đức. Để chứng minh điều có, người được nhập quốc tịch phải tuyên bố tại lễ nhập quốc tịch: Thượng tôn Hiến pháp và luật pháp của Cộng hòa Liên bang Đức. Không làm tổn hại Cộng hòa Liên bang Đức.

Tại lễ trao giấy chứng nhận nhập quốc tịch, cũng phải tuyên thệ đồng ý bằng văn bản cũng như bằng lời nói.

Còn tiếp

(Xem thêm:

=> Hướng dẫn nhập quốc tịch Đức: Những câu hỏi và trả lời cần biết - Phần II).

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang