- Cư trú - Luật pháp
- Chính trị - Xã hội
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang đẩy mạnh hoạt động tiếp cận Trung Á
Trung Á là sân sau của Nga để tìm kiếm sự hợp tác kinh tế và phối hợp địa chính trị. Ông trở thành Thủ tướng Đức đầu tiên đến thăm khu vực Trung Á sau nhiều thập kỷ.
Thủ tướng Olaf Scholz cánh tại Uzbekistan vào hôm qua, 15/9 và sau đó một ngày, đến Kazakhstan. Như vậy, ông trở thành Thủ tướng Đức đầu tiên đến thăm Uzbekistan sau 22 năm và Kazakhstan sau 14 năm.
Trong chuyến đi kéo dài ba ngày (15-17/9), ông Olaf Scholz sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh C5+1 với các nhà lãnh đạo Kazakhstan, Uzbekistan, Kirgizia, Tajikistan và Turkmenistan. Đây là lần thứ hai diễn ra cuộc họp giữa hai bên theo mô hình này, sau khi trình làng vào năm ngoái tại Berlin.
Mối quan tâm mới đối với khu vực này phù hợp với ưu tiên của Thủ tướng Olaf Scholz trong việc tìm kiếm liên kết chặt chẽ hơn với các quốc gia nhỏ hơn, một phần do sự phụ thuộc quá mức của Đức vào các cường quốc như: Mỹ, Trung Quốc và Nga đã gây ra nhiều vấn đề. Bản thân nhà lãnh đạo Đức nhiều lần tuyên bố rằng, ông đang chuẩn bị cho một thế giới “sẽ trở nên đa cực”.
Trên thực tế, các nước Trung Á trở thành trọng tâm mới trong hoạt động ngoại giao của ông Olaf Scholz, bên cạnh các nền kinh tế mới nổi đáng chú ý hơn như Brazil, Ấn Độ và một số quốc gia Châu Phi.
Trung Á đã trở thành khu vực đầu tiên mà Berlin tham gia vào quan hệ đối tác khu vực
Berlin đặc biệt quan tâm các lĩnh vực năng lượng và kinh tế. Với Kazakhstan, “điều này có nghĩa là một cơ hội để thay thế dầu của Nga. Tất nhiên, rõ ràng là trữ lượng khí đốt trong khu vực cũng sẽ được giải quyết”.
Còn về Uzbekistan, nước này đã “phát triển tích cực về mặt kinh tế”. Berlin dự kiến ký một thỏa thuận di cư với Tashkent, hướng tới tuyển dụng lao động có tay nghề cao tại Đức.
Một lĩnh vực quan trọng khác là địa chính trị. 5 nước Trung Á có vị trí địa lý và lịch sử gần gũi với Nga, cho đến nay vẫn từ chối công khai đứng về phe nào trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tuy nhiên, đối với Đức, kinh nghiệm trong việc ứng xử với Nga là tối quan trọng, vì sự nghiệp của nhiều nhà lãnh đạo hiện đang giữ các vị trí chủ chốt tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ có liên quan đến Moscow.
Điều rất thú vị đối với Thủ tướng là lắng nghe các đối tác của mình trong các cuộc trò chuyện bí mật về cách họ đánh giá tình hình và cách họ đánh giá các diễn biến ở Nga", nguồn tin cho biết.
Cũng theo nguồn tin, các lệnh trừng phạt sẽ được giải quyết "một cách phù hợp", nhưng mục đích sẽ không phải là "lời nói suông" từ các nhà lãnh đạo.
Liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine, Thủ tướng Olaf Scholz đang đối mặt sự phản đối ngày càng gia tăng trong nước về sự ủng hộ của chính phủ dành cho Kiev, trong đó có việc cung cấp tài chính và vũ khí. Một số thành viên trong đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền thậm chí kêu gọi ông tập trung nhiều hơn vào "giải pháp ngoại giao" với Nga.
Hơn 30 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, Moscow vẫn duy trì ảnh hưởng mạnh mẽ ở Trung Á, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh, kinh tế và năng lượng. Việc Đức đang tìm kiếm thêm lợi ích chiến lược và địa chính trị ở khu vực mà Nga coi là “vùng đệm” của mình, âu cũng là một bước đi khéo léo.
Chưa kể, việc duy trì động lực tích cực với các quốc gia Trung Á không chỉ vì lợi ích của Đức mà cả Liên minh Châu Âu (EU). Nếu không, Đức và EU có nguy cơ mất đi ảnh hưởng địa chính trị và địa kinh tế, đồng thời bỏ lỡ cơ hội tận dụng một địa bàn của trật tự thế giới đa cực mới để tăng cường hợp tác quốc tế.
Kiểm soát biên giới với các nước trong EU
Từ ngày 15-9, Chính phủ Đức chính thức tăng cường kiểm soát toàn tuyến biên giới của nước này nhằm ngăn chặn tình trạng nhập cư trái phép gia tăng. Cho đến nay, cảnh sát Đức đã tăng cường kiểm tra biên giới với Ba Lan, Czech, Áo và Thụy Sĩ. Biên giới với Pháp, Luxembourg, Hà Lan, Bỉ và Đan Mạch tới đây cũng sẽ được kiểm soát.
Thỏa thuận Dublin từ năm 2026
Yêu cầu các nước đầu tiên tiếp nhận những người xin tị nạn đến châu Âu phải chào đón họ, hồi đầu hè, Liên minh châu Âu (EU) cuối cùng đã đạt được hiệp ước mới về “di cư và tị nạn”.
Theo đó, các thành viên EU cần đoàn kết hơn, giúp giảm nhẹ công việc của các quốc gia nhập cảnh đầu tiên. Tuy nhiên, đến năm 2026, những quy định này mới chính thức được áp dụng.
Phản ứng của Pháp
Pháp nhận định, dù không sai, nhưng việc tuyên bố tái lập các biện pháp kiểm soát ở biên giới Đức mà không có sự tham vấn một lần nữa cho thấy sự mất đoàn kết ở châu Âu.
Động thái này đã gửi đi một thông điệp tiêu cực đến các nước láng giềng, vốn đang phải đối mặt với những vấn đề giống nhau về việc di chuyển người tị nạn. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tuyên bố “không thể chấp nhận được”. Người đồng cấp Hy Lạp cũng “lấy làm tiếc” về bất cứ điều gì làm suy yếu khu vực Schengen.
Ngày càng có nhiều quốc gia muốn trục xuất những người xin tị nạn
Mới đây, bằng cách trả lại khoảng 30 người Afghanistan bị tòa án kết án về nước, Berlin đã phá vỡ điều cấm kỵ sau một thời gian dài từ chối làm như vậy. Áo và Cyprus cũng muốn trục xuất người Syria về quê, khiến nhiều nước EU khác muốn hành động theo. Sự thay đổi cũng có nguy cơ tạo ra những tác động tai hại ở Brussels trong việc đàm phán các quy định trong tương lai, bắt đầu từ lợi nhuận.
Trước đó, hôm 18-7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã khẳng định: “Những thách thức về di cư đòi hỏi châu Âu phản ứng theo hướng tiếp cận công bằng và vững chắc dựa trên các giá trị của chúng ta. Hãy luôn tâm niệm rằng người di cư cũng là những con người như bạn và tôi. Và tất cả chúng ta đều được bảo vệ bởi nhân quyền”.
Báo Le Monde cho rằng, trong bối cảnh mất cân bằng nhân khẩu học gia tăng, cùng với đó là sự trỗi dậy của phe cực hữu, các phản ứng riêng lẻ đang đe dọa sự gắn kết của EU, cũng như những giá trị mà bà Ursula von der Leyen nhấn mạnh.
Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng; Thương hiệu & Công luận
Đức: Sập mái du thuyền, 9 người bị thương; Sai lầm kéo lùi kinh tế châu Âu; Intel tạm dừng xây dựng nhà máy
Đức: Cảnh báo 400 cảnh sát vây bắt 1 lao động nhập cư trái phép; Hạn chế nhập cảnh từ khối Schengen gây phẫn nộ; Họp khẩn cứu ngành ô tô
Đức: Loay hoay tìm cách cứu Volkswagen; Tin xấu cho Thủ tướng; Không gửi Taurus cho Ukraine
Đức: Chính phủ trước sức ép kiểm soát biên giới; Nỗ lực thu hút lao động nước ngoài; Chuyển giao gói viện trợ kèm 22 xe tăng cho Ukraine
Đức: Hai vụ nổ trong 1 tuần tại Köln; Dừng xuất khẩu vũ khí tới Israel; Cam kết viện trợ 100 triệu euro cho Ukraine
Đức: Volkswagen khủng hoảng, ngành ô tô lao đao; Thủ tướng nói thẳng quan điểm về Ukraine
Đức: Vì sao xảy ra liên tiếp các vụ nổ tại Köln; Dự báo inh tế cần 2 năm để phục hồi
Đức: Khai mạc lễ hội bia lần thứ 189; Không còn cần khí đốt Nga; 'Thu hoạch' được gì ở Trung Á?
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá