Đức: 'Khát' lao động lành nghề nhiều lĩnh vực; Ngành công nghiệp xe hơi rung lắc, phá sản, thất nghiệp; Từ chối cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

“KHÁT” LAO ĐỘNG LÀNH NGHỀ TRONG NHIỀU LĨNH VỰC

Diễn đàn Khủng hoảng nhân lực tại Cộng hoà Liên bang Đức

Theo Viện Nghiên cứu kinh tế Ðức, gần 50% các công ty tại Đức đang thiếu nhân công, thậm chí phải thu hẹp quy mô hoạt động kinh doanh do không có đủ lao động.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz vừa qua đã bảo vệ chính sách di cư của chính phủ tại quốc hội Liên bang và nhấn mạnh nhu cầu thu hút lao động nước ngoài có tay nghề cao của quốc gia này.

Tại diễn đàn có chủ đề “Khủng hoảng nhân lực tại Cộng hoà Liên bang Đức - Cơ hội và thách thức cho thanh niên Việt Nam” vừa được tổ chức tại Hà Nội, Cục phát triển kinh tế và các công ty tại bang Sachsen của Đức cho biết, các ngành nghề mà Đức thiếu nhiều nhất là điều dưỡng; cơ khí, cắt gọt kim loại, cơ điện tử; xây dựng; nhà hàng, khách sạn, đầu bếp.

Cơ hội học tập và làm việc, định cư tại Đức

Thiếu hụt nhân lực đang đặt áp lực lên nền kinh tế Đức, nhưng chính điều này lại mở ra cơ hội học tập, làm việc và định cư tại Đức cho các bạn trẻ Việt Nam. Giỏi tiếng Đức chính là lợi thế.

Ông Nguyễn Đắc Hoàn, Giám đốc Công ty Cổ phần Devis cho biết: “Muốn vào Đức làm việc, một số điều sau bắt buộc phải có: Thứ nhất, hiểu ngành nghề mình muốn học để đi làm, tức là họ phải được tư vấn và hướng nghiệp. Thứ hai, cần có ngoại ngữ bởi vì tiếng Đức là chìa khóa để giao tiếp tại đây. Thứ ba, hiểu văn hóa Đức. Thứ tư, phải có sự nỗ lực trong mọi công việc.

Tại diễn đàn, Viện đào tạo và phát triển nhân lực BSW - lớn nhất của tiểu bang Sachsen đã ký kết với Công ty Cổ phần Devis của Việt Nam trong việc đào tạo nghề và cung ứng nguồn nhân lực cho nước Đức.

Để thu hút lao động có tay nghề

Chính phủ Đức đã tạo điều kiện cho người nước ngoài được nhập tịch chỉ sau 5 năm, thay vì 8 năm như trước đây. Dự báo đến năm 2035, nước Đức sẽ phải bổ sung thêm 7 triệu lao động. Nhiều chính sách cũng đang được áp dụng cho chương trình du học nghề như trợ cấp lương từ 25-35 triệu đồng/tháng. Số tiền này đủ cho chi phí ăn ở tại Đức.

ĐỨC VÀ EU: NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ RUNG LẮC, PHÁ SẢN, THẤT NGHIỆP

Khoảng 1/3 nhà máy sản xuất ô tô lớn EU hoạt động dưới một nửa công suất

Nhiều nhà máy của các hãng sản xuất ô tô châu Âu có nguy cơ phải đóng cửa do nhu cầu xe xăng chậm lại và cạnh tranh ngày càng tăng trước xu hướng chuyển đổi sang xe điện lan rộng.

Theo phân tích của trang phân tích dữ liệu Just Auto, gần 1/3 số nhà máy sản xuất xe khách của năm hãng xe lớn nhất châu Âu – BMW, Mercedes-Benz, Stellantis, Renault và VW – không hoạt động hết công suất vào năm ngoái. Các số liệu cho thấy sản lượng của các “gã khổng lồ” này chưa bằng 1 nửa công suất thiết kế.

Doanh số bán hàng

Tại châu Âu thấp hơn khoảng 3 triệu xe so với mức trước đại dịch. Do đó, nhà máy không hoạt động hết công suất, đe dọa hàng nghìn việc làm.

Trước tình cảnh của các nhà máy, nhiều lo ngại cho rằng châu Âu này đang phải đối mặt với suy thoái kéo dài sau khi tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh Mỹ và Trung Quốc.

“Nhiều nhà sản xuất ô tô đang vật lộn để giành thị phần nhỏ hơn”, Matthias Schmidt, một chuyên gia phân tích ô tô độc lập có trụ sở gần Hamburg nói. “Một số nhà máy sản xuất chắc chắn sẽ phải đóng cửa,” ông cảnh báo.

Tuần trước, Volkswagen thông báo rằng hãng đang cân nhắc đóng cửa các nhà máy ở Đức lần đầu tiên trong gần 90 năm hoạt động. “Ông lớn” ô tô cho biết họ đang gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.

BMW đã cảnh báo rằng nhu cầu ảm đạm ở Trung Quốc sẽ đe dọa lớn hơn nữa đến doanh số và lợi nhuận.

Viễn cảnh các nhà máy ở châu Âu đóng cửa

Ngày càng trở nên u ám hơn trong những năm gần đây trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt và thiếu hụt lao động khiến chi phí nhân sự tăng cao. Nếu không thể xoay chuyển tình thế, kinh tế châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện ngành công nghiệp ô tô chiếm hơn 7% GDP của EU và tạo ra hơn 13 triệu việc làm.

Các nhà máy lắp ráp ô tô thường là “mỏ neo của địa phương”, đảm bảo việc làm cho vô số doanh nghiệp xung quanh, bao gồm các nhà cung cấp phụ tùng động cơ, công ty vận tải, giao hàng, đồ ăn.

Việc đóng cửa các nhà máy thường là “giải pháp cuối cùng” ở một khu vực mà các công đoàn và chính trị gia có ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định của doanh nghiệp.

Fabian Brandt, một chuyên gia trong ngành của công ty tư vấn Oliver Wyman, cho biết có “ap lực hợp nhất lớn” đối với các nhà máy ô tô ở châu Âu. “Các nhà máy kém hiệu quả sẽ được đánh giá và sẽ có những cơ sở buộc phải đóng cửa”, ông cho biết.

TỪ CHỐI GỬI TÊN LỬA TẦM XA, ĐỨC BỊ UKRAINE CHÊ “SỢ HÃI”

Thủ tướng Đức tuyên bố

Sẽ không cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine, cùng lúc ông Zelensky chê bai phương Tây "sợ hãi", không dám giúp Kiev bắn hạ tên lửa Nga.

Ngày 13-9, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tái khẳng định lập trường Berlin sẽ không gửi tên lửa tầm xa cho Ukraine, bất chấp việc một số nước phương Tây đang nới lỏng khả năng sử dụng loại vũ khí này cho Kiev.

Ông Scholz khẳng định khi được hỏi về vấn đề trên trong một buổi họp báo: "Đức đã đưa ra quyết định rõ ràng về việc sẽ làm gì và không làm gì. Quyết định đó sẽ không đổi".

Từ khi chiến sự Ukraine bùng nổ, Đức là nước viện trợ quân sự cho Kiev nhiều thứ hai chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên, Berlin vẫn liên tục từ chối cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm xa Taurus do nước này sản xuất vì lo ngại làm leo thang căng thẳng.

Tuyên bố trên được đưa ra chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer hội đàm để thảo luận việc có nên cho Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa do phương Tây viện trợ hay không.

Khi được hỏi về cuộc họp trên, ông Steffen Hebestreit - người phát ngôn của ông Scholz - chỉ nói "các vũ khí mà Mỹ và Anh đang thảo luận" có tầm bắn xa hơn bất kỳ khí tài nào từng được Đức gửi đi.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cũng khẳng định những gì mà Washington và London thống nhất "là chuyện của họ".

Mỹ

Trong khi đó, ngay trước thềm cuộc họp giữa ông Biden và ông Starmer, người phát ngôn Nhà Trắng về các vấn đề an ninh quốc gia John Kirby khẳng định Mỹ không có ý định công bố chính sách mới nào về Ukraine và việc sử dụng tên lửa tầm xa trong ngày 13-9.

Ông Kirby chia sẻ với báo chí: "Quan điểm của chúng tôi về việc cho Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa được viện trợ để đánh Nga sẽ không đổi. Tôi không kỳ vọng sẽ có thông báo lớn nào về vấn đề đó".

Ông Zelensky chê phương Tây sợ hãi

Cũng trong ngày 13-9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chê trách phương Tây "sợ hãi" đến mức không dám bàn việc có nên bắn hạ vũ khí đường không của Nga giúp Ukraine hay không.

Ông Zelensky khẳng định: "Nếu các đồng minh đã hiệp lực bắn hạ tên lửa và máy bay không người lái (giúp Israel) ở Trung Đông thì tại sao vẫn chưa có quyết định tương tự về việc cùng nhau bắn hạ tên lửa Nga và drone Shahed (do Iran sản xuất) trên bầu trời Ukraine? Họ sợ đến mức không dám nói 'chúng tôi đang xem xét'.

Điều này được tiến hành ngay cả khi tên lửa và drone bay vào vùng trời của các nước láng giềng. Đây là sự xúc phạm thế giới dân chủ".

Trong nhiều tuần qua, Ukraine ngày một tăng cường sức ép lên các đồng minh phương Tây về việc cho phép nước này đánh sâu vào lãnh thổ Nga.

Nga

Ngược lại, ngày 12-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo Matxcơva xem việc bật đèn xanh cho các yêu cầu trên đồng nghĩa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) "có chiến tranh với Nga".

Nguồn: Hà Nội Online; Soha; Tuổi Trẻ

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang