Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Giới chức Đức yêu cầu người dân tiết kiệm khí đốt.
Cơ quan Mạng lưới năng lượng Liên bang Đức đã lên tiếng kêu gọi các hộ gia đình và doanh nghiệp tiết kiệm khí đốt để tránh tình trạng thiếu hụt.
Theo phân tích của cơ quan này, Đức đã tiêu thụ nhiều khí đốt hơn đáng kể trong mùa sưởi ấm năm nay so với năm ngoái.
Tổng mức tiêu thụ khí đốt ở Đức đã tăng 5,8% từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2024 so với cùng kỳ năm trước, lên 246 terawatt-giờ (TWh).
Các ngành công nghiệp ghi nhận mức tăng tiêu thụ là 9,1% so với năm 2023, trong khi mức tăng ở các hộ gia đình và doanh nghiệp khiêm tốn hơn ở mức 1,9%.
Cơ quan Mạng lưới Liên bang cho rằng mức tăng đột biến trong tiêu thụ khí đốt là do thời tiết rét đậm hơn. Người đứng đầu cơ quan quản lý năng lượng Klaus Muller nhấn mạnh, xét theo xu hướng này, người tiêu dùng nên tiết kiệm hơn khi sử dụng khí đốt để tránh tình trạng thiếu hụt, nếu không giá cả sẽ tăng.
"Chắc chắn vẫn nên tiết kiệm khí đốt để giảm bớt gánh nặng cho ví tiền của bạn", ông Muller nói. Tuy nhiên, theo ông Muller, nguồn cung khí đốt của Đức vẫn chưa bị đe dọa, vì các cơ sở lưu trữ vẫn còn 80%.
"Điều này có nghĩa là chúng ta đã chuẩn bị tốt cho ba tháng tới", ông nói và bổ sung rằng Đức đã "vượt qua nửa đầu mùa đông một cách tốt đẹp cho đến nay".
Khi nói đến sưởi ấm, khí đốt vẫn là nguồn năng lượng quan trọng nhất ở Đức, với khoảng một nửa số căn hộ và nhà ở gia đình đơn lẻ trên toàn quốc được sưởi ấm bằng khí đố.
Khủng hoảng khí đốt từ Nga
Đức phụ thuộc vào Nga để đáp ứng hơn một nửa nhu cầu khí đốt của mình trước khi xung đột Ukraina leo thang vào năm 2022. Hoạt động giao hàng khí đốt Nga đã bị cắt giảm đáng kể hoặc dừng hoàn toàn sau khi EU áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga và đường ống Nord Stream cung cấp khí đốt của Nga trực tiếp đến Đức đã bị phá hủy do các vụ nổ dưới đáy Biển Baltic vào tháng 9 năm 2022.
Từ lâu được coi là cường quốc công nghiệp của EU, Đức là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do nguồn cung cấp năng lượng của Nga giảm, khiến nền kinh tế Đức lao dốc vào suy thoái năm 2023.
Vào tháng 10 năm ngoái, chính phủ Đức đã điều chỉnh giảm dự báo GDP năm 2024 xuống 0,2%. Việc mất nguồn khí đốt giá rẻ của Nga và phụ thuộc vào khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đắt hơn nhiều từ Mỹ cũng đã đẩy giá năng lượng ở Đức vượt quá khả năng chi trả của nhiều doanh nghiệp công nghiệp, gây ra làn sóng đóng cửa và phá sản.
***Phản ứng của Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel
Gần đây, bà Merkel đã chỉ trích những người kế nhiệm bà vì đã từ bỏ khí đốt Nga. Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình France 2 phát sóng vào đầu tháng 12, bà Merkel cho biết việc mua khí đốt từ Nga "là một tình huống đôi bên cùng có lợi" cho cả hai quốc gia, vì Berlin có thể có được mặt hàng rất cần thiết này "với mức giá ưu đãi", trong khi "giá cả tăng vọt" sau khi Đức từ bỏ nguồn cung cấp của Nga.
Trì trệ
Theo Euronews, thách thức đầu tiên đối với kinh tế quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này là sự trì trệ. Nền kinh tế Đức hầu như không tăng trưởng kể từ cuối năm 2019. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) nhận định, bức tranh tăng trưởng kinh tế của Đức trong năm 2025 vẫn ảm đạm với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự kiến chỉ tăng 0,3%.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) dự báo mức tăng thậm chí còn yếu hơn 0,2%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ này là sự kết hợp của các yếu tố như xuất khẩu suy yếu, tiêu dùng tư nhân và đầu tư sụt giảm. Quá trình khử carbon, số hóa và sự thay đổi về nhân khẩu học cũng tạo áp lực cho kinh tế Đức.
Thách thức từ cuộc bầu cử sớm
Cuộc bầu cử sớm vào tháng 2-2025 ở Đức được xem là thách thức thứ hai của nền kinh tế nước này. Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ để xem sau bầu cử, chính phủ mới có thể tận dụng được năng lực tài chính của Đức để kích thích tăng trưởng kinh tế hay không.
Đức có năng lực tài chính đáng kể khi là một trong những nước có tỷ lệ nợ trên GDP thấp nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến lớn. Các nhà phân tích cảnh báo rằng, nếu chính phủ mới không áp dụng các cải cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như ưu đãi thuế và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, Đức có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước láng giềng châu Âu.
Một rào cản khác là ngành ô tô Đức
Là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc gia, ngành ô tô Đức tiếp tục mất đi sức cạnh tranh toàn cầu. Những hãng xe từng thống lĩnh thị trường như Volkswagen, BMW và Mercedes-Benz đã dần mất thị phần vào tay các nhà sản xuất đến từ Mỹ và Trung Quốc. Hoạt động xuất khẩu ô tô của Đức cũng bị ảnh hưởng bởi chi phí năng lượng cao và sự bất ổn trong chính sách thương mại.
Thách địa chính trị
Nền kinh tế Đức phải đối mặt là rủi ro địa chính trị, căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Hoạt động xuất khẩu của Đức dễ bị tổn thương trước tình trạng chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng trên toàn cầu. Sau khi ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20-1-2025, dự kiến, các chính sách thương mại của chính quyền Mỹ sẽ có tác động đáng kể đến Đức. Viện Kinh tế thế giới Kiel ước tính rằng mức thuế quan do chính quyền sắp tới của ông Donald Trump áp đặt có thể làm giảm 0,6% GDP của Đức hoặc giảm tới 1,2% trong kịch bản bất lợi liên quan đến việc tăng thuế đối với hàng hóa của EU.
Ông Moritz Schularick, Chủ tịch Viện Kinh tế thế giới Kiel nhận định: “Tiềm năng tăng trưởng yếu của Đức đang dần lộ rõ và bất kỳ yếu tố phá vỡ bên ngoài nào không lường trước được cũng có thể tạo ra sự khác biệt giữa tăng hoặc giảm trong sản lượng kinh tế”.
Chi phí năng lượng
Rào cản cuối cùng đối với nền kinh tế Đức là chi phí năng lượng tăng và áp lực lạm phát. Giá năng lượng cao là gánh nặng dai dẳng đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình Đức. Theo báo cáo của Bundesbank, hoạt động sản xuất trong các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng đã giảm 10-15% do chi phí khí đốt và điện tăng cao. Tình trạng này dự kiến ít khả năng cải thiện vào năm 2025.
Quyết định loại bỏ năng lượng hạt nhân của Đức đã khiến nước này phải phụ thuộc vào các nguồn năng lượng đắt đỏ hơn. Ngoài ra, chi phí năng lượng cao của Đức đang làm trầm trọng thêm những thách thức đối với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, chẳng hạn như sản xuất ô tô phải đối mặt và khiến một số nhà sản xuất cân nhắc việc chuyển hoạt động ra nước ngoài.
Lạm phát
Mặc dù đã giảm so với mức đỉnh điểm năm 2022, lạm phát ở Đức vẫn ở mức cao so với mức trước đại dịch Covid-19. Chỉ số hài hòa về giá tiêu dùng (HICP) dự kiến sẽ chỉ giảm nhẹ xuống 2,4% vào năm 2025 do chi phí dịch vụ vẫn ở mức cao và tốc độ tăng tiền lương chậm hơn dự kiến.
Trước những thách thức như vậy, Euronews nhận định, kinh tế Đức sẽ có kịch bản lạc quan hơn khi chính phủ nước này đưa ra các biện pháp cải cách quyết liệt nhằm giảm gánh nặng thuế doanh nghiệp, mở rộng cơ sở hạ tầng và giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động thông qua chính sách nhập cư và thu hút lực lượng lao động.
Nếu không có những biện pháp này, tình trạng trì trệ về mặt cấu trúc có thể tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng kinh tế của Đức sau năm 2025. “Nền kinh tế Đức không chỉ đang vật lộn với những trở ngại dai dẳng mà còn với các vấn đề về cơ cấu”, Chủ tịch Bundesbank Joachim Nagel lưu ý.
Nguồn: Lao Động; Quân Đội Nhân Dân
Đức: Vụ rò rỉ điện tín chấn động về Tổng thống Trump; Doanh nghiệp phá sản kỷ lục kể từ năm 2009 và hậu họa
Đức: Dịch lở mồm long móng bùng phát sau 35 năm; Hàng ngàn người biểu tình phản đối đại hội đảng cực hữu AfD
Đức: Thủ tướng chặn gói viện trợ cho Ukraine; Ngành công nghiệp ô tô tiếp tục đi xuống; Kỷ lục số vụ phá sản doanh nghiệp
Đức: Kinh tế suy thoái năm thứ 2 liên tiếp; Đảng AfD bị điều tra vì phát vé trục xuất cho người nhập cư; Thách thức đối ngoại trước bầu cử
Đức: Nhà sản xuất amoniac lớn nhất đóng cửa 1 nhà máy; Thịt lợn bị nhiều nước từ chối; Bàn giao pháo tự hành RCH 155 tối tân cho Ukraine
Đức: Truy tố 3 người làm gián điệp cho TQ; Volkswagen giảm 308 triệu đô tiền lương; Bất ngờ số người vô gia cư; Giấc mơ siêu cường chip lụi tàn
Đức: Ngành sản xuất bia khủng hoảng; Ngành năng lượng mặt trời u ám; ‘Bê bối bắt tay’ của Ngoại trưởng
Đức: Nỗ lực triển khai dự án Trái tim Sư tử, để cai hàng Trung Quốc; ‘Hối hận’ vì bỏ điện hạt nhân để theo đuổi năng lượng tái tạo
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá