Đức: Khai mạc lễ hội bia lần thứ 189; Không còn cần khí đốt Nga; 'Thu hoạch' được gì ở Trung Á?

KHAI MẠC LỄ HỘI BIA OKTOBERFEST LẦN THỨ 189

Hôm thứ 4 ngày 21.09.2024, Lễ hội bia lớn nhất thế giới Oktoberfest lần thứ 189 đã khai mạc tại thành phố München, miền Nam nước Đức, trong điều kiện an ninh được thắt chặt sau nhiều vụ tấn công được cho là do các phần tử thánh chiến thực hiện tại nước này.

Thị trưởng Bayern, Dieter Reiter, thực hiện nghi thức lắp vòi vào thùng bia đầu tiên để khai mạc. Lễ hội diễn ra đến ngày 06.10 tại 17 căn lều lớn và 21 căn lều nhỏ ở quảng trường Theresienwiese.

Dự kiến, lễ hội bia Oktoberfest năm nay sẽ đón khoảng 6 triệu du khách trong 16 ngày diễn ra. Nhiều du khách phải xếp hàng để có được vị trí đứng tại một trong 17 căn lều lớn được dựng tại đây. Nhiều người cho biết đã đến đây từ 5 giờ 30 sáng và rất mong được nếm thử bia tại lễ hội.

Các tín đồ bia phải trả từ 13,6 - 15,3 Euro cho mỗi lít bia để thưởng thức hương vị bia truyền thống của nước này. Con số này cao hơn khoảng 3,87% so với năm 2023.

Lễ hội bia Oktoberfest được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1810 nhân dịp đám cưới của hoàng thái tử Ludwig  và công chúa Therese. Trong lịch sử hơn 200 năm, lễ hội bị huỷ 26 lần do chiến tranh, thiên tai và đại dịch.

ĐỨC KHÔNG CÒN CẦN KHÍ ĐỐT NGA

Các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên của Đức đã đầy và mọi mục tiêu đều đã đạt được

Đức đã giải quyết được cuộc khủng hoảng năng lượng và sẵn sàng cho mùa đông sắp tới, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết trong cuộc đối thoại với người dân tại thành phố Osnabruck thuộc bang Niedersachsen. Theo đó, không còn tình trạng thiếu khí đốt nữa. Đức không còn nhu cầu nào đối với khí đốt Nga.

Nguồn cung khí đốt Nga cho châu Âu bắt đầu bị thắt chặt dần kể từ khi Moscow phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine kéo theo hàng loạt các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ.

Gã khổng lồ năng lượng nhà nước Gazprom của Nga đã "khóa van" nguồn cung trực tiếp khí đốt thông qua đường ống Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) từ Nga qua Biển Baltic tới Đức vào năm 2022, và không lâu sau đó đường ống này đã ngừng hoạt động vô thời hạn do bị hư hại trong các vụ nổ phá hoại.

Năm 2023, Đức đã ký một thỏa thuận với Na Uy, nhà sản xuất khí đốt lớn nhất châu Âu, theo đó tăng thị phần nguồn cung của Na Uy lên 60%, tương đương với lượng mà Nga từng cung cấp.

Theo Phó Thủ tướng Habeck, các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên của Đức đã đầy và mọi mục tiêu đều đã đạt được.

Giá khí đốt ở Đức đang cao hơn mức trước xung đột ở Ukraine

Phó Thủ tướng Đức cho biết, giá cao hơn; điều này cũng áp dụng cho khí đốt, nhưng không phải vì chúng tôi thiếu hụt nguồn cung. Lý do thực sự là các quốc gia châu Á đang thu mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Ông Habeck bày tỏ tin tưởng rằng giá khí đốt sẽ giảm trở lại khi có thêm khối lượng LNG được giải phóng và đưa vào thị trường Đức. Nhìn chung, giá khí đốt ở Đức sẽ chỉ "cao hơn một chút so với những năm trước đại dịch", ông tuyên bố.

Vai trò Ukraine

Ukraine hiện đang vận chuyển khí đốt Nga sang EU trong khuôn khổ một thỏa thuận được ký vào năm 2019, dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 12 năm nay. Châu Âu và Ukraine đang đàm phán với Azerbaijan về việc thay thế Nga làm nhà cung cấp.

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cho biết vào ngày 6/9 rằng, các cuộc đàm phán đang được tiến hành với EU, Moscow và Kiev để vận chuyển khí đốt Azerbaijan tới các khách hàng châu Âu sau khi Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt Nga.

Nguồn cung khí đốt từ Azerbaijan muốn đến được Ukraine thì trước tiên sẽ phải chảy qua cơ sở hạ tầng ở miền Nam nước Nga.

CHUYẾN THĂM TRUNG Á CỦA THỦ TƯỚNG THU ĐƯỢC KẾT QUẢ GÌ?

Mục đích

Theo giới chuyên gia, trong chuyến công du lần này, ông Olaf Scholz muốn tìm kiếm sự liên kết chặt chẽ hơn với các nước Trung Á, đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực năng lượng và kinh tế, khai thác nguồn dầu khí dồi dào của Trung Á để thay thế nguồn cung từ Nga.

Một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với ông Olaf Scholz liên quan đến vấn đề địa chính trị. Thủ tướng Đức muốn lắng nghe lãnh đạo các đối tác Trung Á đánh giá các diễn biến ở Nga và vấn đề tuân thủ các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây tại Trung Á.

Kazakhstan dội gáo nước lạnh

Năm 2023, Kazakhstan xuất khẩu 8,5 triệu tấn dầu sang Đức, chiếm 11,7% tổng lượng dầu nhập khẩu của Đức và tăng từ khoảng 6,5 triệu tấn trước xung đột Nga - Ukraine. Sự gia tăng này đưa Kazakhstan trở thành nhà cung cấp lớn thứ ba của Đức sau Na Uy và Mỹ, theo dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang Đức. Trong khi đó, các khoản đầu tư của Đức vào Kazakhstan tăng 64% vào năm 2023 so với năm 2022.

Thủ tướng Đức Olaf Sholz đã bị Tổng thống Kazakhstan Tokayev “dội gáo nước lạnh” khi khẳng định, Nga là nước “không thể chiến bại” về quân sự. Việc leo thang chiến trang tại Ukraine sẽ dẫn tới những hậu quả không thể sửa chữa được đối với toàn thể nhân loại, trước hết đối với tất cả các nước tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Phát biểu của nhà lãnh đạo Kazakhstan chắc chắn sẽ khiến Thủ tướng Đức phải suy nghĩ lại về chính sách leo thang “đối đầu với Nga” tại Ukraine, trong bối cảnh phải đối mặt với sự phản đối ngày càng gia tăng trong nước về sự ủng hộ của chính phủ Đức dành cho Kiev.

Với Uzbekistan

 Đức đạt thỏa thuận di cư với Tashkent, hướng tới tuyển dụng lao động có tay nghề cao tại Đức. Tại Kazakhstan, hai bên đạt thỏa thuận tiếp tục hợp tác trong 66 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư 55 tỷ USD, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng, xây dựng, sản xuất khí o xy, xây dựng sân bay, khai thác muối kali và axit boric.

Các nước Trung Á và Đức cam kết tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế, thương mại, năng lượng, khai thác khoáng sản, chống biến đổi khí hậu, đấu tranh chống di cư bất hợp pháp, chủ nghĩa khủng bố và cực đoan.

Nguồn: ANTV; Người Đưa Tin; Thương hiệu & Công luận

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang