.jpg)
CÂN NHẮC CƠ CHẾ MIỄN THUẾ Ô TÔ ”CÓ ĐI CÓ LẠI” VỚI MỸ
Cơ chế nhập khẩu ô tô miễn thuế vào EU
Ngày 6/6, Thủ tướng Đức Friedrich Merz tuyên bố ông sẽ thúc đẩy cơ chế cho phép ô tô Mỹ có thể được nhập khẩu miễn thuế vào châu Âu, đổi lại việc Washington sẽ miễn thuế cho cùng số lượng xe xuất khẩu từ châu Âu sang Mỹ.
Phát biểu tại một sự kiện ở Berlin, chỉ vài giờ sau chuyến thăm đầu tiên tới Washington và hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Đức nêu rõ: “Chúng ta cần xem liệu có thể xây dựng một quy tắc bù trừ hay cơ chế tương tự nào đó”.
Ông cho biết hai bên đã nhất trí cử 2 đại diện của Nhà Trắng và Phủ Thủ tướng Đức để trao đổi chuyên sâu về quan hệ thương mại Đức-Mỹ.
Dù vậy, ông nhấn mạnh đàm phán thương mại với Mỹ vẫn thuộc thẩm quyền của Liên minh châu Âu (EU).
Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ Đức cũng tái khẳng định rằng ông và Tổng thống Mỹ đã có một cuộc gặp rất tích cực, cởi mở tại Nhà Trắng. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác về các vấn đề thương mại và các vấn đề khác.
Có thể trợ thành tiền lệ cho các ngành công nghiệp khác
Các phát ngôn trên được Thủ tướng Merz đưa ra sau khi các nguồn thạo tin vào tháng trước tiết lộ với báo giới rằng tập đoàn Mercedes-Benz cùng các “ông lớn” sản xuất ô tô khác của Đức là BMW và Volkswagen đang đàm phán với Washington về một thỏa thuận thuế nhập khẩu khả thi.
Hôm 5/6, Giám đốc điều hành Mercedes-Benz Ola Kaellenius nói với tạp chí Spiegel rằng cơ chế như vậy có thể trở thành tiền lệ cho các ngành công nghiệp khác.
.png)
Bộ đề, đáp án kiểm tra nhập quốc tịch Einbürgerungstest song ngữ
CẢNH BÁO EU GIÁNG 1 ĐÒN NGHIÊM TRỌNG VÀO UKRAINE
Quy định miễn thuế nhập khẩu hàng hóa Ukraine vào EU
Năm 2022, Liên minh châu Âu đã áp dụng chế độ miễn thuế nhập khẩu hàng hóa từ Ukraine. Tuy nhiên, do nguồn cung nông sản Ukraine không được kiểm soát và vấn đề bán hàng của nông dân địa phương, Ủy ban châu Âu đã đặt hạn ngạch cho bảy mặt hàng nhạy cảm nhất vào năm 2024: trứng, gia cầm, đường, yến mạch, ngô, ngũ cốc và mật ong. Quyết định này chịu ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình của nông dân, trong đó có việc chặn các trạm kiểm soát biên giới ở biên giới với nước cộng hòa hậu Xô Viết này.
Dỡ bỏ Quy định miễn thuế nhập khẩu
EU đang dần dỡ bỏ Quy định miễn thuế nhập khẩu hàng hóa Ukraine vào EU, để làm hài lòng các quốc gia như Ba Lan. Quyết đình này là một đòn nghiêm trọng đối với nền kinh tế Ukraine. Khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Ukraine năm ngoái là hàng nông sản sang các nước châu Âu. Hiện nay các điều kiện ít thuận lợi hơn nhiều đối với Kiev trong Hiệp định liên kết với EU năm 2014 sẽ được áp dụng, theo đó nước này sẽ phải trả thuế thương mại. "Đối với Ukraine, quyết định của EU được đưa ra vào thời điểm rất không thích hợp. Sự phục hồi kinh tế đã chậm lại. Trong khi lạm phát đã tăng lên 15%.
Ngoài ra, nhà nước thiếu doanh thu thuế. Thâm hụt ngân sách khổng lồ khoảng 20% khối lượng sản xuất chỉ được trang trải với sự giúp đỡ từ EU và các nước phương Tây khác.
Theo các phương tiện truyền thông đưa tin, Ukraine muốn gia hạn các điều khoản ưu đãi, nhưng các bên không thể đạt được thỏa thuận.
BỊ NGƯỜI NGA COI LÀ “KẺ THÙ SỐ 1”
.jpg)
Cuộc khảo sát ở Nga mới công bố chia thế giới thành quốc gia thân thiện và thù địch
Kết quả cho thấy người Nga hiện coi Đức là quốc gia thù địch nhất đối với Nga, vượt qua cả Mỹ - quốc gia từng giữ vị trí này suốt 20 năm qua. Kết quả khảo sát do Viện Levada (tổ chức thăm dò độc lập tại Matxcơva) cho biết có đến 55% người Nga tham gia khảo sát cho rằng Đức là quốc gia không thân thiện nhất, tăng mạnh 40% so với tháng 5-2020.
Đáng chú ý, tỉ lệ này đối với Mỹ - quốc gia giữ vị trí "thù địch hàng đầu" trong hai thập kỷ qua - chỉ còn 40%, giảm mạnh so với 76% vào năm ngoái.
Khảo sát này được thực hiện từ ngày 22 đến 28-5 với 1.613 người từ 18 tuổi trở lên tham gia, trùng với lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã.
Nga đã tổ chức cuộc duyệt binh quy mô lớn tại quảng trường Đỏ để tưởng niệm sự kiện kết thúc Thế chiến II vào năm 1945.
Nguyên nhân chính của sự thay đổi
Là do mối quan hệ Nga - Mỹ đang có dấu hiệu cải thiện dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong khi đó, Đức - từng là một trong những nước mua khí đốt Nga lớn nhất trong Liên minh châu Âu - liên tục bị giới lãnh đạo Nga chỉ trích vì đã hỗ trợ quân sự và gửi vũ khí cho Ukraine, quốc gia đang bị Nga tấn công.
Sự chỉ trích này càng trở nên gay gắt hơn sau khi Thủ tướng Đức Friedrich Merz nhậm chức hồi tháng trước.
Ngoài Đức, các nước như Anh (49%) và Ukraine (43%) cũng nằm trong danh sách các quốc gia bị người Nga đánh giá là thù địch.
Quốc gia thân thiện với người Nga
Ngược lại, cuộc khảo sát còn hỏi người dân Nga về các quốc gia mà họ xem là thân thiện nhất, cho thấy, Belarus dẫn đầu với 80%, tiếp theo là Trung Quốc (66%), Kazakhstan (36%), Ấn Độ (32%) và Triều Tiên (30%).
Kết quả này phản ánh xu hướng chính sách ngoại giao của Nga đã thực hiện trong những năm gần đây: chia thế giới thành "quốc gia thân thiện" và "quốc gia không thân thiện", đặc biệt kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự quy mô lớn tại Ukraine.
Nguồn: VTV;Dân Việt; Tuổi Trẻ
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá