.jpg)
MỐI LO TIÊM KÍCH F-35 BỊ MỸ VÔ HIỆU HÓA
Công tắc ẩn
Nhiều chuyên gia, cựu quan chức Đức bày tỏ lo ngại khả năng phi đội F-35 kèm theo "công tắc ẩn", cho phép Mỹ vô hiệu hóa chúng từ xa.
"Công tắc ẩn, cho phép vô hiệu hóa những chiếc F-35 từ xa không chỉ là tin đồn vô căn cứ", Joachim Schranzhofer, lãnh đạo bộ phận truyền thông của tập đoàn quốc phòng Đức Hensoldt, nói trong cuộc phỏng vấn được công bố hôm 8/3.
Phát biểu được đưa ra sau khi Washington đình chỉ viện trợ quân sự và chia sẻ dữ liệu tình báo cho Kiev, đồng thời xuất hiện thông tin phi đội tiêm kích F-16 Ukraine đã ngừng hoạt động do thiếu sự hỗ trợ từ Mỹ.
Phản ứng của châu Âu
"Nếu lo ngại khả năng Mỹ áp dụng biện pháp tương tự với chiến đấu cơ F-35 Đức, chúng ta nên cân nhắc khả năng hủy hợp đồng", Wolfgang Ischinger, cựu đại sứ Đức tại Mỹ và cựu chủ tịch Hội nghị An ninh Munich, nêu quan điểm.
Ingo Gadechens, cựu quân nhân và hiện là thành viên Ủy ban Ngân sách Quốc hội Đức, cho rằng giới chức nước này cần "giám sát chặt chẽ và cẩn trọng" với hợp đồng đặt mua tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.
"Nếu đã chi lượng lớn tiền cho dòng F-35, chúng ta phải có quyền tự quyết với hoạt động của chúng. Liệu các hệ thống vũ khí mua từ Mỹ có thể bị vô hiệu hóa bởi quyết định bốc đồng của Tổng thống Donald Trump hay không? Điều này không được phép xảy ra và cần được suy xét nghiêm túc", ông nói thêm.
Hợp đồng
Đức hồi năm 2022 đặt mua tổng cộng 35 tiêm kích tàng hình F-35A do Mỹ chế tạo trong thương vụ trị giá hơn 9 tỷ USD, những chiếc đầu tiên dự kiến được bàn giao từ năm 2026.
Chưa có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ thật sự duy trì "công tắc ẩn" để kiểm soát khí tài bán cho quốc gia khác. Tuy nhiên, Washington và tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin, nhà sản xuất dòng F-35, đến nay vẫn không lên tiếng bác bỏ nghi vấn này.
"Nếu công tắc là một đoạn mã lập trình, nhiều khả năng là nó thực sự tồn tại trên dòng F-35", chuyên gia hàng không Richard Aboulafia nói với tờ Financial Times của Anh.
Tuy nhiên, ngay cả khi không có "công tắc ẩn", quân đội các nước châu Âu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn phụ tùng, cập nhật phần mềm và hỗ trợ kỹ thuật từ Mỹ. Điều này cho phép Washington gây sức ép, thậm chí cản trở nỗ lực vận hành và triển khai khí tài của đồng minh.
"Đan Mạch mua F-35 để bảo vệ Greenland, nhưng nếu Mỹ không muốn chúng bay thì những chiếc tiêm kích này có ích gì. Các thiết bị quân sự tiên tiến phụ thuộc quá nhiều vào nhà sản xuất. Nếu bị cắt hỗ trợ, chúng sẽ ngừng hoạt động trong thời gian ngắn", nhà phân tích quốc phòng Sash Tusa nói.
THỦ TƯỚNG SCHOLZ CẢNH BÁO: KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ PHI QUÂN SỰ HÓA UKRAINE XẢY RA
Mục tiêu của Nga không được phép xảy ra
Theo tuyên bố của Tướng Scholz, việc phi quân sự hóa Ukraine là một trong những mục tiêu chiến tranh của Nga và mục tiêu này không được phép thành công.
Ông Scholz nhấn mạnh rằng, một đội quân mạnh là "sự bảo đảm an ninh quan trọng nhất cho một đất nước".
Ông cũng chỉ ra rằng Pháp cũng sẽ "từ chối bất kỳ hành động phi quân sự hóa nào liên quan đến quân đội Ukraine. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh rằng các điều kiện để chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine không thể đồng nghĩa với việc Ukraine đầu hàng trên thực tế và một nền hòa bình lâu dài là cần thiết cho an ninh của toàn bộ lục địa châu Âu.
Gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu tuyên bố rằng châu Âu phải từ chối lời kêu gọi phi quân sự hóa Ukraine.
Những tuyên bố của các quan chức Đức và Pháp được đưa ra trong bối cảnh Moscow đã gửi tới Washington danh sách các yêu cầu để đạt được một thỏa thuận chấm dứt xung đột với Ukraine và tái thiết lập quan hệ với Mỹ.
Kêu gọi tiếp tục hỗ trợ lâu dài cho Ukraine cho đến khi đạt được hòa bình và hơn thế nữa
Ông Scholz nhấn mạnh các cuộc thảo luận ngừng bắn đang diễn ra tạo cơ hội để các bên tìm cách đạt được hòa bình lâu dài, chấm dứt cuộc chiến đẫm máu. Ông tin rằng điều này có thể bao gồm các bước tiếp theo, chẳng hạn như trao đổi tù nhân hoặc trả lại những người bị bắt cóc.
Các nguồn tin mô tả, những điều kiện mà Điện Kremlin đưa ra lần này khá rộng và tương tự như những yêu cầu Nga đã từng đề xuất với Ukraine, Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trước đây.
Đòi hỏi của Nga
Chúng bao gồm yêu cầu Ukraine không gia nhập NATO, cam kết không triển khai binh sĩ nước ngoài tại Ukraine và công nhận chủ quyền của Nga đối với bán đảo Crimea (Nga kiểm soát từ 2014) cùng bốn tỉnh khác đã bỏ phiếu sáp nhập vào Nga từ năm 2022.
Mỹ
Về phần mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đang chờ phản hồi từ Tổng thống Nga Vladimir Putin về khả năng đồng ý với một lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Tổng thống Putin có cam kết với thỏa thuận ngừng bắn này hay không do các điều khoản cụ thể vẫn chưa được thống nhất.
Nguồn: Vnexpress; Dân Việt
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá