- Cư trú - Luật pháp
- Chính trị - Xã hội
Diễn tiến
Tối 17.09, một chiếc du thuyền tại Berlin đã bất ngờ bị sập một phần mái, khiến 9 người bị thương, trong đó 4 người ở tình trạng nguy kịch.
Theo lực lượng cứu hỏa-cứu hộ Berlin, ở thời điểm xảy ra vụ sập mái, khoảng 120 người đang dự tiệc trên chiếc du thuyền neo đậu tại sông Spree gần đảo Fisher.
Nguyên nhân
Hiện vẫn chưa có thông tin về nguyên nhân dẫn tới vụ việc, và đang được điều tra làm rõ. Một nhân chứng giấu tên cho biết có một buổi hòa nhạc đang diễn ra trên du thuyền vào thời điểm xảy ra sự cố.
Thống kê
Sau quý I giảm 0,1%, kinh tế Đức quý II vừa qua không tăng trưởng so với cùng kỳ 2023, theo Tổng cục thống kê liên bang Đức. Tính trong 8 quý gần nhất, kinh tế Đức tăng trưởng âm 3 quý, mức giảm mạnh nhất là 0,3% vào quý III/2023, tích cực nhất là tăng 1,7% hồi quý III/2022. Theo Viện nghiên cứu kinh tế thế giới Kiel, GDP của Đức dự kiến giảm 0,1% vào năm 2024, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp sụt giảm.
Quy định giới hạn thâm hụt ngân sách
Tuy nhiên, về mặt chính trị, điều này là không thể. Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner từ chối nới lỏng hầu bao. Ông có hiến pháp để làm căn cứ cho quan điểm của mình. Năm 2009, Đức đưa vào hiến pháp quy định thâm hụt ngân sách tối đa là 0,35% GDP, trừ trường hợp suy thoái.
Đây là một sai lầm lịch sử
Nhận xét trên do Isabella Weber, nhà kinh tế tại Đại học Massachusetts đánh giát. Theo ông, lập trường tài chính của Đức là lý do quan trọng khiến đất nước phục hồi kém sau đại dịch. Kể từ quý IV/2019 đến nay, tăng trưởng của Đức chỉ 0,3%, kém xa Pháp (3,8%) và Mỹ (9,4%).
Việc không có kế hoạch kích thích kinh tế càng gây thiệt hại vì cuộc khủng hoảng kinh tế của Đức không phải là tạm thời. Nils Redeker, Phó giám đốc Trung tâm Jacques-Delors, tổ chức nghiên cứu trụ sở tại Berlin nhận định: Tất nhiên, một số yếu tố chỉ là tạm thời, nhưng tăng trưởng đã đi ngang kể từ năm 2018, tăng trưởng năng suất kém, dân số giảm và có tình trạng đầu tư không đủ lớn vào các khu vực tư lẫn công. Đặc biệt là sản xuất ô tô đang vật lộn với quá trình chuyển đổi khó khăn sang xe điện.
Sai lầm kinh tế trên đang kéo cả châu Âu xuống cùng
Theo các chuyên gia, Đức là cơ sở công nghiệp của châu Âu. Đầu tàu kinh tế suy yếu thì toàn bộ lục địa già sẽ phải gánh chịu hậu quả. Vào quý II, tăng trưởng eurozone và cả châu Âu đều 0,2% so với quý I, yếu hơn ước tính trước đó của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat).
Hơn nữa, thặng dư thương mại của Đức không phải là dấu hiệu của khả năng cạnh tranh mà do suy giảm trong nhập khẩu của nước này. Khi Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu mà vẫn duy trì chính sách thắt lưng buộc bụng thì cũng gây hại cho phần còn lại của EU do thiếu cầu", Isabella Weber cho biết.
Cản trở tiến trình đề xuất tăng chi tiêu trong EU
Trong đại dịch, Thủ tướng Đức khi ấy là Angela Merkel đã phê duyệt khoản vay chung của châu Âu trị giá 750 tỷ euro. Đây là lần đầu tiên và thể hiện bước đi thiết yếu trong việc điều chỉnh ngân sách của các quốc gia eurozone. Tuy nhiên, điều hiếm hoi này được diễn ra vì bà Merkel trong nhiệm kỳ cuối và đại dịch là một tình huống đặc biệt. Ngày nay, liên minh cầm quyền tại Đức không nghĩ đến những ý tưởng tương tự.
Trong nội bộ, để có thể tăng chi tiêu mà không vi hiến, chính phủ Đức cố gắng lách luật bằng cách tạo ra các quỹ riêng, đặc biệt là cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh. Nhưng kế hoạch của họ bất thành. Tòa án hiến pháp Đức đã chặn cách tiếp cận này vào tháng 11/2023.
Đến giữa tháng trước, Chính phủ liên minh của Đức mới đạt được thỏa thuận về giảm mục tiêu thâm hụt ngân sách năm 2025, từ 17 tỷ euro xuống còn 12 tỷ euro. Thỏa thuận này nhằm cứu vãn kế hoạch chi tiêu sau khi các đề xuất trước đó không thành công.
Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner thậm chí còn mong muốn giảm thâm hụt xuống 9 tỷ euro. Ông nhấn mạnh rằng tất cả biện pháp đã đưa ra đều phù hợp với hiến pháp và "cơ chế hạn chế nợ" vẫn được tôn trọng. Ông còn kỳ vọng mức thâm hụt ngân sách có thể được thu hẹp thêm trước tháng 11.
Tác động đến bầu cử
Cuộc bầu cử Quốc hội Đức sẽ được tổ chức trong năm tới. Chuyên gia Redeker tin rằng vấn đề ngân sách sẽ là một trong những cuộc tranh luận chính của chiến dịch. "Có sự đồng thuận lớn giữa các nhà kinh tế rằng phanh nợ không có ý nghĩa gì", ông nhắc lại quan điểm.
Trước tình hình bế tắc chi tiêu công, cần hai phần ba nghị sĩ quốc hội đồng ý để xóa bỏ quy định trần nợ công trong hiến pháp. Tuy nhiên, kịch bản này cũng không khả thi trong tình hình các lực lượng chính trị hiện tại.
Đình chỉ kế hoạch
Tháng 6/2023, Intel đã công bố tổng vốn đầu tư khoảng 4,6 tỷ USD cho nhà máy ở Đức và Ba Lan. Khoản viện trợ nhà nước riêng của Ba Lan, theo kế hoạch cho giai đoạn 2024-2026 dự kiến sẽ vượt quá 1,85 tỷ USD.
Nhưng tập đoàn công nghệ Intel của Mỹ đã sửa đổi kế hoạch đầu tư và dự định đình chỉ các dự án xây dựng nhà máy ở Ba Lan và Đức trong hai năm.
Ngày 17/9, Bộ trưởng Công nghệ số Ba Lan Krzysztof Gawkowski cũng xác nhận tập đoàn công nghệ Intel của Mỹ đã sửa đổi kế hoạch đầu tư và dự định đình chỉ các dự án xây dựng nhà máy ở Ba Lan và Đức trong hai năm.
Vấn đề tài chính toàn cầu
Tại Đông Âu, Bộ trưởng Gawkowski cho hay việc đình chỉ nói trên của Intel là do các vấn đề tài chính toàn cầu của công ty này. Ông cũng cho biết trong những tháng gần đây, Ba Lan đã chuẩn bị các khoản đầu tư chiến lược trong lĩnh vực bán dẫn.
Theo ông Gawkowski, tuần trước Ủy ban châu Âu (EC) đã chấp thuận yêu cầu của Ba Lan về việc hỗ trợ nhà nước cho Intel. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng kinh nghiệm này sẽ cho phép Vácsava thực hiện hiệu quả các dự án tương tự trong tương lai.
Trong tuyên bố, Bộ Công nghệ số Ba Lan nhấn mạnh nước này vẫn sẵn sàng ủng hộ các khoản đầu tư vào ngành bán dẫn trong những tháng tới.
Đưa Intel đến Ba Lan là một trong những dự án hàng đầu của chính phủ tiền nhiệm dưới thời Thủ tướng Mateusz Morawiecki. Nhà máy sản xuất bán dẫn được quy hoạch đặt tại Miekinia, gần Wrocklaw, được kỳ vọng là khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất ở Ba Lan.
Nguồn: VietnamPlus; Vnexpress; Bnews
Đức: Cảnh báo 400 cảnh sát vây bắt 1 lao động nhập cư trái phép; Hạn chế nhập cảnh từ khối Schengen gây phẫn nộ; Họp khẩn cứu ngành ô tô
Đức: Loay hoay tìm cách cứu Volkswagen; Tin xấu cho Thủ tướng; Không gửi Taurus cho Ukraine
Đức: Chính phủ trước sức ép kiểm soát biên giới; Nỗ lực thu hút lao động nước ngoài; Chuyển giao gói viện trợ kèm 22 xe tăng cho Ukraine
Đức: Hai vụ nổ trong 1 tuần tại Köln; Dừng xuất khẩu vũ khí tới Israel; Cam kết viện trợ 100 triệu euro cho Ukraine
Đức: Volkswagen khủng hoảng, ngành ô tô lao đao; Thủ tướng nói thẳng quan điểm về Ukraine
Đức: Vì sao xảy ra liên tiếp các vụ nổ tại Köln; Dự báo inh tế cần 2 năm để phục hồi
Đức: Khai mạc lễ hội bia lần thứ 189; Không còn cần khí đốt Nga; 'Thu hoạch' được gì ở Trung Á?
Đức: Thủ tướng Scholz sắp đón Tổng thống Biden; Ý thâu tóm Commerzbank; Ngành công nghiệp sản xuất suy yếu
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá