.jpg)
SẴN SÀNG TIẾP NHẬN LÁ CHẮN TÊN LỬA ARROW 3 TỪ ISRAEL
Hợp đồng Đức và Israel
Bộ Quốc phòng Israel mới đây thông báo rằng, Đức đã bắt đầu chuẩn bị cho việc tiếp nhận hệ thống Arrow 3. Các báo cáo trước đó cho biết, việc chuyển giao dự kiến diễn ra vào cuối năm 2025.
Sự quan tâm của Đức đối với hệ thống này lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 3/2022, khi phương tiện truyền thông Đức đưa tin rằng, Berlin đang cân nhắc việc mua lại để phòng thủ trước các cuộc tấn công tên lửa tiềm tàng.
Đến năm 2023, một hợp đồng trị giá 3,5 tỷ đô la đã được ký kết, đánh dấu hoạt động xuất khẩu quốc phòng lớn nhất trong lịch sử Israel.
Tuy nhiên, việc bán thiết bị quân sự này cần phải có sự chấp thuận từ cả Israel và Mỹ, vì Arrow 3 là một sự phát triển chung của hai nước. Washington cuối cùng đã chấp thuận thỏa thuận vào năm 2023.
.png)
Danh mục phát hành ấn phẩm
Hệ thống tên lửa lá chắn
Arrow 3 sử dụng tên lửa đánh chặn siêu thanh ngoài khí quyển hoạt động theo nguyên tắc "đánh-tiêu-diệt", với tầm bắn tối đa 2.400 km.
Nó được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo. Hệ thống này cũng được cho là có khả năng được sử dụng như một vũ khí chống vệ tinh.
Hiện tại, hệ thống phòng thủ tên lửa duy nhất của Đức là Patriot PAC-3, có thể đánh chặn mục tiêu ở độ cao 20 - 30 km. Việc bổ sung Arrow 3 sẽ tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ tên lửa của Đức.
LUẬT TÁI CHẾ BAO BÌ ĐỐI VỚI CÁC HÀNG HÓA CHĂM SÓC CÁ NHÂN VÀ MỸ PHẨM
Ngành công nghiệp mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc gia đình
Là một trong những lĩnh vực tiêu thụ lượng lớn bao bì nhựa sử dụng một lần. Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mỗi năm có hơn 300 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn cầu, trong đó bao bì chiếm hơn 40%. Việc chuyển đổi sang sử dụng nhựa tái chế không chỉ là nhu cầu bức thiết về môi trường mà còn là yếu tố quan trọng trong chiến lược thương hiệu của nhiều doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn kĩ thuật chuyên biệt
Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường và người tiêu dùng về minh bạch, chất lượng và an toàn trong bao bì tái chế, Viện Tiêu chuẩn Đức (DIN) đã công bố DIN SPEC 91521:2025-06, một tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên biệt dành cho vật liệu nhựa tái chế trong bao bì mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân. Tiêu chuẩn này đặt ra các yêu cầu về chất lượng và phương pháp phân tích đối với vật liệu nhựa tái chế được sử dụng trong bao bì, góp phần nâng cao độ an toàn và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
DIN SPEC 91521:2025-06 quy định các phương pháp phân tích để đánh giá chất lượng và an toàn của vật liệu nhựa tái chế, bao gồm:
- Kiểm tra hóa học: Phân tích thành phần hóa học để phát hiện các chất gây hại tiềm ẩn.
- Đánh giá vật lý: Kiểm tra độ bền, độ đàn hồi và khả năng chống chịu của vật liệu.
- Kiểm tra tương tác: Đánh giá khả năng tương tác giữa vật liệu bao bì và sản phẩm chứa bên trong, đảm bảo không xảy ra phản ứng hóa học không mong muốn.
Mục tiêu
Các phương pháp này giúp đảm bảo rằng vật liệu nhựa tái chế đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cần thiết cho việc sử dụng trong bao bì mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc gia đình. Đảm bảo an toàn và tính tương tác hóa học: DIN SPEC 91521:2025-06 nhấn mạnh sự cần thiết của việc kiểm tra tương tác giữa vật liệu bao bì và sản phẩm chứa bên trong (ví dụ như kem dưỡng da, dầu gội, dung dịch sát khuẩn…), nhằm đảm bảo sản phẩm không bị nhiễm tạp hoặc thay đổi tính chất trong quá trình bảo quản.
Việc áp dụng tiêu chuẩn DIN SPEC 91521:2025-06 vào trong đời sống hàng ngày hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng về việc đảm bảo tính nhất quán về chất lượng nguyên liệu tái chế, từ đó giảm thiểu rủi ro về an toàn sản phẩm và khiếu nại người tiêu dùng. Đối với chuỗi cung ứng tái chế, tiêu chuẩn tạo động lực nâng cao công nghệ phân loại, làm sạch và xử lý nhựa tái chế nhằm đạt yêu cầu kỹ thuật khắt khe hơn. Mặt khác, xác định nguồn gốc của vật liệu nhựa tái chế để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm trong chuỗi cung ứng.
Trong bối cảnh các quy định pháp lý về môi trường ngày càng nghiêm ngặt, chẳng hạn như Chỉ thị Bao bì và Chất thải bao bì (PPWD) sửa đổi của EU, tiêu chuẩn này sẽ đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành tiêu dùng nhanh (FMCG) đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ tái chế, đồng thời bảo đảm tính toàn vẹn sản phẩm.
Tiêu chuẩn cũng góp phần thúc đẩy thị trường nguyên liệu tái chế chất lượng cao, vốn đang thiếu hụt do phần lớn nhựa tái chế hiện nay chưa đạt yêu cầu để sử dụng trong bao bì tiếp xúc với mỹ phẩm hoặc thực phẩm.
DIN SPEC 91521:2025-06 không chỉ là một văn bản kỹ thuật, mà còn là bước đi chiến lược để hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn trong ngành mỹ phẩm – một ngành vốn bị xem là khó tiếp cận với vật liệu tái chế. Đây sẽ là nền tảng để các doanh nghiệp hướng đến minh bạch, bền vững và an toàn, đồng thời góp phần giảm thiểu tác động môi trường trong chuỗi giá trị tiêu dùng.
Nguồn: Việt Q; Soha
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá