Đức: Liệu đảng Cực hữu AfD có bị cấm sau kỳ bầu cử; Đối mặt mục tiêu “phi thực tế” từ NATO; Thủ tướng loại trừ khả năng EU gửi quân tới Ukraine

LIỆU ĐẢNG CỰC HỮU ĐỨC CÓ BỊ CẤM SAU KỲ BẦU CỬ THÀNH CÔNG?

Chính quyền của tân Thủ tướng Đức Friedrich Merz đang xem xét

Về khả năng cấm đảng cực hữu mang tên “Con đường mới cho nước Đức (AfD)”. Tuy nhiên, động thái này có thể phản tác dụng.

Đầu tháng 5, Cơ quan Bảo vệ Hiến pháp Liên bang (BfV) - cơ quan tình báo nội địa Đức - chính thức xếp AfD vào nhóm “tổ chức cực đoan cánh hữu”.

Quyết định trên làm dấy lên cuộc tranh luận: Liệu chính quyền và tòa án Đức có nên ban hành lệnh cấm đối với đảng này hay không.

“Ông ấy thực sự coi đây là điều nghiêm túc”, một trong những đồng minh thân cận nhất của Thủ tướng Merz nói với truyền thông Đức.

Theo phe ủng hộ, AfD gây ra quá nhiều nguy cơ với nền dân chủ Đức đến mức cần bị cấm. Tuy vậy, phe phản đối cho rằng lệnh cấm có thể phản tác dụng và trở thành cơ hội tuyên truyền cho phe cực hữu.

Tiếng nói từ các đảng phái và người dân đối với đảng AfD

Hồi đầu năm nay, ông Merz từng tuyên bố đảng AfD mong muốn “hủy diệt” Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của ông, cũng như “làm xói mòn những nền tảng của nền dân chủ”. Ông cũng so sánh AfD và sự nổi lên của Đức Quốc xã đầu thập niên 30 của thế kỷ trước.

Dù vậy, ông cũng từng tỏ ý nghi ngờ việc áp đặt lệnh cấm lên AfD.

“Không thể cấm 10 triệu cử tri”, Thủ tướng Merz nói, cho biết chính phủ sẽ chỉ hành động “sau quá trình xem xét cẩn trọng nhất”.

Các đảng phái lớn ở Đức nhìn chung đồng thuận về nguy cơ của AfD, cũng như “độ vênh” trong chính sách của đảng này - vốn mang màu sắc bài nhập cư và phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến khác biệt về việc có nên ban hành lệnh cấm hay không.

Một trong những người ủng hộ cấm AfD trong đảng CDU là nghị sĩ trẻ Tilman Kuban, cựu lãnh đạo tổ chức thanh niên của đảng.

“Các nền dân chủ tự coi trọng bản thân cần tự vệ trước kẻ thù, với các công cụ được hiến pháp quy định”, ông Kuban nói.

Tuy nhiên, tiếng nói của ông Kuban chỉ là thiểu số trong phe bảo thủ Đức. Ông Markus Söder, lãnh đạo Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) - đảng “chị em” của CDU - nhận định cách thức đối đầu với AfD cần làm “làm chính trị một cách đúng đắn”.

Công chúng Đức cũng tương đối chia rẽ: Tỷ lệ ủng hộ lệnh cấm chỉ hơi vượt qua mốc 50%, theo khảo sát của hãng thăm dò dư luận Insa.

Hiến pháp cấm

Sau khi đánh bại Đức Quốc xã, bản hiến pháp mới của Đức - được Mỹ và các nước đồng minh chấp thuận - có điều khoản cấm một số đảng phái nhằm bảo vệ hệ thống chính trị. Dù vậy, trong lịch sử Đức, chỉ có hai lần một đảng bị cấm thành công - bao gồm một đảng cực hữu kế thừa phát xít Đức hồi năm 1952.

Năm 2003 và 2017, tòa án hiến pháp Đức hai lần từ chối ban hành lệnh cấm với đảng Quốc gia Dân chủ Đức (NPD) theo đường lối tân phát xít. Theo tòa, dù NPD theo chủ nghĩa cực đoan, đảng này chưa đủ lớn để gây ra mối đe dọa với nền dân chủ Đức.

Vấn đề với AfD dường như trái ngược: Quy mô quá lớn của đảng khiến giới chức Đức ngần ngừ khi đưa ra lệnh cấm. Trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 2, AfD giành được phiếu của 21% cử tri. Các cuộc thăm dò sau đó cho thấy tỷ lệ ủng hộ đảng tiếp tục tăng lên khoảng 24%. Một số thậm chí cho thấy tỷ lệ ủng hộ đảng AfD đã vượt qua đảng CDU.

“Khá khó sử dụng lệnh cấm như một công cụ chống lại các đảng dân túy tại châu Âu lúc này”, bà Angela Bourne, giáo sư chính trị châu Âu tại Đại học Roskilde (Đan Mạch), nói với Financial Times. “Họ được quá nhiều cử tri bầu trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Họ dường như quá quyền lực”.

Hai luồng quan điểm

Động thái hôm 2/5 của BfD bị AfD chỉ trích gay gắt. AfD cũng đã khởi kiện BfV ra tòa.

Tuy nhiên, một số đảng viên - như nghị sĩ Sieghard Knodel - đã tuyên bố rời khỏi đảng. Một số đảng viên khác cảnh báo phe cực đoan trong đảng đừng làm gì để khiến các đối thủ lợi dụng.

Nếu tòa án Đức bảo vệ quyết định của BfV, các cơ quan tình báo Đức sẽ có thêm công cụ để thu thập thông tin, thậm chí là xâm nhập vào đội ngũ của đảng. Một số thành viên AfD cũng có thể mất quyền sử dụng vũ khí. Khả năng gây quỹ của AfD cũng gặp thêm khó khăn. Dù vậy, các động thái này khó có thể tác động quá mạnh với đảng.

Theo quy định, chính phủ hoặc một viện trong Quốc hội Đức có quyền kêu gọi tòa án hiến pháp cấm một đảng. Quy trình xem xét sẽ mất ít nhất hai năm, theo giới chuyên gia.

Nếu một đảng bị cấm, đảng đó sẽ bị giải tán và các nghị sĩ sẽ mất ghế. Các thành viên cấp cao của đảng cũng sẽ bị cấm thiết lập các tổ chức kế tục - dù một số ý kiến cho rằng quy định này không dễ thực thi.

Theo phe phản đối, việc khởi động quy trình cấm AfD rất dễ phản tác dụng - nhất là khi tòa án từ chối.

“Tôi cho rằng quy trình pháp lý sẽ rất khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro”, Thủ hiến bang Brandenburg Dietmar Woidke, người từng tham gia vào một nỗ lực không thành công nhằm cấm đảng NDP, nói.

Bộ trưởng Nội vụ Alexander Dobrindt cũng cảnh báo chưa có đủ bằng chứng cho thấy AfD đang gây hại đủ nghiêm trọng với nền chính trị Đức.

Số khác cho rằng đây sẽ là cơ hội giúp AfD lặp lại tuyên bố họ là đảng phái bị phân biệt đối xử. “Nguy cơ là hành động này sẽ giúp ích cho AfD, vốn coi mình là nạn nhân”, ông Andreas Busch, giáo sư chính trị học tại Đại học Göttingen, nói.

Về phần mình, những người ủng hộ cho rằng AfD dù gì cũng tự coi mình là nạn nhân. Cựu lãnh đạo đảng Xanh Ricarda Lang - một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất với lệnh cấm - tuyên bố các đảng phái có thể sử dụng con đường dân chủ để tiếm quyền như đảng Quốc xã trước đây.

“Tôi tin rằng AfD là một đảng như vậy. Tại sao chúng ta không cấm họ?”, bà viết.

Luồng ý kiến khác cho rằng lệnh cấm sẽ khiến phe cực hữu Đức suy yếu.

“Tôi tin rằng vấn đề sẽ không mất đi”, bà Michaela Hailbronner, giáo sư Đại học Münster, nói. Câu hỏi đặt ra là bạn có thể lấy đi một chút sức mạnh chính trị và làm suy yếu phong trào một chút hay không”.

Phe ủng hộ lệnh cấm cho rằng Thủ tướng Merz không còn nhiều thời gian. AfD đang nhắm đến vị trí dẫn đầu trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2029. Nếu kịch bản này xảy ra, Đức sẽ đứng trước cuộc khủng hoảng chính trị.

“Chính quyền trước đã do dự quá lâu và bỏ lỡ cơ hội”, bà Julia Dück, người đã tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình chống AfD trên khắp nước Đức hồi đầu tháng 5, nói. “Chính quyền mới có thể tiếp tục đứng nhìn - hoặc bắt đầu quy trình cấm”.

 

 

QUÂN ĐỘI ĐỨC ĐỐI MẶT VỚI MỤC TIÊU “PHI THỰC TẾ” TỪ NATO

Mục tiêu

Các cuộc thảo luận về việc tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, và mở rộng quân số dự kiến sẽ là chủ đề chính trong hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại The Hague, Hà Lan vào tháng 7 tới.

Đức đang phải đối mặt với "những thách thức cụ thể" bao gồm đề xuất tăng quân số quân đội (Bundeswehr) lên từ 240.000 - 260.000 quân vào năm 2030, tức tăng 80.000 quân so với mức hiện tại 183.000 người.

Việc NATO yêu cầu các quốc gia thành viên tăng quân số được công bố giữa lúc một số quan chức phương Tây cho rằng, Nga có thể phát động một cuộc tấn công vào NATO trong vài năm tới. Tuy nhiên, Moscow đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc này, và khẳng định đây là những suy đoán "vô nghĩa".

Khó khăn

Những khó khăn trong việc tăng quân số trở nên trầm trọng hơn, do tình trạng giải ngũ cao trong số các tân binh với tỷ lệ 30% rời đi trong vòng 6 tháng đầu tiên. Các yếu tố khác góp phần vào tình trạng thiếu nhân sự bao gồm quá trình huấn luyện khắc nghiệt, điều động xa xôi và triển vọng nghề nghiệp hạn chế. Ngoài ra, một số nhánh của quân đội Đức được cho là không chấp nhận những binh sĩ được đào tạo ở các sư đoàn khác.

Nếu Bundeswehr cố gắng đạt được mục tiêu mới của NATO, "cuộc tranh luận về việc tái kích hoạt chế độ nghĩa vụ quân sự có khả năng bùng phát", và nỗ lực tuyển dụng có thể không được ủng hộ.

Khôi phuc nghĩa vụ quân sự và phòng thủ dân sự

Hôm 14/5, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã có tuyên bố ám chỉ rằng nếu không có đủ tình nguyện viên, Đức có thể cần khôi phục chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc vốn đã bị bãi bỏ vào năm 2011.

Trước đó, hồi tháng 4, Bộ Nội vụ Đức cũng đề xuất đưa các bài học về phòng thủ dân sự vào trường học để chuẩn bị cho học sinh đối phó với những cuộc khủng hoảng, và xung đột tiềm tàng.

 

 

THỦ TƯỚNG LOẠI TRỪ KHẢ NĂNG EU GỬI QUÂN TỚI UKRAINE

Châu Âu còn rất xa khả năng bàn đến việc triển khai quân tại Ukraine

Ngày 17-5, Thủ tướng Đức Friedrich Merz nói rằng châu Âu còn rất xa khả năng bàn đến việc triển khai quân tại Ukraine, nhấn mạnh rằng tất cả nỗ lực hiện nay đang tập trung vào việc buộc Nga chấp nhận một lệnh ngừng bắn vô điều kiện, theo hãng tin Reuters.

“Bước tiếp theo cần làm là xác định rõ khuôn khổ cho các cuộc đàm phán hòa bình, cũng như xem Ukraine có thể cần những đảm bảo an ninh nào trong tương lai” - ông Merz nói, thừa nhận rằng những vấn đề này hiện vẫn rất khó đoán định.

“Hiện tại, không có lý do gì để bàn đến việc đưa quân đội đến Ukraine. Chúng ta còn rất xa khả năng đó. Điều quan trọng bây giờ là vũ khí phải ngừng nổ, và việc giết chóc phải chấm dứt... Đó mới là những vấn đề chúng tôi đang tập trung giải quyết, chứ không phải chuyện khác” - thủ tướng Đức nói thêm.

Mục tiêu là ngừng bắn nhanh chóng và toàn diện

Ông Merz nhận định rằng cuộc đàm phán giữa phái đoàn Nga và Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16-5 đã không đáp ứng được kỳ vọng, dù phía Ukraine có thái độ rất thiện chí. Theo nhà lãnh đạo này, kết quả tích cực duy nhất của cuộc đàm phán là thỏa thuận về việc trao đổi tù binh.

“Một lệnh ngừng bắn nhanh chóng và toàn diện vẫn là thông điệp rõ ràng của chúng tôi gửi tới Moscow. Nhưng Nga tiếp tục từ chối một lệnh ngừng bắn toàn diện và vô điều kiện. Tổng thống [Nga Vladimir] Putin đã từ chối đích thân đến Thổ Nhĩ Kỳ. Quân đội Nga vẫn tiếp tục tấn công với cường độ không giảm” - ông Merz nói, cho biết thêm rằng sức ép lên Nga sẽ được gia tăng.

Ông Merz nói thêm rằng trong tuần tới, Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ công bố gói trừng phạt thứ 17, nhắm đến “đội tàu bóng tối” của Nga đang hoạt động tại biển Baltic và các mục tiêu khác.

Xem xét các biện pháp trừng phạt

Ông Merz ủng hộ đề xuất của Ủy ban châu Âu về việc bắt đầu xem xét các biện pháp trừng phạt liên quan hệ thống đường ống dẫn khí đốt Nord Stream.

Cũng theo thủ tướng Đức, Berlin đang phối hợp chặt chẽ với cả các đối tác châu Âu và Mỹ, đồng thời nhấn mạnh rằng châu Âu không thể thay thế vai trò của Mỹ.

Ông Merz cũng cho biết sẽ có các cuộc thảo luận trong nội bộ EU trong những ngày tới để củng cố các nỗ lực giải quyết xung đột và có thể mở rộng “Liên minh tự nguyện” ủng hộ Ukraine.

Nga, Ukraine chưa bình luận về phát ngôn của thủ tướng Đức.

 

Nguồn: Zing News; Vietnamnet; Pháp Luật

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

YOUTUBE: Tuần Lễ hội Văn hóa Việt tại Leipzig kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam-CHLB Đức

Trong hai ngày 17 và 18/5, cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Leipzig đã phối hợp với Sở thú Leipzig tổ chức “Tuần Lễ hội Văn hóa Việt tại Leipzig ” kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – CHLB Đức (1975 – 2025).

Đây cũng là sự kiện nằm trong khuôn khổ tuần lễ đa văn hóa do chính quyền thành phố Leipzig tổ chức nhằm tạo không gian để các cộng đồng sinh sống trên địa bàn quảng bá, giới thiệu hình ảnh, văn hóa, ẩm thực... của đất nước mình.

Nguồn: TTX VIỆT NAM

Đức Việt Online

YOUTUBE: Lễ Trao tặng Huy hiệu Danh dự, tôn vinh ông Bùi Quang Huy & 8 nhà hoạt động cộng đồng xuất sắc nhất

Lễ vinh danh chín nhà hoạt động cộng đồng xuất sắc nhất Leipzig trong những năm qua, được tổ chức trang trọng tại Hội trường, Tòa Thị chính Thành phố Leipzig.

Trước sự chứng kiến ​​của các nhân vật trọng yếu, các phó thị trưởng, hội đồng thành phố, ban đối ngoại, sở văn hóa, đặc trách ngoại kiều, các ban nghành thành phố, Thị trưởng Burkhard Jung, cổ đeo vòng dây chuyền vàng Goldketten uy nghi, trịnh trọng trao tặng huy hiệu, bảng vàng danh dự, bằng khen của Thành phố Leipzig cho 9 nhà hoạt động cộng đồng  xuất sắc nhất trên các lĩnh vực xã hội, văn hóa, chính trị.

Tác giả Đức Thúy

Tỷ phú Elon Musk rơi lệ trên sóng truyền hình khi nhắc đến Việt Nam – Chuyện gì đã xảy ra?

Elon Musk – người đàn ông đứng sau SpaceX, Tesla, và hàng loạt công nghệ thay đổi thế giới - đã bất ngờ bật khóc ngay trên sóng truyền hình trực tiếp khi được hỏi về Việt Nam. Khoảnh khắc ấy khiến cả thế giới sững sờ, còn người dẫn chương trình không dám hỏi thêm một lời nào. Điều gì ẩn sau giọt nước mắt của một tỷ phú từng được xem là "người thép"? Trong video này, bạn sẽ được chứng kiến toàn bộ câu chuyện chưa từng được công bố: Từ bức thư cũ mà Elon nhận được từ một cậu bé Việt Nam, cho đến lời hứa bí mật giữa ông và một người lính gốc Á năm xưa. Mỗi chi tiết hé lộ một phần của sự thật – một sự thật có thể thay đổi cách thế giới nhìn về Việt Nam mãi mãi.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Đức

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Leipzig, CHLB Đức

Chiều Chủ Nhật, ngày 06.04.2025, tại thành phố Leipzig, Hội Đồng hương Vĩnh Phú tại CHLB Đức đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, để tưởng nhớ, tri ân công lao dựng nước của các Vua Hùng.

Buổi lễ thu hút hàng trăm người Việt và gốc Việt từ khắp nơi trên nước Đức, và các đại biểu, khách mời các Hội đoàn Âu châu và tại Đức cùng về dâng hương, tưởng nhớ tổ tiên trong không khí trang nghiêm, thành kính.

Tác giả: Thu Hằng - Phương Hoa - Thanh Tùng (TTXVN)

Hội Phụ nữ Việt Nam Leipzig tổ chức Lễ hội ngày Quốc tế phụ nữ 08.03.2025

Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.

Lên đầu trang