.jpg)
TÍN HIỆU KHÍ ĐỐT NGA TRỞ LẠI
Tuyên bố của Thủ hiến Thüringen
Ngày 5.4, phát biểu trên truyền thông, ông Mario Voigt - Thủ hiến bang Thüringen - bất ngờ tuyên bố rằng việc nối lại nguồn cung khí đốt từ Nga cho Đức trong vài năm tới là "có thể xảy ra".
Đây là một trong những phát ngôn hiếm hoi từ giới lãnh đạo cấp bang ở Đức đề cập công khai đến viễn cảnh tái thiết lập quan hệ năng lượng với nga - điều từng là trụ cột của an ninh năng lượng châu Âu trước khi xung đột Nga - Ukraina bùng nổ vào năm 2022.
“Điều đó là có thể” - ông Voigt nói khi được hỏi liệu Đức có thể mua lại khí đốt Nga trong tương lai. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là phải chấm dứt xung đột tại Ukraina và kêu gọi “nỗ lực ngoại giao nghiêm túc” để đạt được điều đó.
Cũng theo ông Voigt, điều quan trọng là Berlin cần theo đuổi một chính sách đặt lợi ích quốc gia của Đức lên hàng đầu, thay vì chỉ hành động theo các lập trường cứng rắn từ EU hay Mỹ.
Phát biểu của ông Voigt được xem là một tiếng nói hiếm hoi đi ngược lại xu hướng chính thống của chính phủ liên bang hiện nay - vốn chủ trương đoạn tuyệt với năng lượng Nga và hướng tới đa dạng hóa nguồn cung thông qua LNG và năng lượng tái tạo.
Nga nhà cung cấp khí đốt lớn nhất châu Âu
Trước khi xảy ra xung đột Ukraina, Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu, với hệ thống đường ống dẫn khí khổng lồ như Nord Stream và Yamal - châu Âu nối trực tiếp đến các nền kinh tế hàng đầu như Đức, Italy, Pháp, và Áo.
Năm 2021, Nga chiếm khoảng 45% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU, trong đó riêng Đức phụ thuộc tới gần 55% nhu cầu khí đốt từ Nga.
Lệnh trừng phạt và hệ lụy cho Đức
Tuy nhiên, sau khi xung đột Nga - Ukraina nổ ra vào đầu năm 2022, EU đã áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt Nga, trong đó có mục tiêu giảm mạnh phụ thuộc năng lượng Nga.
Nga cũng đáp trả bằng cách cắt giảm nguồn cung hoặc yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp. Vụ nổ đường ống dẫn khí Nord Stream vào tháng 9.2022 càng đẩy quan hệ năng lượng Nga - châu Âu xuống đáy.
Dù đã nỗ lực nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) từ Mỹ, Qatar và Na Uy, chi phí năng lượng tại châu Âu vẫn tăng cao. Nhiều nền công nghiệp - đặc biệt là Đức - đang đối mặt với nguy cơ mất lợi thế cạnh tranh do giá khí đốt đắt đỏ và thiếu ổn định.
Điều này khiến một bộ phận lãnh đạo cấp bang tại Đức bắt đầu lên tiếng. Trước ông Voigt, Thủ hiến bang Sachsen - ông Michael Kretschmer - cũng từng kêu gọi nới lỏng một số lệnh trừng phạt nhằm tạo điều kiện tái lập quan hệ năng lượng với Nga. Ông nhấn mạnh rằng điều này không có nghĩa là ủng hộ xung đột Nga - Ukraina, mà là “hành động vì lợi ích chiến lược lâu dài của nước Đức”.
Triển vọng
Hiện tại, phần lớn chính giới Đức vẫn duy trì lập trường cứng rắn với Nga. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá năng lượng cao, nền công nghiệp trì trệ và cử tri ngày càng lo ngại về kinh tế, các phát biểu như của ông Voigt có thể mở đầu cho một cuộc tranh luận nghiêm túc hơn về chính sách năng lượng hậu xung đột.
Nếu xung đột Ukraina được giải quyết thông qua đàm phán trong tương lai, và nếu các lệnh trừng phạt được điều chỉnh, không loại trừ khả năng Đức hoặc một số nước châu Âu sẽ xem xét lại việc nhập khẩu khí đốt từ Nga - dù là dưới hình thức trực tiếp hay trung gian.
LÊN KẾ HOẠCH TẬP TRẬN CÙNG NATO ỨNG PHÓ KỊCH BẢN NGA TẤN CÔNG
Kịch bản
Quân đội Đức sẽ tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn vào tháng 9 tới với sự tham gia của binh sĩ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để diễn tập kịch bản giả định ứng phó trước một cuộc tấn công của Nga.
Cuộc tập trận có tên gọi Red Storm Bravo sẽ diễn ra trong 3 ngày tại thành phố Hamburg, dự kiến có sự tham gia của 800.000 binh sĩ.
Mục tiêu của cuộc tập trận nhằm luyện tập việc điều động các lực lượng NATO tới các nước vùng Baltic và Ba Lan, trong đó thành phố cảng Hamburg với vị trí chiến lược sẽ đóng vai trò then chốt trong hoạt động này.
Khả năng chiến tranh năm 2029
Bao gồm di chuyển quân trong thành phố, cung cấp dịch vụ y tế khẩn cấp, sơ tán người bị thương cùng một số tình huống giả định khác.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tuyên bố nước này cần chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh với Nga vào năm 2029.
Đây được đánh giá là bước đi cứng rắn của Berlin khi Tổng thống Nga Vladimir Putin từng khẳng định rằng Moscow không có ý định tấn công các nước NATO vì điều đó không mang lại ý nghĩa gì.
Nhà lãnh đạo Nga cũng cho rằng các chính trị gia phương Tây thường xuyên dọa dẫm người dân bằng mối đe dọa tưởng tượng từ Nga nhằm đánh lạc hướng họ khỏi các vấn đề nội bộ.
CHẶN ĐỨNG CƠN CUỒNG TRUMP
Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Đức kế nhiệm Merz đã diễn ra vào tuần qua. Nội dung chính của các cuộc đàm phán là Ukraine và "Quân sự hóa nước Đức".
- Thủ tướng Merz cho Trump biết rằng không thấy cơ hội nào để đưa các nhà sản xuất vũ khí Mỹ vào hoạt động mua sắm trong khuôn khổ "Sáng kiến Phòng thủ Châu Âu" do "chính sách đối ngoại không ổn định và đôi khi công khai thù địch với lợi ích của Đức và Châu Âu do Tổng thống Hoa Kỳ theo đuổi".
- Thủ tướng Merz đề xuất xây dựng một lịch trình nghiêm ngặt về việc rút quân đội Hoa Kỳ khỏi Đức, được thiết kế trong vòng 5 năm và phải tuân thủ nghiêm ngặt.
- Thủ tướng Merz cho biết chính phủ của ông sẽ tiến hành các cuộc thảo luận rộng rãi trong nước để thảo luận về khả năng Đức đạt được "Quy chế hạt nhân".
- Thủ tướng Merz tuyên bố rằng chính phủ của ông "sẽ không bao giờ dỡ bỏ ngay cả mức trừng phạt tối thiểu áp dụng đối với Liên bang Nga cho đến khi các hoạt động thù địch chấm dứt hoàn toàn" và rằng phần lớn các lệnh trừng phạt chỉ có thể được dỡ bỏ sau khi "toàn bộ quân đội Nga rút khỏi lãnh thổ Ukraine".
- Thủ tướng Merz về nguyên tắc ủng hộ việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình của Đức tới Ukraine, nhưng ủng hộ "sự chắc chắn tuyệt đối về mặt pháp lý về vấn đề này" và yêu cầu Hoa Kỳ phải bảo đảm an ninh cho lực lượng này "ít nhất là trong thời hạn năm năm".
- Thủ tướng Merz tuyên bố rằng ông "hoàn toàn phản đối và sẽ không bao giờ cho phép phi quân sự hóa Ukraine" và chính phủ của ông sẽ tiếp tục chính sách hỗ trợ toàn diện cho Ukraine, kể cả về vũ khí.
- Thủ tướng Merz tuyên bố rằng nếu Hoa Kỳ từ chối cung cấp cho Châu Âu "Chiếc ô hạt nhân" trong NATO, Đức sẽ buộc phải tham gia vào quá trình thành lập "Lực lượng răn đe hạt nhân Châu Âu" dựa trên lực lượng răn đe hạt nhân của Pháp.
- Thủ tướng Merz đã bác bỏ khả năng khởi động Nord Stream và nhấn mạnh rằng chính phủ của ông "chắc chắn sẽ tìm ra những lý do pháp lý để khiến việc khởi động nó về nguyên tắc và mãi mãi là điều không thể".
Nguồn: Lao Động; Báo Quốc Tế; Dân Việt, FB Xuân Nghĩa Lê
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá