- Cư trú - Luật pháp
- Chính trị - Xã hội
Nhà sản xuất thép lớn nhất Thyssenkrupp Đức công bố kế hoạch
Ngày 26/11, gã khổng lồ công nghiệp Đức ThyssenKrupp Steel Europe đã công bố kế hoạch cắt giảm từ 27.000 người hiện tại xuống còn 16.000 người trong vòng 6 năm tới.
Công ty trụ sở tại Duisburg này đưa ra lý do hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt từ châu Á, đã gây "áp lực lớn lên khả năng cạnh tranh".
Tuyên bố từ công ty cho biết: “Cần có các biện pháp khẩn cấp để cải thiện năng suất và hiệu quả hoạt động của riêng Thyssenkrupp Steel và đạt được mức chi phí cạnh tranh”.
Thông qua "điều chỉnh sản xuất và quản lý", công ty sẽ cắt giảm khoảng 5.000 người trong các hoạt động sản xuất thép tại châu Âu cho đến cuối năm 2030.
Theo kế hoạch, sẽ có thêm 6.000 vị trí trong hoạt động bán hàng sẽ phải cắt giảm hoặc thuê ngoài.
Tái cấu trúc, tránh sa thải mà tự nguyện nghỉ việc
Để giải quyết tình trạng dư thừa công suất trên thị trường, công ty có kế hoạch giảm năng lực sản xuất từ mức hiện tại là 11,5 triệu tấn xuống mức mục tiêu trong tương lai là 8,7 triệu tấn - 9 triệu tấn.
Người đứng đầu bộ phận thép Dennis Grimm của Thyssenkrupp cho biết việc tái cấu trúc nhằm mục đích đảm bảo triển vọng việc làm dài hạn cho càng nhiều nhân viên càng tốt.
"Việc tối ưu hóa và tinh gọn toàn diện mạng lưới sản xuất và quy trình của chúng tôi là cần thiết để phù hợp với tương lai", ông cho biết. Lộ trình này đòi hỏi công ty phải cắt giảm một lượng lớn nhân sự để tăng sức cạnh tranh trong những năm tới.
Nhà sản xuất thép cho biết họ hy vọng sẽ tránh việc sa thải, thay vào đó sẽ hướng đến việc cắt giảm nhân sự thông qua tự nguyện nghỉ việc.
Tuy nhiên, công đoàn IG Metall, đại diện cho phần lớn lực lượng lao động, mô tả kế hoạch này là "thảm họa" đối với nhân viên.
Đồng thời, IG Metall đang đàm phán với hãng sản xuất ô tô Đức Volkswagen sau thông báo hãng này cũng có kế hoạch cắt giảm hàng nghìn việc làm tại Đức.
Bên cạnh các biện pháp cắt giảm chi phí, công ty mẹ và cổ đông lớn của ThyssenKrupp muốn thúc đẩy kế hoạch chuyển đổi bộ phận thép thành một công ty hoàn toàn độc lập. Đề xuất đó đã vấp phải sự phản đối của các lãnh đạo công đoàn.
Công ty năng lượng EPCG của Czech hiện nắm giữ 20% cổ phần của ThyssenKrupp Steel và có kế hoạch tăng tỷ lệ nắm giữ lên 50%.
Lỗ bạc tỷ 2 năm liên tiếp
Trong năm tài chính 2023-2024, ThyssenKrupp đã ghi nhận khoản lỗ 1,5 tỷ euro. Năm trước, công ty này cũng đã lỗ khoảng 2 tỷ euro.
Bà Merkel, người phụ nữ từng được mô tả quyền lực nhất thế giới
Bà đã lãnh đạo nước Đức trong 16 năm, vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính, đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư năm 2015 và chứng kiến xung đột ở Ukraine năm 2014.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 24/11, bà Merkel đã nhận được các câu hỏi về việc liệu khi còn cầm quyền bà có quá mềm mỏng với Nga, quá chậm để trợ giúp Kiev hoặc nếu bà không ngăn chặn việc Ukraine gia nhập NATO vào năm 2008, liệu xung đột giữa hai nước láng giềng có xảy ra vào thời điểm hiện tại hay không.
Về Putin và cuộc chiến với Ukraine
Cựu nữ thủ tướng Đức cho rằng, cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể bắt đầu sớm hơn và có thể sẽ tồi tệ hơn nữa nếu nước này bắt đầu tiến trình trở thành thành viên NATO vào năm 2008. “Với tôi, rõ ràng Tổng thống Nga Putin sẽ không đứng yên và nhìn Ukraine gia nhập NATO. Khi đó, Ukraine chắc chắn sẽ không được chuẩn bị tốt như vào tháng 2/2022”, bà Merkel giải thích.
Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không đồng tình quan điểm này. Ông coi quyết định phản đối liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu kết nạp Ukraine của bà Merkel, với sự ủng hộ của Tổng thống Pháp khi đó Nicolas Sarkozy, là một " tính toán sai lầm", đã tiếp thêm động lực cho Nga.
Bà Merkel cũng khẳng định bản thân đã cố gắng kiềm chế các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine bằng ngoại giao và đàm phán, nhưng bà thừa nhận những nỗ lực này cuối cùng vẫn thất bại. Theo bà, một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ của châu Âu với Nga "đáng tiếc" đã bắt đầu sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow ở Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi kể từ khi rời chính trường cách đây 3 năm, bà Merkel đã bày tỏ lo ngại về những lời đe dọa mới của ông Putin về sử dụng vũ khí hạt nhân. Bà kêu gọi cộng đồng quốc tế phải làm mọi cách để ngăn chặn thảm họa.
Đối mặt với Trump
Cựu thủ tướng Đức đã bày tỏ một số suy nghĩ dành cho các nhà lãnh đạo châu Âu đang lo lắng khi phải đối mặt với việc ông Trump sẽ trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025. Nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump đã ghi dấu sự tức giận của Washington đối với các đồng minh châu Âu, đặc biệt là Đức vì chi tiêu quốc phòng thấp và thâm hụt thương mại. Những lời phàn nàn đó của ông Trump với châu Âu đến nay vẫn không thay đổi.
"Điều thực sự quan trọng là phải biết ưu tiên của mình là gì, trình bày rõ ràng và không sợ hãi, vì ông Trump có thể rất thẳng thắn. Ông ấy thể hiện bản thân rất rõ ràng và nếu bạn làm như vậy, sẽ có sự tôn trọng lẫn nhau nhất định. Dù sao đó cũng là kinh nghiệm của tôi", bà Merkel khuyến nghị về cách ứng xử với ông Trump.
Cuộc bầu cử đột xuất tại Đức dự kiến diễn ra vào tháng 2/2025.
Đây là cơ hội vàng để “đầu tầu kinh tế của châu Âu” tái định hình vị thế kinh tế và chính trị của mình. Sự sụp đổ của chính phủ liên minh “đèn giao thông” đã để lại một khoảng trống lãnh đạo nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội để tái cấu trúc cả trong nước lẫn quốc tế. Với vai trò trung tâm tại châu Âu, chính phủ mới của Đức cần đối mặt với hai nhiệm vụ cốt lõi: Củng cố nội bộ và tăng cường vai trò quốc tế. Những quyết sách từ Berlin không chỉ định đoạt tương lai của Đức mà còn tác động sâu sắc đến cả châu Âu và thế giới.
Đặt nền móng cho sự phát triển bền vững
Người Đức có câu nói: “Kết thúc tồi tệ còn hơn những nỗi kinh hoàng không bao giờ chấm dứt”. Câu nói này dường như phản ánh tâm trạng chung của người dân Đức khi họ chứng kiến sự sụp đổ của liên minh “đèn giao thông” – một trong những chính phủ không được lòng dân nhất trong lịch sử gần đây, do Thủ tướng Olaf Scholz lãnh đạo. Mặc dù sự tranh cãi chính trị dữ dội tiếp theo không phải là điều mong muốn, nhưng vẫn tốt hơn việc tiếp tục trì hoãn những thay đổi cần thiết.
Không bất ngờ, nhưng đột ngột
Sự sụp đổ của liên minh giữa đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP) không phải là điều quá bất ngờ, nhưng diễn biến lại xảy ra quá đột ngột. Chỉ vài giờ sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Olaf Scholz đã sa thải lãnh đạo đảng FDP Christian Lindner khỏi vị trí Bộ trưởng Tài chính, tạo tiền đề cho một cuộc bầu cử sớm và đẩy Đức vào hỗn loạn chính trị.
Nguyên nhân mấu chốt của sự rạn nứt là mâu thuẫn về ngân sách. Trong khi ông Scholz nhấn mạnh, sự cần thiết của việc tăng thâm hụt ngân sách để hỗ trợ Ukraine, cải thiện cơ sở hạ tầng xuống cấp và trợ cấp cho các ngành công nghiệp gặp khó khăn, thì ông Lindner kiên quyết phản đối, viện dẫn quy định hiến pháp giới hạn thâm hụt cơ cấu ở mức 0,35% GDP. Mặc dù giới hạn này không phải tuyệt đối và có thể được nới lỏng trong các trường hợp khẩn cấp như đại dịch COVID-19, nhưng ông Lindner không tin rằng, tình hình hiện tại đủ nghiêm trọng để phá vỡ ràng buộc tài chính.
Tranh cãi về ngân sách trở thành nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự tan rã của liên minh. Điều mỉa mai là chính liên minh này được hình thành vào năm 2021 dựa trên kế hoạch tái phân bổ các khoản tiền chưa sử dụng từ quỹ ứng phó đại dịch, giúp ba đảng thực hiện các ưu tiên về xã hội và khí hậu mà không cần tăng thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị Tòa án Hiến pháp bác bỏ vào năm ngoái, để lại một lỗ hổng ngân sách 60 tỷ euro, đặt áp lực lớn lên các chương trình cải cách. Trong bối cảnh đó, Đức buộc phải tập trung vào việc giải quyết các vấn đề nội tại nhằm xây dựng một nền móng vững chắc cho tương lai.
Cải cách giáo dục đang tụt hậu
Để giải quyết những vấn đề nội tại, chính phủ mới cần đưa ra các cải cách táo bạo. Kế hoạch này nhằmhiện đại hóa cấu trúc kinh tế và xã hội. Một trong những vấn đề lớn nhất mà Đức phải đối mặt hiện nay là sự tụt hậu trong lĩnh vực giáo dục. Trong khi các quốc gia châu Âu khác như Phần Lan và Đan Mạch đã chuyển đổi thành công hệ thống giáo dục để tập trung vào kỹ năng kỹ thuật số và sáng tạo, Đức vẫn bám vào các chương trình học truyền thống. Điều này đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghệ tiên tiến. Các chuyên gia nhận định rằng, chính phủ mới cần đầu tư vào các trung tâm đào tạo nghề, đồng thời cải cách chương trình giáo dục ở cấp phổ thông và đại học. Giáo dục không chỉ cần đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện tại mà còn phải chuẩn bị cho những thay đổi trong tương lai. Ngoài ra, việc tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sẽ giúp Đức không chỉ duy trì vị thế của mình trong lĩnh vực kỹ thuật mà còn tiến xa hơn trong các ngành công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ sinh học.
Đầu tư cho cơ sở hạ tầng
Đó là một lĩnh vực đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt. Hiện nay, nhiều tuyến đường cao tốc và hệ thống đường sắt của Đức đã xuống cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sự thuận tiện trong giao thông. Các thành phố lớn như Berlin và Hamburg đang đối mặt với áp lực lớn từ dân số gia tăng khiến hệ thống giao thông công cộng trở nên quá tải. Một kế hoạch đầu tư hạ tầng quy mô lớn không chỉ cải thiện tình trạng hiện tại mà còn tạo ra hàng triệu việc làm mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Ngoài ra, chuyển đổi năng lượng là một vấn đề trọng yếu. Cuộc khủng hoảng năng lượng gần đây, xuất phát từ sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga, đã làm lộ rõ những lỗ hổng trong chiến lược năng lượng của Đức. Chính phủ mới cần đưa ra các biện pháp cụ thể để tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo và xây dựng hệ thống lưu trữ năng lượng tiên tiến. Bằng cách giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, Đức có thể đảm bảo an ninh năng lượng và đồng thời đóng góp tích cực vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Những cơ hội
Trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu không ngừng biến động, vai trò của Đức tại châu Âu và thế giới ngày càng trở nên quan trọng và được xem xét kỹ lưỡng. Với tư cách là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Đức đã đóng vai trò đầu tàu trong việc thúc đẩy tăng trưởng và ổn định khu vực. Tuy nhiên, các thách thức nội tại như sự suy yếu cơ cấu hạ tầng và áp lực bên ngoài từ các mối quan hệ quốc tế đã khiến vị trí lãnh đạo này chịu nhiều ảnh hưởng. Chính phủ mới của Đức sẽ cần tái xây dựng niềm tin trong nước và thúc đẩy sự đoàn kết trong Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt khi các vấn đề như chính sách tài chính và kinh tế đang gây chia rẽ giữa các quốc gia thành viên. Các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”, vốn được Đức áp dụng trong nhiều năm để duy trì ổn định tài chính, đã gặp phải sự phản đối tại các nước Nam Âu như Hy Lạp và Italy. Chính phủ mới phải tìm ra một cách tiếp cận cân bằng hơn, vừa bảo vệ nền tảng kinh tế vững chắc của EU, vừa hỗ trợ tăng trưởng và cải thiện việc làm tại những khu vực chịu nhiều thiệt hại kinh tế. Đồng thời, Đức cần theo đuổi một chính sách ngoại giao linh hoạt hơn để đối mặt với các thách thức địa chính trị.
Cuộc bầu cử lần này không chỉ mang ý nghĩa chính trị nội bộ mà còn là cơ hội để Đức định hướng lại vai trò trên trường quốc tế. Những quyết định của chính phủ mới sẽ có tác động sâu rộng đến không chỉ nền kinh tế lớn nhất châu Âu mà còn cả sự ổn định của khu vực. Đức hiện đang đứng trước một lựa chọn lớn: vượt qua khủng hoảng để trở thành biểu tượng cho sự phát triển bền vững và đổi mới, hoặc tiếp tục đối mặt với sự trì trệ và mất đi vị trí đầu tàu. Trong nội bộ, chính phủ mới phải giải quyết các vấn đề như cơ sở hạ tầng xuống cấp, cải tổ hệ thống giáo dục, và thúc đẩy đổi mới sáng tạo để giữ vững lợi thế cạnh tranh.
Bên ngoài, Berlin cần phát huy vai trò trung gian hòa giải, góp phần xây dựng một môi trường quốc tế ổn định hơn, từ việc giải quyết cuộc chiến Nga-Ukraine đến đối phó với những thay đổi trong quan hệ Mỹ-Trung. Tuy nhiên, những thách thức không nhỏ đang đặt ra những yêu cầu lớn về sự lãnh đạo. Đức cần cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và trách nhiệm quốc tế, giữa lợi ích trong nước và vai trò toàn cầu. Đây sẽ là phép thử quan trọng đối với chính phủ mới, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các đảng phái chính trị và sự đồng thuận từ người dân.
Một nước Đức mạnh mẽ, ổn định không chỉ là động lực cho chính bản thân quốc gia này mà còn là điểm tựa cho cả châu Âu trong bối cảnh thế giới ngày càng bất định. Đức có cơ hội trở thành hình mẫu kết hợp thành công giữa tăng trưởng bền vững, trách nhiệm xã hội và tầm nhìn quốc tế - nhưng điều đó chỉ có thể đạt được thông qua hành động quyết liệt, cam kết mạnh mẽ và tinh thần lãnh đạo đổi mới. Với những gì đang đối mặt, tương lai của Đức không chỉ là câu chuyện của riêng quốc gia này mà còn là ngọn đèn soi sáng cho cả khu vực và thế giới.
Thách thức
Sự trở lại của Donald Trump tại Nhà Trắng có thể làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Trong tình huống này, việc duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ với Mỹ sẽ là một nhiệm vụ đầy thách thức nhưng không kém phần thiết yếu. Song song đó, Đức cũng phải tăng cường hợp tác với các đối tác châu Âu để thúc đẩy một chiến lược quốc phòng độc lập hơn, đáp ứng nhu cầu an ninh ngày càng cao. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi xây dựng một lực lượng quốc phòng chung của châu Âu, và Đức, với vai trò lãnh đạo, cần đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực này. Ngoài NATO, Đức có cơ hội mở rộng ảnh hưởng thông qua các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc và G7, góp phần định hình các chính sách toàn cầu từ biến đổi khí hậu, bất bình đẳng kinh tế đến các vấn đề xung đột khu vực. Sự hợp tác sâu rộng với các quốc gia như Nhật Bản, Canada và Australia sẽ là yếu tố chiến lược để tăng cường vị thế toàn cầu của Đức.
Nguồn: CafeF; Vietnamnet; CAND
Đức: Kế hoạch chuẩn bị xung đột với Nga; Olaf Scholz tiếp tục được đảng SPD đề cử ứng viên Thủ tướng
Đức: Trận cuồng phong với ngành ô tô; Lo sợ khủng bố ở chợ Giáng sinh; Đề xuất đưa Patriot tới Ba Lan
Đức: Hồi ký Merkel gây sốt; Buộc tội 4 nghi phạm thiết lập các kho vũ khí cho Hamas; Biến ga tàu điện ngầm thành hầm trú bom
Đức: Bà Merkel & kinh nghiệm làm việc với Trump; Sức tàn phá của phong trào Trump
Đức: Kinh tế tăng trưởng thấp; Xem xét thi hành lệnh bắt Thủ tướng Israel; Vì sao bà Merkel lo ngại bộ đôi Trump-Musk
Đức: Chứng khoán vượt mốc kỷ lục; Bà Merkel hội ngộ Obama; Vì sao kinh tế khủng hoảng?
Đức: Thủ tướng tái khởi động chiến dịch tranh cử; Rót 2 tỷ Euro cho ngành bán dẫn; Hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm
Đức: Thiếu lao động lành nghề; Trục xuất nhà báo Nga; Đảng SPD & BSW ‘bắt tay’; Yêu cầu Ukraine bồi thường vụ Nord Stream
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá