- Cư trú - Luật pháp
- Chính trị - Xã hội
Mức độ thiếu đơn đặt hàng toàn Liên bang
Theo một cuộc khảo sát mới của Viện nghiên cứu kinh tế Ifo (Đức),trong tháng 1, có tới 36,9% tổng số doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp được khảo sát cho biết rằng họ đang thiếu các đơn đặt hàng mới.
Vào thời điểm tháng 1/2023, tỷ lệ này chỉ là 20,9%. Trong lĩnh vực dịch vụ cũng có tới gần 1/3 tổng số doanh nghiệp được khảo sát cho rằng hoạt động kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn.
Theo chuyên gia Klaus Wohlrabe của Viện Ifo, tình trạng thiếu đơn đặt hàng đã trở nên tồi tệ hơn đáng kể trong năm qua. Hầu như không có ngành kinh tế nào thoát khỏi tình trạng này. Ngoài ra, số lượng đơn hàng tồn đọng đang dần được giải quyết hết.
Phân theo ngành và lĩnh vực kinh doanh
Tình trạng thiếu đơn hàng mới thể hiện rõ nhất trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng. Trong ngành sản xuất giấy, tỷ lệ doanh nghiệp thiếu đơn hàng mới là 53,9%; ngành sản xuất và gia công kim loại là 53,3%. Trong ngành hóa chất, tỷ lệ này là 40,6%. Ngành dịch vụ ăn uống cũng có tới 38,6% doanh nghiệp phàn nàn về việc thiếu khách. Trong khi ngành thực phẩm ít bị ảnh hưởng hơn, tỷ lệ thiếu đơn hàng mới là 14,9%.
Xuất nhập khẩu nguy cơ tồi tệ hơn trước
Năm 2023, hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế Đức cũng suy giảm so với năm trước. Theo số liệu sơ bộ của Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Statistik), trong tháng 12/2023, giá trị xuất khẩu giảm 4,6% và nhập khẩu giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung năm 2023, giá trị xuất khẩu giảm 1,4% và nhập khẩu giảm 9,7% so với năm 2022. Điều này góp phần khiến nền kinh tế đầu tàu châu Âu suy giảm 0,3% trong năm 2023.
Theo nhà kinh tế trưởng Alexander Krüger của ngân hàng Hauck Aufhäuser Lamp, nền kinh tế toàn cầu quá yếu đã không thể tạo động lực cho nền kinh tế Đức. Năm 2023 được coi là một năm khó khăn nữa đối với các nhà xuất khẩu của Đức. Ngoài ra, căng thẳng ở Biển Đỏ đang tạo ra những rủi ro thương mại mới.
Đầu năm mới 2024 cũng chưa xuất hiện tín hiệu tốt nào đối với các ngành xuất khẩu của Đức. Kỳ vọng về hoạt động kinh doanh đã giảm vào tháng 1. Chuyên gia Klaus Wohlrabe của Viện Ifo cho rằng các ngành xuất khẩu của Đức đang bắt đầu năm mới một cách tồi tệ hơn trước. Nền kinh tế toàn cầu yếu tiếp tục gây ra nhiều vấn đề cho các doanh nghiệp.
Nhiều ngân hàng trung ương đã tăng mạnh lãi suất cơ bản để chống lại tình trạng lạm phát cao, khiến các khoản vay để đầu tư cho lĩnh vực sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Đức như máy móc hoặc phương tiện giao thông đắt hơn đáng kể. Điều này góp phần làm giảm nhu cầu về hàng hóa, sản phẩm của Đức, khiến số lượng đơn hàng mới ngày càng giảm.
Gregory's Cars, một đại lý ô tô có trụ sở ở Berlin, đang đối mặt với đơn kiện từ hãng xe Volkswagen vì tự ý nhập xe điện Trung Quốc bán tại Đức.
Chênh lệch giá
Volkswagen ID.6 chạy điện là mẫu SUV ba hàng ghế do liên doanh VW-FAW sản xuất và phân phối tại thị trường Trung Quốc. Tại quốc gia Đông Á, ID.6 được bán ra với hai phiên bản, gồm ID.6 X và ID.6 Crozz, đi kèm giá bán từ 33.700 euro.
Trong khi đó, một dòng xe tương đồng nhưng chỉ có 2 hàng ghế tại Đức là ID.4 đã có giá 40.335 euro.
Giá bán của các mẫu xe Volkswagen ở Trung Quốc và Đức có sự chênh lệch đáng kể. Lấy ví dụ, Volkswagen ID.3 tại Trung Quốc bán với giá tương đương 16.000 euro còn tại thị trường Đức là 40.000 euro. Volkswagen ID.7 Vizzion có giá 30.800 euro tại Trung Quốc, trong khi giá tại Đức là 57.000 euro
Không làm sai các quy định và có quyền bán Volkswagen ID.6 tại Đức
Gregory Brudny, chủ của đại lý Gregory's Cars cho rằng ông không làm sai các quy định và có quyền bán Volkswagen ID.6 tại Đức. Brudny nói: Tôi đã kinh doanh từ năm 1993 và đây là lần đầu tiên tôi được bảo rằng mình không có quyền bán những chiếc xe đã thông quan và được phép từ cơ quan vận tải liên bang.
Bên cạnh việc đâm đơn kiện đại lý, Volkswagen còn yêu cầu tiêu hủy toàn bộ lô xe gồm 22 chiếc ID.6 này. Đây được xem là hành động cứng rắn của thương hiệu Đức nhằm răn đe các đại lý khác. Volkswagen cho biết thêm, mỗi thị trường có các tiêu chuẩn khác nhau và xe sản xuất tại Trung Quốc không được phép bán tại Đức nếu chưa có sự cho phép của hãng. ID.6 cũng thiếu đi một số tính năng bắt buộc theo quy định của EU, chẳng hạn hệ thống gọi cứu trợ khẩn cấp khi phát hiện xe gặp tai nạn.
Hiện vụ kiện vẫn chưa có phán quyết cuối cùng và phía đại lý vẫn đang phải chi trả phí kho bãi 8.000 euro/tháng. Nếu phải tiêu hủy xe, họ sẽ mất thêm khoản tiền lên đến 15.000 euro/xe.
Đức Việt Online
Đức: Chấn động vì một ca sĩ; Ồ ạt lắp điện mặt trời ở ban công; \'Ông chủ\' của phe cực hữu; Đại diện các đảng đàm phán về người tị nạn
Đức: Volkswagen đóng cửa nhà máy lịch sử; Thủ tướng đón áp lực lớn sau thất bại bầu cử
Đức: Thử thách sự thống nhất của EU; Tụt hậu 100 năm so với quân đội Nga
Đức: Lo làn sóng tị nạn nếu cắt viện trợ Ukraine; Tuyên bố thủ phạm phá hoại Nord Stream; Tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan
Đức: Kinh tế nguy cơ không tăng trưởng; Gian lận lớn trong giao dịch tín chỉ carbon; Người Mỹ nhập cư 'sốc' khi sống ở Đức
Đức: Ngành sản xuất ô tô thành gánh nặng kinh tế; Máy bay yểm trợ cứu hỏa chữa cháy rừng; Điều tầu chiến đến Ấn Độ, Thái Bình Dương
Đức: Khẩn trương phá dỡ cầu Carola Dresden bị sập; Không thể nhận thêm người nhập cư
Đức: Tăng cường kiểm soát biên giới; Đầu tư 120 tỷ euro giảm phát thải khí nhà kính; Thủ tướng nói thẳng với Ukraine
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá