Đức: Tăng cường kiểm soát biên giới; Đầu tư 120 tỷ euro giảm phát thải khí nhà kính; Thủ tướng nói thẳng với Ukraine

ĐỨC ĐẨY MẠNH KIỂM SOÁT BIÊN GIỚI NHẰM CHẶN DÒNG NGƯỜI DI CƯ

Từ ngày 16.09

Đức mở rộng kiểm soát biên giới đối với tất cả chín quốc gia láng giềng nhằm ngăn chặn dòng người di cư.

Bất chấp sự phản đối từ các thành viên khác trong Liên minh châu Âu (EU), động thái này được đưa ra sau một loạt vụ tấn công do các phần tử cực đoan tiến hành khiến dư luận Đức quan ngại và dẫn tới sự ủng hộ dành cho đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD).

Trong một tuyên bố đưa ra ngày 15/9, Bộ trưởng Nội vụ Đức cho biết theo kế hoạch ban đầu, biện pháp kiểm soát biên giới sẽ được áp dụng trong sáu tháng.

Nhà chức trách sẽ thiết lập các trạm kiểm soát tạm thời tại các cửa khẩu đường bộ và kiểm tra tại chỗ.

Biện pháp

Bà Faeser nêu rõ biện pháp này nhằm hạn chế tình trạng di cư và ngăn chặn sớm các phần tử Hồi giáo cực đoan. Bộ Nội vụ Đức lưu ý du khách cần mang theo giấy tờ tùy thân khi qua biên giới.

Hai quốc gia láng giềng là Ba Lan và Áo đã bày tỏ quan ngại trước quyết định trên của Đức. Ủy ban châu Âu cũng cảnh báo các quốc gia thành viên EU chỉ được áp dụng các biện pháp như vậy trong những trường hợp đặc biệt.

Năm ngoái, để ứng phó với sự gia tăng đột biến số đơn xin tị nạn lần đầu, Đức đã áp đặt một số biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn tại biên giới nước này với Ba Lan, Cộng hòa Séc và Thụy Sĩ.

Theo kế hoạch trên, các biện pháp này sẽ được mở rộng sang các quốc gia láng giềng khác, gồm Pháp, Luxembourg, Hà Lan, Bỉ và Đan Mạch.

Chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đã phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc hạn chế số lượng người di cư và trấn áp những phần tử cực đoan sau một số vụ tấn công nghi là do người Hồi giáo thực hiện.

 

ĐẦU TƯ 120 TRIỆU EURO ĐỂ TRUNG HÒA CARBON

Theo nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Đức (DENA), để đạt mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2045, Đức phải chi trả khoản đầu tư lên đến 120 tỷ euro.

Theo báo cáo của Viện Fraunhofer về Hệ thống Năng lượng Mặt trời, Đức đang phải đối mặt với nhiệm vụ cải tạo toàn bộ các tòa nhà công để nâng cao hiệu quả năng lượng. Để đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2045, Đức cần phải đầu tư mạnh tay vào việc nâng cấp hệ thống cách nhiệt, lắp đặt hệ thống sưởi hiện đại. Các chuyên gia ước tính, việc cải tạo các tòa nhà công sẽ giúp Đức tiết kiệm được tới 45 tỷ euro vào năm 2045, đồng thời thu hồi toàn bộ vốn đầu tư chỉ trong vòng 20 năm.

Bà Corinna Enders, Chủ tịch HĐQT của Cơ quan Năng lượng Đức (DENA), nhấn mạnh: "Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình cải tạo này. Đây không chỉ là một nhiệm vụ cấp bách mà còn là một cơ hội để phát triển các mô hình kinh doanh mới và bền vững”.

Việc cải tạo các tòa nhà công không chỉ giúp Đức tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính mà còn tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy sự phát triển của ngành Công nghiệp xanh. Đây được xem là một bước tiến quan trọng để Đức đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2045.

 

 

THỦ TƯỚNG TUYÊN BỐ THẲNG THỪNG VỚI UKRAINE

Đức sẽ không cho phép vũ khí tầm xa tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga

Tuyên bố trên được Thủ tướng Đức Olaf Scholz đưa ra tại một phiên hỏi đáp ở Prenzlau, Brandenburg, ngày 14/9.

"Tôi vẫn giữ nguyên lập trường của mình, ngay cả khi các quốc gia khác quyết định khác. Tôi sẽ không làm như vậy vì tôi nghĩ đó là một vấn đề", ông Scholz nêu rõ.

Cho đến nay, Berlin vẫn giữ nguyên chính sách không cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Đức cung cấp cho các cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ Nga.

Đức là nhà tài trợ quân sự lớn thứ hai của Ukraine, sau Mỹ. Song, đến nay, Berlin vẫn từ chối trang bị tên lửa tầm xa cho Ukraine.

Vào tháng 5, ông Scholz nói rằng việc cung cấp cho Ukraine tên lửa Taurus có tầm bắn 500 km sẽ tương đương với việc Berlin tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột.

Nga cáo buộc

Về phía Nga, mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo các cường quốc phương Tây về việc gỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây.

"Điều này có nghĩa là các nước NATO, Mỹ, các nước châu Âu đang chiến đấu chống lại Nga", ông Putin nhấn mạnh.

Theo Tổng thống Nga, sự tham gia trực tiếp như vậy sẽ thay đổi "bản chất của cuộc xung đột", và Nga sẽ phải "đưa ra quyết định phù hợp về các mối đe dọa" đối với nước này.

 

Nguồn: VietnamPlus; Báo Xây Dựng; Soha

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang