Đức: Nổ nhà máy hóa chất, 14 người bị thương; GDP quý II bất ngờ giảm; Không ngại cảnh báo của Nga

NHÀ MÁY HÓA CHẤT BỐC CHÁY DỮ DỘI, 14 NGƯỜI BỊ THƯƠNG

Một vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tại nhà máy của công ty hóa chất khổng lồ BASF của Đức ở Ludwigshafen ngày 29/7.

Trưa 29/7, một vụ nổ kèm theo hỏa hoạn đã xảy ra tại nhà máy hóa chất ở phía Nam, cơ sở Ludwigshafen của công ty BASF SE. 14 nhân viên bị thương nhẹ, đám cháy đã được dập tắt nhưng vẫn tạo ra một đám khói lớn.

Lực lượng cứu hỏa đã được triển khai ngay lập tức đến nhà máy BASF và dập tắt đám cháy.

Theo đại diện công ty BASF SE, các máy giám sát môi trường đang hoạt động trong khuôn viên nhà máy và bên ngoài. Một số cuộc gọi được ghi nhận từ những cư dân lo ngại về khả năng ô nhiễm không khí. BASF tuyên bố, nguyên nhân vụ nổ đang được điều tra.

Chính quyền thành phố và Sở Cứu hỏa địa phương đã ban hành cảnh báo nguy hiểm do phát tán các tàn dư từ đám cháy. Lính cứu hỏa yêu cầu mọi người tránh xa các khu vực bị ảnh hưởng, đóng cửa sổ và cửa ra vào, tắt hệ thống thông gió và điều hòa không khí. Theo tờ báo Handelsblatt, cổ phiếu của công ty BASF SE đã giảm mạnh ngay sau khi xảy ra sự cố trên.


 

GDP QUÝ II GIẢM, NỀN KINH TẾ VẪN CHƯA THỂ BƯỚC QUA RÀO CẢN?

Theo các nhà kinh tế học của ING, nền kinh tế Đức sẽ còn đứng bấp bênh giữa hai thái cực tăng trưởng và trì trệ.

Dữ liệu sơ bộ từ Cơ quan thống kê liên bang Đức Statistik

Dữ liệu được công bố hôn qua, ngày 30/7, nền kinh tế Đức giảm 0,1% trong quý 2 năm 2024 so với quý trước đó. Tăng trưởng GDP hàng năm trong quý 2 giảm 0,1%, thấp hơn dự báo là 0%.

Dù GDP Đức sụt giảm, nền kinh tế khu vực đồng euro vẫn tăng vượt dự báo trong quý 2 năm 2024. Văn phòng Thống kê của Liên minh châu Âu cho biết GDP quý 2 của khu vực này tăng 0,3% so với quý đầu năm, cao hơn so với ước tính 0,2% của các nhà kinh tế học tham gia thăm dò của Reuters.

Đối với đầu tàu kinh tế châu Âu, lĩnh vực đầu tư và xây dựng được cho là những rào cản lớn nhất. Tuy nhiên, lưu ý lớn nhất đối với số liệu ban đầu của Đức là chưa có dữ liệu chắc chắn của tháng 6.

Dữ liệu vĩ mô của tháng 5 mờ nhạt do có nhiều ngày lễ lớn. Vì thế, dấu hiệu tích cực vẫn có thể xuất hiện vào tháng 6. Và số liệu GDP của quý 2 có thể sẽ được điều chỉnh tăng.

Nền kinh tế Đức khởi đầu năm 2024 với nhiều sự lạc quan. Tăng trưởng GDP quý đầu tiên bất ngờ tăng theo chiều hướng tích cực. Các chỉ số niềm tin được cải thiện, thắp lên hy vọng rằng sự bi quan của vài năm qua đã được đẩy lùi. Cuộc tranh luận nước Đức có phải “người bệnh của châu Âu” hay không có thể gác lại.

Tuy nhiên, trên thực tế, tăng trưởng GDP quý đầu tiên của Đức được thúc đẩy bởi thời tiết mùa đông bớt khắc nghiệt và việc điều chỉnh giảm GDP quý 4 năm trước. Do đó, tăng trưởng có thể chưa hoàn toàn bền vững. Dữ liệu GDP mới công bố có thể trả lời cho điều đó. Đức mới chỉ phục hồi nhẹ. Nhưng sự thật là quy mô nền kinh tế Đức hiện tại nhỏ hơn so với 2 năm trước.

ĐỨC TUYÊN BỐ “KHÔNG ĐỂ MÌNH BỊ ĐE DỌA” BỞI NHỮNG CẢNH CÁO CỦA NGA

Đức tuyên bố "không để mình bị đe dọa" bởi những cảnh báo của Nga về tên lửa Mỹ dự định triển khai ở Berlin.

DW đưa tin, ngày 29.7, Chính phủ Đức cho biết đã "ghi nhận" những bình luận vào cuối tuần của Tổng thống Vladimir Putin nói rằng Nga sẽ thay đổi thế trận quân sự nếu Mỹ triển khai thêm nhiều tên lửa hành trình tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân trên đất Đức trong những năm tới.

"Chúng tôi sẽ không để mình bị đe dọa bởi những bình luận như vậy" - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức Sebastian Fischer phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin.

Phó phát ngôn viên của chính phủ, bà Christiane Hoffmann, cho biết "đã ghi nhận" những bình luận của ông Putin, nhưng cũng nói rằng những thay đổi được đề xuất trong kế hoạch triển khai tên lửa Mỹ sẽ chỉ nhằm mục đích "răn đe" và là điều cần thiết trước những hành động gần đây của Nga.

"Vì Nga đã thay đổi cán cân chiến lược ở châu Âu, đang đe dọa châu Âu và Đức bằng tên lửa hành trình, nên chúng tôi phải thiết lập biện pháp răn đe" - bà Christiane Hoffmann nói.

Tổng thống Putin phát biểu 

Tại cuộc duyệt binh Hải quân Nga ở St. Petersburg hôm 28.7, Putin nói rằng nếu Mỹ tiếp tục kế hoạch triển khai thêm vũ khí ở châu Âu - mà về lý thuyết có thể nhắm vào Nga - thì Mátxcơva sẽ xem xét các biện pháp đáp trả tương tự.

"Nếu Mỹ thực hiện các kế hoạch như vậy, chúng tôi sẽ bãi bỏ việc tạm dừng đơn phương trước đây đối với việc triển khai vũ khí tấn công tầm trung và tầm ngắn, bao gồm cả việc tăng cường năng lực của các lực lượng ven biển của hải quân chúng tôi" - ông Putin nói, hàm ý nhắc đến các điều khoản của Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (NFT) năm 1987 - mà Mỹ và sau đó là Nga đã rút khỏi vào năm 2019. Bên này đổ lỗi cho bên kia vi phạm các điều khoản của hiệp ước.

Nhưng Tổng thống Putin cũng tuyên bố rằng Nga vẫn tuân thủ các điều khoản của NFT kể từ khi rời khỏi thỏa thuận, nhưng sẽ ngừng tuân thủ nếu có thêm vũ khí của Mỹ được triển khai tại Đức.

Ngày 10.7, Mỹ và Đức ra tuyên bố chung cho biết Mỹ sẽ bắt đầu triển khai vũ khí mới ở Đức từ năm 2026. Những vũ khí này sẽ có tầm xa hơn bất kỳ loại vũ khí nào khác đang được triển khai ở châu Âu.

Nguồn: VTV; CafeF; Lao Động

 

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang