Đức: Thử thách sự thống nhất của EU; Tụt hậu 100 năm so với quân đội Nga

ĐỨC ĐANG THÁCH THỨC LÝ TƯỞNG THỐNG NHẤT CỦA CHÂU ÂU

Đối phó di cư bất hợp pháp và mở rộng kiểm soát biên giới giáp 9 nướcláng giềng

Nằm ở Tây và Trung Âu, Đức có biên giới giáp Đan Mạch ở phía Bắc, Ba Lan và Cộng hòa Séc ở phía Đông, Áo và Thụy Sĩ ở phía Nam, Pháp và Luxembourg ở Tây Nam, Bỉ và Hà Lan ở Tây Bắc. Tất cả đều là thành viên khối Schengen, một trong những thành tựu lớn nhất về hợp tác của châu Âu khi cho phép công dân hầu hết các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) dễ dàng đi lại qua biên giới để làm việc, giải trí.

Nhưng từ đầu tuần sau, Bộ Nội vụ Đức cho biết trong 6 tháng tới sẽ áp dụng biện pháp kiểm tra có hệ thống tạm thời với người vào nước này trên các tuyến xe buýt, xe lửa hoặc ô tô đến từ Bỉ, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan và Luxembourg. Đức đã áp dụng biện pháp kiểm soát cố định tại biên giới với Ba Lan, Áo, Cộng hòa Séc và quốc gia không thuộc EU là Thụy Sĩ từ tháng 10-2023. Mục đích là hạn chế tình trạng di cư bất hợp pháp, bảo vệ quốc gia khỏi “những mối đe dọa cấp bách từ chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan và tội phạm nghiêm trọng”.

Triển khai kế hoạch kiểm soát biên giới

Hiện chi tiết kế hoạch như tần suất và cường độ kiểm tra giấy tờ tùy thân, hay cách thức tuân thủ các quy tắc Schengen và luật pháp EU vẫn chưa rõ ràng. Theo EU, các nước thành viên được tạm thời tái áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới nội bộ trong trường hợp có mối đe dọa nghiêm trọng. Song, EU lưu ý kiểm soát biên giới nên được viện đến như giải pháp cuối cùng trong những tình huống đặc biệt và phải có giới hạn thời gian.

Lịch sử nhập cư gần đây

Giai đoạn 2015-2016, người Đức nói chung và chính phủ do Thủ tướng Angela Merkel dẫn dắt nói riêng đã chào đón hơn 1 triệu người tị nạn khi họ trốn khỏi xung đột ở Syria và nhiều nơi khác. Gần 10 năm sau, dòng người tị nạn vào Đức vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất so với những nước lân cận, gây ra phản ứng dữ dội trong cộng đồng khi các dịch vụ xã hội bị quá tải và nỗi lo về an ninh tăng dần với các cuộc tấn công cực đoan.

Khủng hoảng nhập cư tiếp diễn đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các đảng cực hữu chủ trương cứng rắn với tị nạn bất hợp pháp ở Đức. Chiến thắng của đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) trong 2 cuộc bầu cử cấp tiểu bang hồi đầu tháng 9 là một minh chứng. Trước đó, Đức trải qua nhiều cuộc tranh luận gay gắt sau vụ tấn công bằng dao khiến 3 người thiệt mạng ở thị trấn miền Tây Solingen. Nghi phạm được xác định là thanh niên Syria sắp bị trục xuất và có liên hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng.

Bước tiến của AfD “giáng đòn mạnh” vào trung tâm chính trị của Đức, đặc biệt với các đảng trong liên minh cầm quyền đang gặp khó của Thủ tướng Olaf Scholz. Đây còn là dấu hiệu cho thấy lập trường của Đức về vấn đề nhập cư đã thay đổi. Song, trước mong muốn của người dân về việc chính phủ cứng rắn trong nhập cư và kiểm soát biên giới, chuyên gia Alberto-Horst Neidhardt nói rằng chỉ có thể coi biện pháp tăng cường mới là “thông điệp chính trị” nhằm trấn an cử tri thay vì giải quyết hiệu quả mối đe dọa an ninh.

EU lo sợ “phản ứng dây chuyền”

Là trung tâm địa lý và kinh tế của EU, thông báo từ Bộ Nội vụ Đức mở rộng kiểm soát tạm thời tới toàn bộ biên giới đất liền để ứng phó tình trạng di cư bất hợp pháp là “không chấp nhận được” - Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk lên án. Ông cho biết Warsaw sẽ triệu tập các cuộc tham vấn khẩn cấp với những nước bị ảnh hưởng. Trong khi đó, liên minh cộng đồng biên giới Hà Lan - Đức coi đây là “phản ứng hoảng loạn” và làm suy yếu nguyên tắc tự do thương mại của Schengen, có thể dẫn tới thiệt hại lớn về kinh tế. Theo Cơ quan Việc làm Liên bang Đức, khoảng 240.000 người từ các quốc gia lân cận đang đi làm tại nước này.

Ngoài vấn đề trên, câu hỏi về điều gì xảy ra với người bị từ chối tại biên giới Đức cũng được trình bày khi Áo nhấn mạnh sẽ không tiếp nhận bất kỳ người xin tị nạn hoặc di cư bị Đức từ chối. Mối lo khác nữa là động thái của Đức có thể gây ra “phản ứng dây chuyền” trong bối cảnh chính sách thực dụng, chủ nghĩa ngắn hạn và lợi ích quốc gia đang chiếm lĩnh chương trình nghị sự của EU. Ngoài những quốc gia chống nhập cư gắt gao như Hungary và Cộng hòa Séc, hiện Slovenia, Áo và Ý cũng đã mở rộng kiểm soát biên giới tạm thời ở một số khu vực hoặc dọc toàn bộ biên giới.

 

 

CHẤN ĐỘNG: SỨC MẠNH QUÂN SỰ ĐỨC TỤT HẬU 100 NĂM SO VỚI NGA?

Xét về tiềm lực và sức mạnh

Sức mạnh quân sự của Đức và nhiều quốc gia NATO bị nhận xét đang tụt hậu rất xa so với Nga.

Theo Viện Kinh tế Thế giới tại Đại học Christian Albrecht ở Kiel, Đức sẽ cần nhiều năm để xây dựng tiềm lực quân sự đủ để kiềm chế Liên bang Nga. Đối với một số loại vũ khí, việc này sẽ mất khoảng 100 năm.

Tài liệu nghiên cứu nêu rõ: Nếu chúng ta muốn quay trở lại mức dự trữ năm 2004, chẳng hạn như xe tăng chiến đấu chủ lực, thì với tốc độ sản xuất hiện tại, điều này sẽ chỉ đạt được vào năm 2066, máy bay chiến đấu vào năm 2038 và các hệ thống pháo binh - vốn đang có nhu cầu lớn ở Ukraine, vào năm 2121". Vì vậy các chuyên gia khuyến nghị cần đầu tư nhiều hơn cho các chương trình quốc phòng. Sau đó sẽ có thể giảm bớt tình trạng tụt hậu nói trên và đạt được kết quả tích cực.

Khuyến cáo

Giới chuyên gia Đức cho rằng việc chính quyền Thủ tướng Olaf Scholz và những người kế nhiệm có đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng hay không còn là điều chưa thể khẳng định được, nhưng họ khuyến cáo Berlin nên làm điều này càng sớm càng tốt. Nếu trước kia Quân đội Đức hài lòng với mức đầu tư như vậy bởi họ không cần gửi vũ khí đến giúp đỡ Ukraine, không thực hiện các biện pháp trừng phạt chống Nga thì bây giờ mọi thứ đã thay đổi quá nhiều.

Theo các chuyên gia, giờ đây, nếu các quan chức chính quyền Berlin quyết định tham gia vào một cuộc chiến khác chống lại Moskva mà không gia tăng tiềm lực cho Quân đội Đức thì một thất bại chắc chắn đang chờ đợi họ. Nhưng có thực là Đức cần tới 100 năm để theo kịp Nga về quân sự là vấn đề đang gây tranh cãi trong cộng đồng quân sự quốc tế.

Dự báo viễn cảnh  quân sự Nga

Đầu tiên, chúng ta hãy lưu ý rằng trong những năm gần đây, Nga đã mở rộng tổ hợp công nghiệp quân sự và tiếp tục tăng năng lực cũng như tốc độ sản xuất, dẫn tới lo ngại khoảng cách này sẽ được kéo giãn nhiều hơn. Nhưng ở chiều ngược lại, cũng có nhận xét cho rằng dưới hiệu lực của các lệnh cấm vận, Moskva không thể duy trì việc sản xuất vũ khí trong thời gian dài, bằng chứng là số vũ khí cũ từ thời Liên Xô đang có mặt ngoài chiến trường ngày càng nhiều.

Bên cạnh đó, việc Nga bị cáo buộc đang phải nhận tên lửa hay đạn pháo từ Iran và Triều Tiên cũng là dấu hiệu cho thấy rõ Moskva gặp phải tình trạng suy kiệt trong năng lực sản xuất. Và nếu vẫn phải hứng chịu thiệt hại như ngoài chiến trường với tốc độ hiện nay, cự ly giữa Đức và Nga về quân sự sẽ sớm được san bằng, thậm chí nghiêng về phía Berlin.

Viễn cảnh trên còn đến sớm hơn nếu Đức nhận được hỗ trợ từ các đồng minh một cách gián tiếp, bằng cách đặt hàng các doanh nghiệp quốc phòng Đức sản xuất vũ khí, từ đó cung cấp nguồn tài chính quan trọng cho Berlin.

 

Nguồn: Báo Cần Thơ; Báo Mới

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

YOUTUBE: Tuần Lễ hội Văn hóa Việt tại Leipzig kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam-CHLB Đức

Trong hai ngày 17 và 18/5, cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Leipzig đã phối hợp với Sở thú Leipzig tổ chức “Tuần Lễ hội Văn hóa Việt tại Leipzig ” kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – CHLB Đức (1975 – 2025).

Đây cũng là sự kiện nằm trong khuôn khổ tuần lễ đa văn hóa do chính quyền thành phố Leipzig tổ chức nhằm tạo không gian để các cộng đồng sinh sống trên địa bàn quảng bá, giới thiệu hình ảnh, văn hóa, ẩm thực... của đất nước mình.

Nguồn: TTX VIỆT NAM

Đức Việt Online

YOUTUBE: Lễ Trao tặng Huy hiệu Danh dự, tôn vinh ông Bùi Quang Huy & 8 nhà hoạt động cộng đồng xuất sắc nhất

Lễ vinh danh chín nhà hoạt động cộng đồng xuất sắc nhất Leipzig trong những năm qua, được tổ chức trang trọng tại Hội trường, Tòa Thị chính Thành phố Leipzig.

Trước sự chứng kiến ​​của các nhân vật trọng yếu, các phó thị trưởng, hội đồng thành phố, ban đối ngoại, sở văn hóa, đặc trách ngoại kiều, các ban nghành thành phố, Thị trưởng Burkhard Jung, cổ đeo vòng dây chuyền vàng Goldketten uy nghi, trịnh trọng trao tặng huy hiệu, bảng vàng danh dự, bằng khen của Thành phố Leipzig cho 9 nhà hoạt động cộng đồng  xuất sắc nhất trên các lĩnh vực xã hội, văn hóa, chính trị.

Tác giả Đức Thúy

Tỷ phú Elon Musk rơi lệ trên sóng truyền hình khi nhắc đến Việt Nam – Chuyện gì đã xảy ra?

Elon Musk – người đàn ông đứng sau SpaceX, Tesla, và hàng loạt công nghệ thay đổi thế giới - đã bất ngờ bật khóc ngay trên sóng truyền hình trực tiếp khi được hỏi về Việt Nam. Khoảnh khắc ấy khiến cả thế giới sững sờ, còn người dẫn chương trình không dám hỏi thêm một lời nào. Điều gì ẩn sau giọt nước mắt của một tỷ phú từng được xem là "người thép"? Trong video này, bạn sẽ được chứng kiến toàn bộ câu chuyện chưa từng được công bố: Từ bức thư cũ mà Elon nhận được từ một cậu bé Việt Nam, cho đến lời hứa bí mật giữa ông và một người lính gốc Á năm xưa. Mỗi chi tiết hé lộ một phần của sự thật – một sự thật có thể thay đổi cách thế giới nhìn về Việt Nam mãi mãi.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Đức

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Leipzig, CHLB Đức

Chiều Chủ Nhật, ngày 06.04.2025, tại thành phố Leipzig, Hội Đồng hương Vĩnh Phú tại CHLB Đức đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, để tưởng nhớ, tri ân công lao dựng nước của các Vua Hùng.

Buổi lễ thu hút hàng trăm người Việt và gốc Việt từ khắp nơi trên nước Đức, và các đại biểu, khách mời các Hội đoàn Âu châu và tại Đức cùng về dâng hương, tưởng nhớ tổ tiên trong không khí trang nghiêm, thành kính.

Tác giả: Thu Hằng - Phương Hoa - Thanh Tùng (TTXVN)

Hội Phụ nữ Việt Nam Leipzig tổ chức Lễ hội ngày Quốc tế phụ nữ 08.03.2025

Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.

Lên đầu trang