Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Cuộc suy thoái dài nhất kể từ sau Thế chiến 2.
Theo Viện Nghiên cứu Handelsblatt (HRI), năm 2025 dự báo năm thứ ba kinh tế Đức liên tiếp suy giảm. Theo đó, GDP Đức sẽ giảm 0,1% trong năm 2025, sau khi đã giảm 0,3% vào năm 2023 và 0,2% trong năm 2024. Chuỗi suy thoái này vượt qua mức kỷ lục hai năm hồi đầu thập niên 2000 và là hệ quả của khủng hoảng năng lượng, lạm phát dai dẳng, cùng tác động kéo dài từ đại dịch COVID-19.
“Kinh tế Đức đang trải qua cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử hậu chiến” - Bert Rurup, nhà kinh tế trưởng của HRI, nhận định.
Mặc dù HRI dự báo một sự phục hồi khiêm tốn vào năm 2026 với tăng trưởng 0,9%, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước khủng hoảng. Ngân hàng Trung ương Đức cũng đã điều chỉnh giảm triển vọng tăng trưởng năm 2025 từ 1,1% xuống 0,2% vào tháng 12 vừa qua.
Dân số già hóa là “gót chân Achilles” của kinh tế Đức
Những thách thức từ dân số già hóa đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng. Theo HRI, tiềm năng tăng trưởng của Đức đã giảm xuống chỉ còn 0,5% mỗi năm. “Nền kinh tế đang bước vào giai đoạn lão hóa mạnh mẽ” - ông Rurup nhấn mạnh.
Dữ liệu chính thức từ Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, dự kiến công bố ngày 15.1, nhiều khả năng sẽ xác nhận mức giảm trong năm 2024.
Khủng hoảng năng lượng là đòn chí mạng với nền kinh tế Đức lớn nhất EU
Việc Đức chuyển từ khí đốt Nga giá rẻ sang khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đắt đỏ hơn từ Mỹ đã đẩy giá năng lượng lên cao, gây tổn thất nặng nề cho các nhà sản xuất và doanh nghiệp nhỏ. Tình trạng phá sản và đóng cửa lan rộng khắp các ngành công nghiệp, ngay cả những "ông lớn" như Volkswagen cũng không thoát khỏi ảnh hưởng.
Trước khi xung đột Ukraina leo thang năm 2022, Nga cung cấp hơn một nửa nhu cầu khí đốt cho Đức. Sau các lệnh trừng phạt của EU, nguồn cung khí đốt từ Nga bị cắt giảm mạnh, đỉnh điểm là vụ nổ phá hủy đường ống Nord Stream vào tháng 9.2022. Ngày 1.1.2025, Nga chính thức ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraina đến châu Âu.
Ngành xuất khẩu của Đức, đặc biệt là sản xuất giá trị cao vẫn là một trong số ít thế mạnh của nền kinh tế. Tuy nhiên, ngành này cũng phải đối mặt với những thách thức từ tình hình bất ổn toàn cầu và giá năng lượng cao.
Việc mất nguồn năng lượng giá rẻ của Nga và chi phí tăng cao đã khiến quá trình phục hồi trở nên khó khăn. Cựu Thủ tướng Angela Merkel gần đây đã chỉ trích quyết định từ bỏ khí đốt Nga. Trong một cuộc phỏng vấn với France 2 TV vào tháng 12, bà gọi thỏa thuận trước đây là "tình huống đôi bên cùng có lợi", nói rằng nó cung cấp cho Đức năng lượng giá rẻ, trong khi giá cả hiện đã "bùng nổ".
Năm 2024, Đức ghi nhận mức sản xuất điện sạch cao nhất trong lịch sử
Theo số liệu của Cơ quan Quản lý năng lượng Đức, trong năm 2024, nước này ghi nhận mức sản xuất điện sạch cao nhất trong lịch sử với năng lượng tái tạo chiếm 59% tổng sản lượng - tăng từ mức 56% của năm 2023.
Năm 2024 là năm đầu tiên Đức không còn sử dụng năng lượng hạt nhân trong sản xuất điện. Năng lượng gió tiếp tục đóng vai trò quan trọng, chiếm 31,9% tổng sản lượng điện, giữ vị trí nguồn sản xuất chính của quốc gia này.
Sự phụ thuộc vào than đá tiếp tục giảm
Chúng chiếm dưới 23% tổng sản lượng so với 26% năm 2023. Trong khi đó, sản lượng điện từ khí tự nhiên tăng lên 13,2%, so với mức 8,6% năm trước đó.
Tổng sản lượng điện của Đức năm 2024 đạt 431,7 TWh, giảm 4,2% so với năm 2023. Trong khi đó, tỷ lệ nhập khẩu điện tăng lên 13,8% và xuất khẩu giảm xuống còn 10%.
Hướng tới đạt 80% năng lượng tái tạo vào năm 2030 và loại bỏ than đá vào năm 2035
Những thành tựu trong năm 2024 cho thấy sự tiến bộ đáng kể của Đức trong việc xây dựng một hệ thống năng lượng bền vững, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và bảo vệ môi trường.
Khả năng thu hồi quy chế chính trị người tị nạn Syria
Gần một tháng sau khi chính quyền cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ, Berlin đưa ra tín hiệu về khả năng thu hồi quy chế bảo vệ đối với một số người tị nạn Syria ở Đức, theo đó họ sẽ phải rời khỏi quốc gia Tây Âu đã chào đón họ gần 1 thập kỷ trước.
Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser nói, trong một cuộc phỏng vấn báo chí, ngày hôm kia 05.01: "Luật của chúng ta quy định, Văn phòng Liên bang về Di cư và Người tị nạn (BAMF) sẽ xem xét và thu hồi các khoản trợ cấp bảo vệ nếu mọi người không còn cần sự bảo vệ này ở Đức nữa vì tình hình ở Syria đã ổn định".
Tháng trước, chỉ vài ngày sau khi các nhóm phiến quân ở Syria, do nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu, lật đổ chính quyền Assad ở Damascus, chính phủ Đức đã quyết định tạm dừng xử lý đơn xin tị nạn của người Syria.
Bộ trưởng Faeser cho rằng một số người Syria tị nạn ở Đức, trong một số điều kiện nhất định, có thể phải trở về nước sau động thái đã giúp chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hàng thập kỷ ở quốc gia Trung Đông.
"Điều này sau đó sẽ áp dụng cho những người không có quyền cư trú vì những lý do khác như công việc hoặc đào tạo và những người không tự nguyện trở về Syria", bà Faeser nói.
Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh rằng "những người hòa nhập tốt, có việc làm, đã học tiếng Đức và tìm được một ngôi nhà mới ở đây nên được phép ở lại Đức".
Những người Syria muốn trở về nên được hỗ trợ, trong khi tội phạm nên bị trục xuất càng sớm càng tốt, Bộ trưởng Nội vụ Đức cho biết.
"Chúng tôi đã mở rộng đáng kể các lựa chọn pháp lý cho việc này và sẽ sử dụng chúng ngay khi tình hình ở Syria cho phép", bà nói.
Tình hình người tỵ nạn Syria
Theo Bộ Nội vụ Đức, hiện có khoảng 975.000 người Syria đang sinh sống tại Đức
Phần lớn những người này đến sau năm 2015, chạy trốn khỏi cuộc nội chiến Syria. Hơn 300.000 người đã được cấp quy chế bảo vệ bổ sung, nghĩa là chính quyền thừa nhận rằng họ sẽ phải đối mặt với nguy hiểm nghiêm trọng nếu trở về quê hương.
Bất chấp những bình luận của bà Faeser, Đức vẫn chưa cho biết lập trường của mình đối với ban lãnh đạo mới của Syria. Cho đến nay, Berlin vẫn hành động thận trọng, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý toàn diện đối với những phiến quân trước đây.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock đã đến Damascus vào thứ Sáu (ngày 3/1) để "thảo luận về việc liệu một tiến trình chính trị toàn diện như vậy có khả thi hay không và liệu nhân quyền có thực sự được đảm bảo hay không".
Tuy nhiên, những bình luận của bà Faeser cũng có thể được nhìn nhận trong bối cảnh cuộc bầu cử sắp tới ở Đức, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 2, với các cuộc tranh luận về vấn đề nhập cư ngày càng chiếm nhiều không gian trong thông điệp của các đảng phái chính thống gửi đến cử tri.
Nguồn: Lao Động; Bnews; Người Đưa Tin
Đức: Vụ rò rỉ điện tín chấn động về Tổng thống Trump; Doanh nghiệp phá sản kỷ lục kể từ năm 2009 và hậu họa
Đức: Dịch lở mồm long móng bùng phát sau 35 năm; Hàng ngàn người biểu tình phản đối đại hội đảng cực hữu AfD
Đức: Thủ tướng chặn gói viện trợ cho Ukraine; Ngành công nghiệp ô tô tiếp tục đi xuống; Kỷ lục số vụ phá sản doanh nghiệp
Đức: Kinh tế suy thoái năm thứ 2 liên tiếp; Đảng AfD bị điều tra vì phát vé trục xuất cho người nhập cư; Thách thức đối ngoại trước bầu cử
Đức: Nhà sản xuất amoniac lớn nhất đóng cửa 1 nhà máy; Thịt lợn bị nhiều nước từ chối; Bàn giao pháo tự hành RCH 155 tối tân cho Ukraine
Đức: Truy tố 3 người làm gián điệp cho TQ; Volkswagen giảm 308 triệu đô tiền lương; Bất ngờ số người vô gia cư; Giấc mơ siêu cường chip lụi tàn
Đức: Ngành sản xuất bia khủng hoảng; Ngành năng lượng mặt trời u ám; ‘Bê bối bắt tay’ của Ngoại trưởng
Đức: Nỗ lực triển khai dự án Trái tim Sư tử, để cai hàng Trung Quốc; ‘Hối hận’ vì bỏ điện hạt nhân để theo đuổi năng lượng tái tạo
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá