- Cư trú - Luật pháp
- Chính trị - Xã hội
Mở rộng kiểm soát biên giới
Nhằm ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp, Ðức tuyên bố mở rộng kiểm soát biên giới với tất cả các nước láng giềng. Sức ép đang bủa vây Chính phủ Thủ tướng Olaf Scholz, bởi khó có thể tìm được giải pháp vẹn toàn để vừa giải quyết làn sóng di cư, vừa đáp ứng kỳ vọng của cả người dân Ðức và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Việc Ðức, quốc gia từng nhiều lần mở rộng vòng tay chào đón người di cư, quyết định siết chặt kiểm soát biên giới đã làm xôn xao dư luận châu Âu trong những ngày qua. Nhiều trạm kiểm soát được dựng lên để giám sát toàn bộ biên giới trên đất liền của Ðức với tất cả các nước láng giềng. Các biện pháp sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng tới.
Không còn lựa chọn nào khác
Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser nhấn mạnh, Ðức không thể tiếp nhận thêm người di cư, bởi các nguồn lực dành cho người tị nạn đã gần cạn kiệt khi số lượng người nhập cư bất hợp pháp vào nước này vượt tầm kiểm soát. Chỉ trong 7 tháng tính từ đầu năm 2024, số người nhập cảnh trái phép vào Ðức đã lên tới khoảng 50.000 người. Chi phí thuê chỗ ở và chăm sóc người tị nạn khiến hệ thống phúc lợi của nền kinh tế hàng đầu EU rơi vào tình trạng quá tải.
Không chỉ khiến gánh nặng tài chính gia tăng, giới phân tích cho rằng, dòng người di cư bất hợp pháp còn đặt ra thách thức về bảo vệ an ninh quốc gia trước các mối đe dọa cực đoan.
Thời gian qua, hàng loạt vụ tấn công gây hậu quả nghiêm trọng liên tiếp xảy ra ở Ðức. Mới đây nhất là vụ tấn công bằng dao tại thành phố Solingen đã khiến 3 người chết và 8 người bị thương. Nghi phạm được xác định là người Syria, bị nghi có liên quan tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Vụ tấn công là giọt nước làm tràn ly, khiến làn sóng phẫn nộ lan khắp nước Ðức, gây sức ép yêu cầu chính phủ mạnh tay xử lý nạn nhập cư trái phép.
Sức ép đối với Chính phủ Thủ tướng Olaf Scholz ngày càng tăng
Giới phân tích nhận định, những bước tiến của phe cực hữu là đòn giáng mạnh vào liên minh cầm quyền tại Ðức. Vì vậy, hành động siết chặt kiểm soát biên giới được coi là bước đi cần thiết để chính phủ xoa dịu làn sóng bất bình, củng cố niềm tin của người dân.
Tuy nhiên, ngay khi các biện pháp kiểm soát biên giới mới được triển khai, Berlin đã đối mặt sự chỉ trích từ các nước EU.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk lên án và tuyên bố sẽ triệu tập các cuộc họp tham vấn khẩn cấp với những nước bị ảnh hưởng.
Áo tuyên bố sẽ không tiếp nhận bất kỳ người xin tị nạn nào bị Ðức từ chối.
Lo ngại động thái của Berlin có thể gây ra phản ứng dây chuyền, giới chức EU nhấn mạnh, chỉ nên xem kiểm soát biên giới là giải pháp cuối cùng.
Tuy nhiên, Ðức không phải là quốc gia duy nhất tại EU bị chỉ trích do siết chặt biên giới, mà cả Hungary, Séc và Slovenia cũng trong hoàn cảnh tương tự. Rõ ràng, nạn di cư bất hợp pháp không chỉ gây nhức nhối, mà còn là nhân tố đe dọa khối thống nhất của EU. Từ nhiều năm nay, vấn đề người di cư, tị nạn luôn là chủ đề gây tranh cãi trong chương trình nghị sự của EU. Song, lời giải cho bài toán hóc búa này vẫn bỏ ngỏ, dẫn đến việc nhiều nước tự tìm giải pháp khắc phục.
Việc Ðức áp dụng kiểm soát biên giới tạm thời do bị nhiều sức ép bủa vây càng cho thấy yêu cầu cấp bách với EU là sớm thống nhất giải pháp, tránh để tình trạng "mạnh ai nấy làm" khiến khối đoàn kết rạn nứt.
Nạn thiếu hụt lao động lành nghề
Là một trong những rủi ro kinh tế lớn nhất đối với nước Đức, gây lo ngại cho các doanh nghiệp. Việc áp dụng luật nhập cư lao động lành nghề mới của Đức được giới chuyên gia đánh giá cơ bản là tích cực, song vẫn còn nhiều phức tạp và là yếu tố khiến quốc gia này tụt lại phía sau trong cuộc đua thu hút lao động nước ngoài.
Việc thông qua luật nhập cư lao động lành nghề mới phản ánh quyết tâm cải tổ sâu rộng chính sách nhập cư của Đức nhằm thu hút lao động có tay nghề từ các quốc gia ngoài Liên minh châu Âu (EU), góp phần lấp lỗ hổng nhân lực trầm trọng của nước này.
Áp dụng “Thẻ cơ hội”
Là một phần của đạo luật nêu trên, có hiệu lực từ đầu tháng 6/2024. Thông qua một hệ thống điểm chi tiết, có tính đến các yếu tố như kinh nghiệm chuyên môn, trình độ học vấn, kỹ năng ngôn ngữ..., “Thẻ cơ hội” tạo điều kiện cho lao động có tay nghề từ nước ngoài đến Đức tìm kiếm việc làm.
Tuy vậy, Chủ tịch Hiệp hội các phòng Công Thương Đức (DIHK) Peter Adrian cho rằng, để được cấp “Thẻ cơ hội”, các ứng viên phải đáp ứng quá nhiều yêu cầu. Dù đánh giá cao luật nhập cư lao động lành nghề mới, ông Adrian nhận định, cách tiếp cận này còn quá phức tạp và khó có thể giúp thu hút thêm nhiều lao động lành nghề từ nước ngoài đến với nền kinh tế Đức, vốn đang có khoảng 1,8 triệu vị trí việc làm để trống. Đồng quan điểm nêu trên, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Đức (BDI) Siegfried Russwurm khẳng định cần cải thiện việc thực thi luật nhập cư lao động lành nghề mới.
Văn hóa chào đón
Theo các hiệp hội doanh nghiệp hàng đầu của Đức, quốc gia châu Âu này cần hình thành và mở rộng “văn hóa chào đón” lao động từ nước ngoài. DIHK cho biết, sự hình thành “văn hóa chào đón” có thể bắt đầu bằng việc cấp thị thực nhập cảnh dễ dàng hơn đối với những người muốn đến Đức làm việc và sau đó là cung cấp nhà ở và dịch vụ chăm sóc trẻ em tốt hơn. Còn BDI đề xuất rằng, các đại sứ quán và tổng lãnh sự quán Đức ở các quốc gia khác cần truyền tải mạnh mẽ thông điệp về nước Đức luôn mở rộng cánh cửa chào đón lao động quốc tế.
Già hóa dân số, sinh nở thấp
Theo ước tính, già hóa dân số làm cho Đức sẽ thiếu 7 triệu lao động lành nghề vào năm 2035. Hiệp hội kỹ thuật số Bitkom cảnh báo, tình trạng thiếu hụt lao động lành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ tăng gấp 4 lần hiện nay, lên mức thiếu 663.000 người vào năm 2040 nếu các nhà hoạch định chính sách không thực hiện các biện pháp ứng phó thích hợp.
Như nhiều quốc gia châu Âu khác, Đức cũng đối mặt với tỷ lệ sinh thấp và dân số già hóa gia tăng, yếu tố tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Statistik), năm 2023, có khoảng 693.000 trẻ em sinh ra tại Đức, mức thấp nhất trong vòng 10 năm. Trong khi đó, Viện Nghiên cứu về xây dựng, đô thị và phát triển không gian của nước này dự báo, vào năm 2045, số người nghỉ hưu tăng 13,6% so với hiện nay.
Một nghịch lý đang xảy ra với thị trường lao động Đức là tỷ lệ thất nghiệp của nước này được dự báo gia tăng, trong khi nền kinh tế đầu tàu châu Âu lại khan hiếm trầm trọng lao động lành nghề ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin và chăm sóc sức khỏe. Viện nghiên cứu Kinh tế Đức (IW) ước tính, số người thất nghiệp ở Đức trong năm nay là khoảng 2,8 triệu người, mức cao nhất kể từ năm 2015. Tuy nhiên, không phải tất cả những người thất nghiệp này đều đáp ứng đủ tiêu chuẩn tuyển dụng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện đang đẩy mạnh tuyển dụng lao động trình độ cao để hướng tới quy trình sản xuất số hóa hiện đại và thân thiện với môi trường.
Gói viện trợ quân sự mới
Văn phòng báo chí của Chính phủ Đức đưa tin, Berlin tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine như một phần của việc tăng cường năng lực phòng thủ của nước này. Gói viện trợ quân sự mới bao gồm: 22 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1A5 cùng phụ tùng thay thế; 22 xe chống phục kích chống mìn (MRAP); 5 xe địa hình Bandvagn 206 (BV206); 3 pháo phòng không tự hành Gepard cùng phụ tùng thay thế; 2 radar giám sát không phận TRML-4D và hơn 60 nghìn quả đạn pháo 155 mm.
Leopard 1 chính thức đi vào biên chế quân đội Đức năm 1965. Phát triển dựa trên phiên bản tiền nhiệm, Leopard 1A5 ra đời từ cuối thập niên 1980, được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại và thiết bị nhìn đêm cải tiến.
Tháp pháo ở phiên bản này được thiết kế lại để mang pháo nòng trơn 120 mm Rheinmetall. Ngoài ra, xe tăng cũng được trang bị thêm 2 súng máy 7,62 mm để tự vệ trước các loại vũ khí cỡ nhỏ.
Đặc biệt, Đức cũng cung cấp cho Ukraine 30 máy bay trinh sát không người lái Vector, 20 máy bay không người lái RQ-35 Heidrun, 12 máy bay không người lái Songbird, 6 máy bay không người lái Hornet XR và 20 xuồng không người lái.
Ngoài ra, gói viện trợ mới còn bao gồm 6 xe tăng rà phá bom mìn WISENT 1 và 1 xe bọc thép DACHS; 16 radar giám sát mặt đất và hai hệ thống tự vệ AMPS cho trực thăng; xe vận tải và 8 xe bồn Zetros.
Giữa tháng 8 vừa qua, Đức công bố việc chuyển giao các thiết bị quân sự mới cho Ukraine, trong đó bao gồm hệ thống phòng không tầm ngắn và tầm trung Iris-T, xe tăng Leopard, xe bọc thép cùng nhiều loại pháo tự hành.
Tổng số hỗ trợ Ukrane
Kể từ khi Nga và Ukraine xảy ra xung đột vào tháng 2/2022, Đức đã cung cấp cho Ukraine thiết bị quân sự với trị giá khoảng 5,2 tỷ Euro. Ngoài ra, 10.000 binh sĩ Ukraine cũng được huấn luyện tại Berlin.
Nguồn: Nhân Dân; Báo Tuyên Quang; Tiền Phong
Đức: Sập mái du thuyền, 9 người bị thương; Sai lầm kéo lùi kinh tế châu Âu; Intel tạm dừng xây dựng nhà máy
Đức: Cảnh báo 400 cảnh sát vây bắt 1 lao động nhập cư trái phép; Hạn chế nhập cảnh từ khối Schengen gây phẫn nộ; Họp khẩn cứu ngành ô tô
Đức: Loay hoay tìm cách cứu Volkswagen; Tin xấu cho Thủ tướng; Không gửi Taurus cho Ukraine
Đức: Hai vụ nổ trong 1 tuần tại Köln; Dừng xuất khẩu vũ khí tới Israel; Cam kết viện trợ 100 triệu euro cho Ukraine
Đức: Volkswagen khủng hoảng, ngành ô tô lao đao; Thủ tướng nói thẳng quan điểm về Ukraine
Đức: Vì sao xảy ra liên tiếp các vụ nổ tại Köln; Dự báo inh tế cần 2 năm để phục hồi
Đức: Khai mạc lễ hội bia lần thứ 189; Không còn cần khí đốt Nga; 'Thu hoạch' được gì ở Trung Á?
Đức: Thủ tướng Scholz sắp đón Tổng thống Biden; Ý thâu tóm Commerzbank; Ngành công nghiệp sản xuất suy yếu
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá