Đức: Tăng tốc trục xuất người xin tị nạn bị từ chối; Nguy cơ gián đoạn giao thông đường sắt mùa Đông; Cấm bán đồ ăn vặt siêu cay

Tăng tốc trục xuất người xintị nạn bị từ chối

Các nước EU thống nhất chính sách nhập cư

Sau các cuộc đàm phán kéo dài 9 giờ đồng hồ với các nhà lãnh đạo châu Âu vào ngày 7/11, Thủ tướng Đức Scholz ca ngợi, việc các biện pháp (xử lý người nhập cư) đã được thống nhất là một "thời điểm lịch sử". Ông đặt mục tiêu hạn chế "di cư bất thường" là mục tiêu của nội các Đức. Ông cũng cam kết rằng Chính phủ liên bang Đức sẽ hỗ trợ chính quyền khu vực trong việc tiếp nhận người nhập cư.

Trục xuất nhanh hơn

Thủ tướng Scholz cho biết, những người đã bị từ chối quyền ở lại Đức, đặc biệt là những người từng phạm tội, sẽ bị trục xuất về nước của họ nhanh chóng hơn, trong khi Berlin đang tích cực đàm phán với một số quốc gia xuất xứ của người di cư.

Theo Thủ tướng Đức, tất cả các thủ tục của tòa án về việc đủ điều kiện tị nạn giờ đây sẽ mất không quá 6 tháng.

Đẩy nhanh thủ tục

Chính phủ Đức cũng sẽ đề xuất nhiều giải pháp kỹ thuật số hơn. Kế hoạch kêu gọi giảm thanh toán bằng tiền mặt cho những người đến đã đăng ký và chờ đợi lâu hơn trước khi họ có thể tiếp cận đầy đủ các khoản trợ cấp phúc lợi, tăng từ 18 tháng lên 36 tháng.

Đối với người được cấp quy chế tị nạn

Ngoài ra, những người xin tị nạn có triển vọng tốt được cấp quy chế tị nạn sẽ được hội nhập nhanh hơn vào thị trường lao động ở Đức. Theo đó, chính quyền Đức sẽ dành nhiều nguồn lực hơn đối với các khóa học chuyên môn và ngôn ngữ cho người xin tị nạn.

Xử lí đơn xi tị nạn ở các nước thứ 3

Chính phủ Đức sẽ xem xét liệu có thể xử lý đơn xin tị nạn ở các nước thứ ba, ngoài châu Âu hay không. Ông Scholz cho biết thêm, chính quyền Đức sẽ tiếp tục kiểm soát biên giới nước này với Ba Lan, Cộng hòa Czech, Áo và Thụy Sĩ để ngăn chặn người di cư xâm nhập bất hợp pháp.

Hiện trạng tị nạn ở Đức

Từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, số người nộp đơn xin cư trú đã tăng khoảng 73% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, thống kê này không bao gồm người tị nạn Ukraine (hơn 1 triệu người tị nạn Ukraine đã đến Đức kể từ tháng 2/2022).

Nguy cơ gián đoạn giao thông đường sắt trong mùa Đông

Công đoàn Lái tàu Đức (GDL) đang chuẩn bị đàm phán với Công ty Đường sắt Quốc gia Đức Deutsche Bahn (DB), yêu cầu cải thiện điều kiện làm việc và tăng lương. Những cuộc đình công liên quan vấn đề này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống giao thông đường sắt tại nước này, gây ra nhiều bất tiện cả cho hành khách trong nước lẫn quốc tế.

Đã từng đình công gây gián đoạn giao thông nghiêm trọng

GDL - đại điện cho khoảng 35.000 lái tàu và các nhân viên khác thuộc ngành đường sắt - đang yêu cầu được cải thiện điều kiện làm việc và tăng lương cho các thành viên. Liên đoàn này lập luận rằng lái tàu đóng vai trò "sống còn" trong việc vận hành suôn sẻ hệ thống đường sắt, do đó họ xứng đáng được hưởng mức lương tương xứng với tầm quan trọng của công việc.

GDL đã tiến hành một số cuộc đình công trong những năm gần đây, gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng trong dịch vụ đường sắt trên toàn nước Đức. Mùa Đông này, hành khách tại Đức có thể sẽ lại một lần nữa gặp tình trạng tàu hoãn, hủy chuyến hay tàu quá đông, nếu đàm phán giữa GDL và DB không đạt được kết quả đồng thuận.

Yêu sách của công đoàn

Một trong những yêu cầu của GDL là cần phải áp dụng một bảng lương chuẩn hoá cho lái tàu để đảm bảo sự công bằng. Hiện nay, lương được trả ở các mức rất khác nhau tuỳ thuộc thâm niên của lái tàu và loại tàu họ điều khiển. Liên đoàn cũng yêu cầu lái tàu phải có thời gian nghỉ ngơi dài hơn, giảm giờ làm việc và tăng thêm nhân lực để giảm sức ép cả về thể chất lẫn tinh thần cho lái tàu.

Đàm phán khó khăn

Giữa GDL và DB dự báo sẽ khó khăn vì mỗi bên đều có những ưu tiên và mối quan tâm riêng. Yêu cầu của GDL đã rõ ràng nhưng DB cũng phải cân nhắc các quy định tài chính, đặc biệt là trong bối cảnh công ty này gặp nhiều khó khăn tài chính trong những năm gần đây.

Để giảm thiểu ảnh hưởng của các cuộc đình công, Deutsch Bahn có thể cần cân nhắc các lựa chọn thay thế hoặc có kế hoạch “giải cứu” ách tắc, ví dụ như tăng tần suất hoạt động của xe buýt, cung cấp thêm dịch vụ vận chuyển khách tại những khu vực bị ảnh hưởng.

Tiểu bang Bayern cấm bán đồ ăn vặt siêu cay do lo ngại về sức khoẻ

Một số thanh thiếu niên, trong đó có tiểu bang Bayern, đã phải nhập viện sau khi thử loại đồ ăn vặt siêu cay đang là một hiện tượng phổ biến trên mạng xã hội TikTok mang tên Hot Chip Challenge.

Tiểu bang Bayern đã tiếp bước tiểu bang Baden-Württemberg bắt đầu cấm bán loại chíp ăn liền (bim bim) làm từ bột ngô mang thương hiệu Hot Chip Challenge, do lo ngại ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Loại đồ ăn vặt phổ biến trên mạng xã hội TikTok

Loại này liên quan đến thử thách ăn một miếng chíp được chế biến với hai loại ớt cay nhất thế giới và xem người tham gia thử thách có thể chịu đựng được bao lâu mà không phải uống nước.

Thực tế

Tuy nhiên tại Đức, thách thức này đã khiến một số người gặp vấn đề về sức khoẻ. Một số thanh thiếu niên ở nhiều nơi, trong đó có bang Bayern phải nhập viện. Trước đó, một cậu bé 14 tuổi ở Mỹ đã tử vong vài giờ sau khi tham gia thử thách này. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu có phải nguyên nhân tử vong là do loại thực phẩm này hay không.

Người phát ngôn của Văn phòng Y tế và An toàn Thực phẩm (LGL) tiểu bang Bayern cho biết, dựa trên kết quả thử nghiệm, họ tin rằng không có lô hàng nào trên thị trường được đánh giá là an toàn.

Trước đó, Viện Đánh giá Rủi ro Liên bang Đức (BfR) hồi tháng Chín đã đưa ra cảnh báo về việc tiêu thụ những loại đồ ăn này và các thực phẩm cực kỳ cay khác.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang