Hướng dẫn nhập quốc tịch Đức: Những câu hỏi và trả lời cần biết - Phần I


Thời gian sống ở Đức bao lâu thì đủ điều kiện nhập quốc tịch?

Phải sống ở Đức lâu dài và hợp pháp từ 8 năm. Lâu dài có nghĩa không ngắt quãng giữa chừng và hiện tại đang cư trú ở Đức. Chẳng hạn về nước sống quá 6 tháng mà không được Sở ngoại kiều chấp nhận. Hoặc nửa chừng bị ngắt quãng phải về nước sau đó đệ đơn tiếp mới được cấp giấy phép cư trú mới.

Trong một số trường hợp, có thể nhập quốc tịch sớm hơn:

- Trường hợp 1: Đã đỗ một khóa học hòa nhập Integrationskurs. Khi đó thời hạn 8 năm được giảm xuống 7 năm.

- Trường hợp 2: Có kết quả hòa nhập thành công đặc biệt besondere Integrationsleistungen. Thời gian lưu trú cần thiết sau đó thậm chí có thể giảm xuống còn sáu năm. Các thành tích hòa nhập cụ thể, được các cơ quan nhập quốc tịch tính đến trong từng trường hợp riêng lẻ, chẳng hạn như kiến ​​thức tiếng Đức rất tốt, thành tích học tập phổ thông hoặc học nghề nghiệp đặc biệt tốt, trình độ chuyên môn đặc biệt tốt hoặc có thời gian dài làm cônb việc tình nguyện hoặc tham gia các hội đoàn đạt thành tích cao. Cơ quan nhập quốc tịch cũng có thể công nhận những thành tích hội nhập đặc biệt khác, tùy thuộc từng tiểu bang, thậm chí từng địa phương, có thể có các quy tắc khác nhau. Do đó, điều cần thiết là phải hỏi cơ quan nhập quốc tịch địa phương của mình kịp thời.

- Trường hợp 3: Người được quốc tế bảo vệ vì lí do chính trị, tị nạn hoặc không có quốc tịch đang sống ở Đức. Với tư cách là người thụ hưởng sự bảo vệ của quốc tế hoặc là người có quyền tị nạn, có thể nhập quốc tịch sau sáu năm lưu trú thay vì tám năm.

Người không quốc tịch, cơ quan nhập quốc tịch cũng có thể giảm thời gian lưu trú cần thiết xuống còn sáu năm.

-Trường hợp 4: Những người đã kết hôn với công dân Đức hoặc sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, có thể nhập quốc tịch chỉ sau ba năm cư trú ở Đức. Chú ý, nếu dự định ly hôn hoặc chấm dứt sống chung, sẽ không được nhập quốc tịch sau ba năm.

- Trường hợp 5: Các thành viên trong gia đình cùng nhập quốc tịch.
Vợ/chồng hoặc sống chung như vợ chồng cùng nhập quốc tịch, thời hạn cư trú ở Đức được giảm xuống chỉ còn 4 năm, với điều kiện đã có ít nhất 2 năm kết hôn, hoặc sống như vợ chồng. Đối với con cái cùng nhập quốc tịch tuổi dưới 16, thời gian lưu trú chỉ cần ba năm là đủ.

Chứng minh danh tính như thế nào?

Cơ quan nhập quốc tịch phải xác minh danh tính và quốc tịch trước đây của người đệ đơn. Do đó người đệ đơn phải xuất trình hộ chiếu sinh trắc học hoặc tài liệu nhận dạng khác có ảnh như chứng minh nhân dân. Cơ quan nhập quốc tịch cũng sẽ kiểm tra quốc tịch hiện tại của người đệ đơn.

Nếu người đệ đơn không thể xuất trình hộ chiếu, thì có thể chứng minh danh tính bằng nhiều cách. Đặc biệt là sử dụng các tài liệu liên quan tới nhân thân từ quốc gia xuất xứ có chứa các đặc điểm sinh trắc học. Chúng bao gồm, như bằng lái xe, thẻ công vụ, thẻ quân đội hoặc giấy chứng nhận hộ tịch có ảnh sinh trắc học. Nếu không thể có được bằng chứng trên, thì có thể sử dụng các tài liệu khác từ nước xuất xứ, chẳng hạn như giấy khai sinh, giấy chứng nhận tôn giáo, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận hộ khẩuhoặc học bạ. Trong trường hợp này nhà chức trách sẽ thực hiện tiếp các công đoạn kiểm tra xác minh.

Người không quốc tịch ở Đức (những người được công nhận tị nạn nhưng không có hộ chiếu của nước nguồn gốc), có thể chứng minh danh tính của họ bằng giấy thông hành cấp cho người không quốc tịch Reiseausweis für Staatenlose.

Về nguyên tắc, người đệ đơn phải tự tìm kiếm và trình giấy tờ tùy thân, trừ khi được công nhận là người tị nạn. Nếu gặp khó khăn chỉ còn cách trình bày với cơ quan nhập quốc tịch để biết thêm thông tin.

(Còn tiếp)

(Xem thêm:

=> Luật Cơ hội Cư trú Đức Chancen-Aufenthaltsrecht có hiệu lực giúp người tạm dung được ở lại – Kinh nghiệm áp dụng nhanh chóng ở Leipzig ).

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang