Đức: Theo chân Pháp gia nhập BRICS; Cung cấp thêm vũ khí phòng không cho Ukraine; Thủ tướng điện đàm với Putin

ĐỨC SẼ THEO CHÂN PHÁP GIA NHẬP BRICS?

Phát ngôn của Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp

Ralph Niemeyer, chính trị gia đối lập và là chủ tịch Hội đồng Hiến pháp và Chủ quyền tra lời báo chí cho rằng, các lợi ích kinh doanh của Đức tập trung ở các nước BRICS và Berlin nên gia nhập khối này càng sớm càng tốt.

Ông tuyên bố, Đức cần phải tham gia càng sớm càng tốt vì tất cả các lợi ích kinh doanh của chúng ta đều nằm ở các quốc gia này. Hiện nay, chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hơn là sang Mỹ. Tương tự, lợi ích của Đức ở Ấn Độ và Nga, mặc dù quan hệ với Nga đã bị hạn chế do các lệnh trừng phạt.

Chúng ta có thể tham gia nhóm này vì BRICS không phải là một tổ chức quân sự, mà là một tổ chức kinh doanh. Chúng ta đã thấy cách nó được thổi luồng sinh khí mới khi các quốc gia khác tham gia, tìm kiếm sự hợp tác quốc tế tốt đẹp trên cơ sở bình đẳng.

Vào một thời điểm nào đó, đây chính là ý tưởng của Liên minh châu Âu… Tôi thấy rằng các quốc gia châu Phi rất quan tâm. Câu hỏi của tôi vẫn là: Tại sao chúng ta, những người Đức, không tham gia?.

Ông Niemeyer không phải là người duy nhất trong số những người theo chủ nghĩa dân túy cánh tả và cánh hữu bất đồng với các đảng chính thống của Đức về các vấn đề đối ngoại.

Con đường gia nhập BRICS

Vào cuối năm 2022, chính khách kỳ cựu người Đức và cựu lãnh đạo cánh tả Oskar Lafontaine đã thúc giục các nhà lãnh đạo Đức hãy cứng rắn và phát triển lập trường độc lập của riêng họ về Ukraine và trục xuất lực lượng Mỹ khỏi Đức. Ông cảnh báo rằng, "nếu chúng ta và các nước châu Âu khác tiếp tục nằm dưới sự giám hộ của Mỹ, họ sẽ đẩy chúng ta xuống vực thẳm để bảo vệ lợi ích của chính họ".

Đáng chú ý hơn là việc gia nhập khối BRICS không xuất hiện chỉ ở Đức mà trước đó, đã có chính trị gia Pháp kêu gọi Paris nên sớm gia nhập nhóm này.

Cựu đại biểu nghị viện Châu Âu người Pháp, nhà phân tích địa chính trị Aymeric Chauprade đã chia sẻ quan điểm rằng, việc Pháp gia nhập BRICS là minh chứng về chủ trương truyền thống Pháp về một thế giới đa cực.

Mới đầu, việc Pháp gia nhập BRICS có thể bất thường nhưng quốc gia này có đường lối truyền thống ủng hộ đa cực trong chính sách đối ngoại. Sau nhiệm kỳ tổng thống của Jacques Chirac, Pháp đã chuyển sang cách tiếp cận theo định hướng Mỹ hơn trên trường quốc tế.

"Tham gia BRICS là sự trở lại với chính sách tự nhiên của chúng tôi. Vì vậy, nó hoàn toàn tự nhiên, không phải là lạ. Và nó là thực tế, vì Pháp không chỉ là một quốc gia châu Âu. Về mặt lãnh thổ, nó là một cường quốc toàn cầu. Chúng tôi có lãnh thổ ở Thái Bình Dương, ở Caribe, ở nhiều nơi.

Chúng tôi có vùng biển lớn thứ hai trên thế giới [theo nghĩa vùng đặc quyền kinh tế]. Chúng tôi tham gia diễn đàn Ấn Độ Dương [Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương], trong nhiều diễn đàn khu vực... Vì vậy, việc Pháp thuộc về Nam bán cầu, hay có thể nói, thuộc về BRICS, là điều hợp lý"- ông Chauprade nhận định.

Dẫu vậy, ông Chauprade cũng tin rằng, để làm được điều đó thì Paris cần thay đổi hoàn toàn ban lãnh đạo chính trị đương nhiệm.

Nhóm BRICS

Đang ngày càng thu hút nhiều quốc gia ở khu vực Nam bán cầu với việc tham gia để hưởng lợi từ các chính sách hợp tác kinh doanh các bên cùng thắng, thay vì quan điểm "kẻ thắng được tất cả" của các nước phương Tây.

Nhà văn và nhà báo người Anh George Galloway đánh giá, tự bản thân BRICS đã cho thấy nó quan trọng và nó càng quan trọng hơn trong bối cảnh địa chính trị hiện nay. BRICS đã chứng minh được nó đang hướng đến một mục tiêu cao cả là: đạt được một trật tự thế giới công bằng hơn.

Ông Galloway cũng đánh giá rằng, BRICS đang đấu tranh chống lại và đã đạt được các giải pháp có lợi về các vấn đề thế giới cho hầu hết các bên trên trường quốc tế.

 

 

ĐỨC SẼ CUNG CẤP HỆ THỐNG PHÒNG KHÔNG CHO UKRAINE

Cuộc trao đổi giữa hai nguyên thủ

Tổng thống Ukraine Zelensky hôm 13/11 đã trao đổi với Thủ tướng Đức Olaf Scholz về các hệ thống phòng không của Ukraine.

Đức là một trong những nhà cung cấp viện trợ quân sự hàng đầu châu Âu cho Ukraine.

"Chúng tôi hiện đã thảo luận về việc cung cấp một hệ thống IRIS-T khác (hệ thống tên lửa do Đức sản xuất) cũng như công việc trong tương lai về việc phát triển lá chắn không quân của Ukraine" - Tổng thống Zelensky cho biết - "Chúng tôi cũng đã thảo luận về Định dạng Ramstein - một sự hợp tác đã mang lại lợi ích to lớn cho Ukraine và tất cả các đối tác của chúng tôi. Đó là sức mạnh tập thể của chúng tôi".

Định dạng Ramstein (còn được gọi là Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine)

Là một liên minh gồm 57 quốc gia ủng hộ việc bảo vệ Ukraine để ứng phó với Nga. Trong bài phát biểu của mình, ông Zelensky nói: "Ukraine biết ơn tất cả các đối tác đã giúp chúng tôi về các hệ thống chống tên lửa và phòng không, và Kiev đang nỗ lực để tăng thêm nguồn cung cấp những hệ thống như vậy từ các đồng minh của nước này"; "Mục tiêu chiến lược là đạt được mức độ hợp tác thực tế với các đối tác để chúng tôi có thể sản xuất các hệ thống phòng không và chống tên lửa mà chúng tôi cần tại Ukraine".

Các cuộc tấn công khởi đầu của Nga

Nga đã phát động chiến dịch tấn công lớn vào Ukraine hôm 13/11, lần đầu tiên sau 73 ngày, sử dụng kết hợp tên lửa và máy bay không người lái. Tổng cộng 8 khu vực trên khắp Ukraine đã bị tấn công, trong đó Nga bắn 6 tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình cùng 90 máy bay không người lái - theo lực lượng không quân Ukraine.

Trong khi đó, một số phương tiện truyền thông đưa tin rằng quân đội Ukraine cho biết Kupiansk vẫn nằm trong tầm kiểm soát của họ vì lực lượng Ukraine đã ngăn chặn được các cuộc tiến công của Nga vào thành phố Ukraine. Nga đã giành quyền kiểm soát Kupiansk vào tháng 2/2022, nhưng lực lượng Ukraine đã giành lại thành phố này vài tháng sau đó.

 

 

THỦ TƯỚNG & TỔNG THỐNG PUTIN LẦN ĐẦU ĐIỆN ĐÀM SAU 2 NĂM

Cuộc điện đàm đầu tiên sau gần 2 năm

Ông Steffen Hebestreit, người phát ngôn của chính phủ Đức nói với truyền thông, cuộc điện đàm diễn ra ngày 15/11 và kéo dài gần 1h. Theo quan chức này, Thủ tướng Đức khẳng định Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine để đạt được một nền hòa bình công bằng và lâu dài.

Ông Scholz cũng nói về quyết tâm không lay chuyển của Berlin trong việc hỗ trợ Kiev miễn là cần thiết. Thủ tướng Đức đã kêu gọi Tổng thống Putin chấm dứt xung đột và rút quân.

Thỏa thuận

Các quan chức Đức cho biết, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý giữ liên lạc. Trước cuộc điện đàm, Thủ tướng Đức cũng đã liên lạc với Tổng thống Ukraine Zelensky và dự định sẽ nói chuyện lại với nhà lãnh đạo Kiev sau cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin, ông Hebestreit cho biết thêm.

Cuộc điện đàm ngày 15/11 là cuộc trao đổi trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Đức trong gần hai năm. Lần cuối cùng ông Putin và Scholz nói chuyện qua điện thoại là vào ngày 2/12/2022.

Điện Kremlin đã xác nhận cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa Tổng thống Putin và Thủ tướng Đức đồng thời cho biết, cuộc gọi do phía Đức khởi xướng.

Theo Moscow, trong khi điện đàm, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc trao đổi quan điểm chi tiết và thẳng thắn về tình hình Ukraine. Tổng thống Putin nói với Thủ tướng Đức là cuộc khủng hoảng hiện tại là hậu quả trực tiếp của "chính sách hung hăng" đã tồn tại từ lâu của NATO nhằm tạo ra một bàn đạp chống Nga trên lãnh thổ Ukraine, trong khi phớt lờ lợi ích của Nga trong lĩnh vực an ninh.

Tuyên bố của Nga

Thảo luận về triển vọng giải quyết xung đột Ukraine bằng chính trị và ngoại giao, Tổng thống Putin nói, Nga chưa bao giờ từ chối đàm phán hòa bình với Ukraine và vẫn để ngỏ khả năng tái khởi động các cuộc đàm phán, dù trước đó đã bị phía Ukraine ngăn cản.

 

Nguồn: Soha; VTV; Vietnamnet

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang