Đức: Nạn tấn công hình sự các chính gia nóng chính trường; Triệt phá các trung tâm lừa đảo qua điện thoại, thu giữ tới 1 triệu Euro

Nạn tấn công hình sự các chính gia nóng chính trường

Cựu thị trưởng Berlin Franziska Giffey bị đánh vào đầu và cổ giữa thư viện

Cảnh sát Berlin, Đức, ngày 8/5 cho biết nghi phạm dùng một chiếc túi, đánh vào cựu thị trưởng Franziska Giffey từ phía sau, khiến bà phải vào viện điều trị, nhưng vết thương không nghiêm trọng. Bà cũng là thành viên đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Thị trưởng Berlin đương nhiệm Kai Wegner lên án vụ tấn công, nói rằng hành vi tấn công các chính trị gia đồng nghĩa với tấn công nền dân chủ: Chúng tôi sẽ không tha thứ cho hành vi này. Cam kết sẽ cân nhắc hình phạt nghiêm khắc hơn với những người tấn công các chính trị gia.

Các cuộc tấn công chính trị gia gần đây

Trước đó, Matthias Ecke, 41 tuổi, thành viên của Nghị viện châu Âu và cũng thuộc SPD, bị 4 kẻ tấn công trong lúc ông đang dán áp phích bầu cử EU ở thành phố Dresden hồi tuần trước. Ông Ecke bị thương nặng và phải làm phẫu thuật.

Thành phố miền đông Dresden gần đây ghi nhận nhiều sự việc tương tự. Một chính trị gia đảng Xanh 47 tuổi hôm 7/5 bị hăm dọa và nhổ nước bọt. Trong lúc bà đang dán áp phích bầu cử, một người đàn ông 34 tuổi tiến tới, đẩy bà sang một bên và xé các tấm áp phích. Một phụ nữ 24 tuổi sau đó nhổ nước bọt vào bà. Hai người này đã làm động tác chào kiểu Đức Quốc xã khi thấy chính trị gia treo áp phích.

Thống kê năm 2023

Theo cảnh sát Đức, năm 2023 ghi nhận 2.790 hành vi phạm tội nhằm vào các chính trị gia, tăng cao so con số 1.806 của năm 2022 nhưng ít hơn con số 2.840 năm 2021, thời điểm diễn ra bầu cử.

Triệt phá các trung tâm lừa đảo qua điện thoại, thu giữ tới 1 triệu Euro

Cơ quan thực thi pháp luật của Đức đã triệt phá 12 trung tâm cuộc gọi lừa đảo qua điện thoại đứng sau hàng nghìn cuộc gọi lừa đảo hàng ngày ở Albania, Bosnia và Herzegovina, Kosovo và Lebanon.

Các nhân viên thực thi pháp luật ở Đức, được hỗ trợ bởi hàng trăm đối tác từ các quốc gia khác (như Albania, Bosnia và Herzegovina, Kosovo và Lebanon), đã tiến hành nhiều cuộc đột kích vào ngày 18.04, xác định 39 nghi phạm và bắt giữ 21 đối tượng. Họ cũng tịch thu bằng chứng, bao gồm vật chứa dữ liệu, tài liệu, tiền mặt và các tài sản khác, trị giá khoảng 1 triệu Euro.

Hoạt động thực thi pháp luật cũng phát hiện các bằng chứng số quan trọng giúp xác định các trung tâm cuộc gọi khác và các đối tượng khả nghi.

Thông cáo của Europol

Theo đó, 21 đối tượng đã bị bắt giữ trong đợt hành động do Europol hỗ trợ nhằm triệt phá một mạng lưới tội phạm đứng sau các vụ lừa đảo hàng nghìn nạn nhân bằng nhiều phương thức hoạt động khác nhau. Các thủ đoạn của chúng bao gồm các cuộc gọi mạo danh cảnh sát, lừa đảo kêu gọi đầu tư hoặc lừa đảo tình cảm.

Được gọi là "Chiến dịch PANDORA", hoạt động thực thi pháp luật chung này khởi đầu vào tháng 12.2023, khi một giao dịch viên ngân hàng ở Freiburg, Đức nghi ngờ một khách hàng khi người đó đã cố gắng rút hơn 100.000 € tiền mặt.

Như được phát hiện sau đó, nghi phạm có liên quan đến một vụ 'giả mạo cảnh sát' và đã được báo cáo cho cảnh sát thật. Cảnh sát Freiburg đã bắt giữ những kẻ lừa đảo, số điện thoại của họ bị phát hiện đã thực hiện hơn 28.000 cuộc gọi lừa đảo trong vòng 48 giờ.

Hơn một trăm điều tra viên Đức theo dõi các cuộc trò chuyện của các nhóm tội phạm

Nhờ sự hỗ trợ của Văn phòng Công tố Freiburg và Karlsruhe, họ đã theo dõi hơn 1,3 triệu cuộc trò chuyện và ngăn chặn 80% các hoạt động gian lận tài chính. Cảnh sát đã theo dõi tới 30 cuộc trò chuyện đồng thời để ngăn chặn thiệt hại lên tới hơn 10 triệu euro.

Europol cho biết thêm rằng: Những kẻ lừa đảo thường đóng giả là người thân, nhân viên ngân hàng, chuyên viên chăm sóc khách hàng hoặc cảnh sát. Chúng sử dụng nhiều thủ đoạn thao túng để lừa tiền của nạn nhân.

Năm ngoái, cảnh sát cũng đã triệt phá nhiều trung tâm cuộc gọi trên khắp châu Âu do một nhóm tội phạm có tổ chức kiểm soát có liên quan đến lừa đảo đầu tư trực tuyến.

Các nhà điều tra ước tính vào thời điểm đó các nạn nhân người Đức đã mất hơn 2 triệu euro, các nạn nhân từ các quốc gia khác như Thụy Sĩ, Úc và Canada,… cũng rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang