- Cư trú - Luật pháp
- Chính trị - Xã hội
Theo các cuộc thăm dò dư luận, nếu Đức tổ chức bầu cử ngay bây giờ, Đảng Cực hữu AfD sẽ giành được số phiếu ủng hộ lớn thứ hai. Đặc biệt, đảng cực hữu này nhận được ủng hộ rất lớn ở các tiểu bang miền Đông kém thịnh vượng hơn của Đức.
Sự trỗi dậy của AfD được thúc đẩy
Bởi làn sóng phẫn nộ về tình trạng lạm phát và làn sóng nhập cư gia tăng ở Đức. Liên minh châu Âu (EU) đã tiếp nhận 1,1 triệu đơn xin tị nạn vào năm 2023, mức cao nhất kể từ năm 2015, trong đó 330.000 xin vào Đức, chủ yếu đến từ Syria, Afghanistan và Thổ Nhĩ Kỳ. Đức cũng đã tiếp nhận hơn một triệu người Ukraine di tản do chiến tranh xâm lược của Nga.
Nhiều cử tri ở Đức và trên khắp châu Âu ngày càng ủng hộ các đảng dân tộc cực hữu, những người tuyên bố sẽ hạn chế nhập cư, trục xuất người tị nạn và có thể hạn chế cả các quyền tự do dân chủ về tôn giáo, ngôn luận hoặc biểu tình. Các nhóm này đang lớn dần không chỉ ở Đức mà cả ở Pháp, Italy, Hà Lan và Áo.
Sau khi Đức Quốc xã bị đánh bại năm 1945, người Đức tin rằng chế độ phát xít sẽ không bao giờ xuất hiện trên lãnh thổ nước này lần nữa. Các học sinh Đức thường xuyên được dẫn đi tham quan trại tập trung hoặc đài tưởng niệm nạn nhân diệt chủng Holocaust để ghi nhớ bài học về quá khứ.
Tuy nhiên phe cực hữu ngày nay sử dụng các chiến thuật tương tự thời Hitler để gieo rắc nỗi sợ hãi cho người dân, nhằm giành được lòng tin và phiếu bầu của họ.
Kế quả thăm dò dư luận
Cho thấy AfD đứng đầu ở hai tiểu bang miền đông Sachsen và Thüringen, với khoảng 35% cử tri ủng hộ ở mỗi tiểu bang. Cả hai tiểu bang đều tổ chức bầu cử vào mùa thu cùng với tiểu bang Brandenburg, nơi AfD dự kiến giành lợi thế lớn.
Đảng cực hữu AfD thực sự thu hút nam giới Đức, với khoảng 2/3 cử tri ủng hộ là nam. Số cử tri trẻ tuổi ủng hộ đảng cũng ngày một tăng. Trong các cuộc bầu cử cấp tiểu bang tại Hessen và Bayern hồi tháng 10 năm ngoái, AfD đã nhận được ủng hộ lớn trong nhóm cử tri dưới 24 tuổi.
Đảng này cũng được hưởng lợi khi cử tri tỏ ra thất vọng đối với Thủ tướng Olaf Scholz. Chính phủ của ông lên nắm quyền hơn hai năm trước với chương trình nghị sự tiến bộ và hiện đại hóa, song bây giờ bị nhiều người coi là gây rối loạn và không có năng lực.
Hoạt động của đảng AfD, phản ứng của chính trường, xã hội
Nhánh Thüringen tỏ ra đặc biệt cực đoan. Lãnh đạo Bjoern Hoecke đã nhiều lần tán thành quan điểm xét lại về Đức Quốc xã. Năm 2018, ông gọi đài tưởng niệm Holocaust ở Berlin là "tượng đài của sự hổ thẹn" và kêu gọi Đức thay đổi hoàn toàn cách họ nhớ về quá khứ.
Kể từ tháng 1, làn sóng biểu tình chống phe cực hữu đã lan rộng khắp nước Đức, sau khi Thủ tướng Scholz cho hay đại diện các tổ chức cực hữu đã gặp nhau tại một biệt thự ở ngoại ô Berlin vào tháng 11 năm ngoái để thảo luận về kế hoạch trục xuất hàng triệu người nhập cư, trong đó có cả một số người đã được cấp quốc tịch Đức, nếu họ lên nắm quyền.
Kế hoạch này sau đó được nhóm phóng viên điều tra Correctiv phanh phui, dẫn đến làn sóng phẫn nộ trong dư luận Đức, bởi những gì phe cực hữu thảo luận rất giống chính sách trục xuất những người không thuộc chủng tộc Đức mà các phần tử Quốc xã đưa ra trước đây. Thủ tướng Scholz khẳng định Đức sẽ không cho phép bất cứ ai phán xét công dân nước này dựa trên nguồn gốc của họ.
Tham dự cuộc họp bí mật này còn có Martin Sellner, thanh niên người Áo có tầm ảnh hưởng với các nhóm tân phát xít và theo đuổi chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Cuộc họp có sự tương đồng kỳ lạ với Hội nghị Wannsee cũng diễn ra tại một biệt thự bên hồ ở ngoại ô Berlin năm 1942, khi Đức Quốc xã nhất trí về "giải pháp cuối cùng", cuộc vây bắt có hệ thống dẫn tới 6 triệu người Do Thái thiệt mạng.
Trước sự phẫn nộ của dư luận, các lãnh đạo AfD tìm cách phủ nhận liên quan, nói rằng họ không tham gia tổ chức hoặc tài trợ sự kiện này, cũng như không chịu trách nhiệm về những gì được thảo luận và thành phần tham dự.
Tuy nhiên, hàng triệu người Đức đã biểu tình với các khẩu hiệu như "chống thù hận", "không để quá khứ lặp lại", hoặc "bảo vệ nền dân chủ". Các cuộc biểu tình ở thành phố Berlin, München, Hamburg hay Duesseldorf đã thu hút hàng trăm nghìn người tham gia cùng lúc, nhiều tới mức chính quyền buộc phải yêu cầu cuộc tuần hành kết thúc sớm vì lo ngại rủi ro an ninh.
Nhiều người ở các thị trấn nhỏ cũng tổ chức biểu tình hoặc các buổi cầu nguyện hàng tuần trong khu phố để bày nỗi thất vọng với sự ủng hộ ngày càng tăng dành cho chủ nghĩa dân túy cực đoan. Bộ Nội vụ Đức cho biết hơn 2,4 triệu người đã tham gia các cuộc biểu tình chống AfD từ giữa tháng 1.
Tuy nhiên, AfD vẫn trỗi dậy
Hồi tháng 12 năm ngoái, đảng cực hữu đã đạt bước tiến quan trọng khi lần đầu tiên ứng cử viên của họ chiến thắng trong cuộc bầu cử thị trưởng tại thành phố Pirna ở Sachsen.
Đức sẽ hợp pháp hóa một phần cần sa từ ngày 1/4. Việc trồng cần sa tại nhà cũng sẽ được cho phép, với giới hạn tối đa 3 cây cho mỗi người lớn và 50 gam cần sa khô. Việc hút thuốc sẽ vẫn bị cấm trong bán kính 100m từ trường học, nhà trẻ, sân chơi và các cơ sở thể thao công cộng.
Hút thuốc cũng sẽ bị cấm ở khu vực dành cho người đi bộ từ 7 giờ sáng đến 8 giờ tối.
Chính phủ cũng đang lên kế hoạch thành lập các hiệp hội trồng cần sa theo quy định để cho phép người dân mua cần sa một cách hợp pháp từ ngày 1/7.
Những "câu lạc bộ cần sa" này sẽ có tới 500 thành viên mỗi câu lạc bộ và có thể bán tối đa 50 gam cần sa khô mỗi tháng cho mỗi thành viên.
Người lớn dưới 21 tuổi sẽ bị giới hạn 30 gam cần sa mỗi tháng chứa không quá 10% chất kích thích thần kinh tetrahydrocannabinol (THC).
Giới hạn
Việc gặp gỡ và tiêu thụ cần sa tại các câu lạc bộ sẽ không được phép và số thành viên sẽ bị giới hạn ở một câu lạc bộ tại một thời điểm.
Cách hợp pháp duy nhất để có được cần sa là trồng tại nhà hoặc lấy thông qua các câu lạc bộ cần sa, nhưng với cả hai lựa chọn đều chỉ dành cho những người đã cư trú ở Đức ít nhất 6 tháng. Các hạn chế này nhằm xoa dịu lo ngại rằng, luật mới có thể khuyến khích "du lịch ma túy".
Luật thứ hai hiện đang được chuẩn bị để thử nghiệm việc bán thuốc tại các cửa hàng hoặc hiệu thuốc ở một số khu vực nhất định.
Chính trường dậy sóng
Chính phủ liên minh của Thủ tướng Olaf Scholz khẳng định, luật mới sẽ giảm thiểu rủi ro sức khỏe liên quan đến cần sa vì nó sẽ giải quyết vấn đề chất ô nhiễm trên thị trường chợ đen.
Nhưng luật này đã bị các hiệp hội y tế và các nhóm y tế chỉ trích. Nó cũng đã dẫn đến các khiếu nại từ chính quyền khu vực, nơi phải chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện nó, vì sẽ phải hủy bỏ các án tù và tiền phạt đã áp dụng đối với những hành vi phạm tội không còn bị trừng phạt theo luật mới.
Friedrich Merz, lãnh đạo phe bảo thủ đối lập, đã cảnh báo rằng nếu đảng của ông trở lại nắm quyền sau cuộc bầu cử năm 2025, đảng này sẽ "hủy bỏ luật ngay lập tức".
Đức Việt Online
Đức: Biểu tình phản đối viện trợ Ukraine; Kêu gọi Ukraine-Nga đối thoại; Đại sứ ở Hungary bị triệu tập
Đức: Lễ hội ánh sáng tại Berlin; Nợ công tăng trở lại; BMW kêu gọi phản đối EU tăng thuế xe điện TQ
Đức: Phong tỏa nhà ga vì ca nhiễm virus Marburg; Siết quyền giám sát của cảnh sát liên bang; Hối thúc hoàn tất đàm phán về FTA
Đức: Mercedes giảm thị phần taxi; Thủ tướng muốn điện đàm với Putin; Bắt 1 phụ nữ Trung Quốc tình nghi làm gián điệp
Đức: Sinh viên gặp khó khi tìm nhà; Cảnh báo khủng hoảng kinh tế mới; Sản lượng công nghiệp bật tăng
Đức: Dân đổ xô mua xe đạp thay vì ô tô; Hiệp hội đường nâng dự báo sản lượng
03.10.2024: Nước Đức kỉ niệm 34 năm Ngày Thống nhất - Lịch sử và tồn tại
Đức: Thủ tướng Scholz sắp đón Tổng thống Biden; Ý thâu tóm Commerzbank; Ngành công nghiệp sản xuất suy yếu
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá