- Cư trú - Luật pháp
- Chính trị - Xã hội
Intel chưa bán được một chiếc máy tính để bàn nào
Gần một tuần sau khi ra mắt dòng vi xử lý máy tính để bàn Core Ultra 200S (Arrow Lake), Intel đang phải đối mặt với tình hình ảm đạm tại thị trường Đức. Mindfactory, nhà bán lẻ linh kiện PC trực tuyến lớn nhất nước Đức, chưa bán được một chiếc CPU Arrow Lake nào. Trong khi đó, AMD chiếm lĩnh thị phần áp đảo với 95% doanh số CPU trên trang web này.
Dữ liệu bán hàng của Mindfactory trong tuần qua cho thấy không có bất kỳ mẫu CPU Arrow Lake nào, bao gồm Core Ultra 9 285K, Core Ultra 7 265K/KF và Core Ultra 5 245K/KF, xuất hiện trong bảng xếp hạng. CPU mạnh nhất của Intel, Core i5-13400, chỉ xếp thứ 21, sau hàng loạt chip Ryzen của AMD.
Tổng cộng, Intel chỉ bán được khoảng 40 CPU với giá bán trung bình 388 euro (khoảng 430 USD), chiếm vỏn vẹn 5,19% thị phần CPU tại Mindfactory. Ngược lại, chỉ riêng hai mẫu chip Ryzen 7 7800X3D và Ryzen 7 5700X3D của AMD đã bán được lần lượt 190 và 80 chiếc. Thị phần bo mạch chủ của AMD cũng tăng từ 88,65% lên 93,75%, bỏ xa Intel.
Nguyên nhân
Mặc dù được đánh giá 3 sao, Core Ultra 9 285K bị cho là thụt lùi về hiệu năng chơi game so với thế hệ trước. Dù hiệu suất làm việc được cải thiện, nhưng không đủ để bù đắp cho sự thất vọng về hiệu năng chơi game. Điều này có thể lý giải cho doanh số ế ẩm của Arrow Lake tại Đức. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là 285K lại cháy hàng tại hầu hết các nhà bán lẻ Mỹ. Mẫu chip tiếp theo, Core Ultra 7 265K, vẫn còn hàng trên Amazon và Newegg nhưng chỉ có tổng cộng 6 lượt đánh giá trên cả hai trang web, cho thấy doanh số không mấy khả quan.
Hậu quả
Công ty này đang trải qua giai đoạn tài chính khó khăn nhất trong nhiều năm. Báo cáo tài chính tháng 8 cho thấy Intel lỗ 1,6 tỷ USD trong một quý. Công ty đã phải cắt giảm 15% nhân sự và thu hẹp quy mô xây dựng nhà máy sản xuất chip. Theo các nhà phân tích tài chính, nhà máy Magdeburg, Đức của Intel đã tạm dừng xây dựng và có thể bị bỏ hoang. Người dân Đức, chứng kiến dự án nhà máy 30 tỷ USD dang dở, có thể không mấy mặn mà với việc mua CPU Intel, góp phần vào doanh số yếu kém của Arrow Lake tại quốc gia này.
Ngày 31/10, Đức đã ra lệnh đóng cửa tất cả 3 lãnh sự quán Iran ở nước này trong một động thái đáp trả việc Iran xử tử công dân Đức gốc Iran – người từng sống ở Mỹ và bị đặc vụ Iran bắt cóc ở Dubai vào năm 2020.
Phản ứng của Đức
Theo Washington Post, Jamshid Sharmahd, 69 tuổi, đã bị Iran xử tử vào ngày 28/10, cơ quan tư pháp Iran cho biết. Tháng 2/ 2023, Sharmahd bị tòa án Iran kết án tử hình với cáo buộc "lập kế hoạch và chỉ đạo các cuộc tấn công khủng bố”. Mỹ và Đức khi đó đã chỉ trích mạnh mẽ bản án này.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock hôm 31/10 tuyên bố đóng cửa 3 lãnh sự quán Iran ở các thành phố Frankfurt, Hamburg và München. Đức chỉ còn duy trì quan hệ ngoại giao với Iran thông qua đại sứ quán ở Berlin.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Đức đã triệu tập đại biện lâm thời Iran để bày tỏ sự phản đối. Đại sứ Đức tại Iran Markus Potzel cũng gửi thông điệp phản đối của Berlin tới Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi. Ông Potzel sau đó đã được yêu cầu quay trở về Berlin để tham vấn thêm.
Nhân vật Sharmahd
Là một trong số nhiều nhân vật có liên hệ với phương Tây bị Iran bắt về nước xét xử, kể từ khi thỏa thuận hạt nhân Iran ký với các cường quốc thế giới, bao gồm Đức, bị hủy bỏ.
Iran cáo buộc Sharmahd đứng sau vụ tấn công một nhà thờ vào năm 2008, khiến 14 người thiệt mạng, bao gồm 5 phụ nữ và một trẻ em, cũng như khiến 200 người khác bị thương.
Iran cũng cáo buộc Sharmahd "tiết lộ thông tin mật" về các căn cứ tên lửa của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran trong một chương trình truyền hình năm 2017.
Iran đã bác bỏ những chỉ trích của Đức. Ngoại trưởng Iran Araghchi tuần này nói: “Hộ chiếu Đức không mang lại sự miễn trừ cho bất kỳ ai, đặc biệt là tội phạm khủng bố”.
Việc Đức đóng cửa 3 lãnh sự quán Iran đồng nghĩa hạ cấp quan hệ song phương, vốn đã ở mức rất thấp.
Lý lịch Sharmahd
Sharmahd sinh ra ở thủ đô Tehran vào năm 1955. Khi lên 7 tuổi, ông sang Đức sinh sống cùng cha và chính thức được cấp quốc tịch Đức vào năm 1995. Kể từ năm 2013, Sharmahd chuyển sang sinh sống ở Mỹ và được cấp “thẻ xanh”.
Ông xây dựng website cho một phong trào chống chính phủ mà Iran coi là “tổ chức khủng bố”. Sharmahd giúp tổ chức gọi là Tondar vận hành chương trình phát thanh và truyền hình từ trụ sở ở Los Angeles (Mỹ) và xây dựng một đài phát thanh vệ tinh có thể truy cập được ở Iran.
Năm 2020, khi đang ở Dubai, Sharmahd bị các đặc vụ Iran bắt giữ và đưa về Tehran. Chi tiết vụ bắt giữ không được nhà chức trách Iran tiết lộ. Tháng 8/2020, Iran tuyên bố bắt giữ Sharmahd trong một “chiến dịch phức tạp”. Nhà chức trách Iran cũng đăng tải hình ảnh Sharmahd bị bịt mắt.
Năm ngoái, Đức đã trục xuất hai nhà ngoại giao Iran sau khi Sharmahd bị Tòa kết án tử hình.
Nguồn: VietnamPlus; 24h
Đức: Kế hoạch chuẩn bị xung đột với Nga; Olaf Scholz tiếp tục được đảng SPD đề cử ứng viên Thủ tướng
Đức: Trận cuồng phong với ngành ô tô; Lo sợ khủng bố ở chợ Giáng sinh; Đề xuất đưa Patriot tới Ba Lan
Đức: Hồi ký Merkel gây sốt; Buộc tội 4 nghi phạm thiết lập các kho vũ khí cho Hamas; Biến ga tàu điện ngầm thành hầm trú bom
Đức: 200.000 người nguy cơ mất việc vì điện khí hóa; Tăng viện trợ UAV cho Kiev; Bất ngờ đe dọa Trung Quốc
Đức: Bà Merkel & kinh nghiệm làm việc với Trump; Sức tàn phá của phong trào Trump
Đức: Kinh tế tăng trưởng thấp; Xem xét thi hành lệnh bắt Thủ tướng Israel; Vì sao bà Merkel lo ngại bộ đôi Trump-Musk
Đức: Thủ tướng tái khởi động chiến dịch tranh cử; Rót 2 tỷ Euro cho ngành bán dẫn; Hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm
Đức: Nóng ThyssenKrupp cắt giảm trên chục ngàn lao động; Merkel bình luận về Putin, Trump & Ukraine; Bài toán khó cho Chính phủ tiếp theo
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá