- Cư trú - Luật pháp
- Chính trị - Xã hội
Công nghiệp ô tô khủng hoảng
Một đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp ô tô đang gặp khó khăn của Đức là nghiên cứu mới cho thấy doanh số bán ô tô đang chậm lại và khó có thể cải thiện trong thời gian tới.
Ngành sản xuất ô tô của Đức đang phải vật lộn với chi phí năng lượng cao, nhu cầu yếu từ thị trường lớn Trung Quốc và sự chuyển dịch của người tiêu dùng từ xe xăng sang xe điện.
Xu hướng này cũng phản ánh thách thức mà Thủ tướng Đức Olaf Scholz phải đối mặt, khi Đảng Dân chủ Xã hội của ông đang chịu áp lực từ sự gia tăng ủng hộ dành cho phe cực hữu trước cuộc tổng tuyển cử vào năm tới.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu kinh tế Ifo về các nhà bán lẻ, các hộ gia đình Đức không chỉ cắt giảm việc mua ô tô trong tháng 9 vừa qua mà còn tránh xa các hàng hóa như đồ nội thất và quần áo.
Xe đạp bùng nổ
Ngược lại, các nhà bán lẻ xe đạp báo cáo doanh số bán hàng đang cải thiện, cũng tương tự là tình hình tươi sáng ở các cửa hàng tạp hóa và đồ điện tử tiêu dùng.
Nhìn chung, đánh giá của các nhà bán lẻ cho thấy tình hình kinh tế Đức tiếp tục giảm sút vào tháng 9, đồng thời họ cũng dự đoán trong tương lai gần, tình hình cũng có thể trở nên tồi tệ hơn.
Theo Viện Ngiên cứu Kinh tế Đức Ifo, nhu cầu không thể sớm phục hồi và người lao động có thể sẽ phải chịu thiệt hại. Người tiêu dùng đang bất an về môi trường chính sách kinh tế. Điều đó có nghĩa là không thể mong đợi sự tăng trưởng năng động hơn nữa trong chi tiêu của người tiêu dùng tư nhân trong phần còn lại của năm 2024.
Trong một môi trường kinh doanh khó khăn, các nhà bán lẻ ngày càng thấy ít cơ hội tăng giá. Việc làm cũng sẽ giảm thay vì tăng trong ngắn hạn.
Nền kinh tế giảm xuống mức thấp nhất
Nhu cầu yếu cũng dẫn đến sự sụt giảm hoạt động trên khắp các nhà máy của Đức. Theo Cục Thống kê Liên bang, đơn đặt hàng sản xuất trong tháng 8 đã giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Không chỉ đơn hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn mà đơn hàng trong nước của Đức – nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2020.
So với tháng 7, tổng đơn đặt hàng đã giảm 5,8%, với nhu cầu trong nước giảm hơn 10% trong tháng.
Bà Jane Foley, một chiến lược gia tại ngân hàng Rabobank, cho rằng nền kinh tế nói chung có thể đã suy giảm trở lại trong quý gần đây nhất. Bà nói: “Báo cáo tài chính nêu bật rủi ro rằng đất nước này (Đức) có thể đã quay trở lại suy thoái trong quý III".
Thông tin này xuất hiện sau khi Ngân hàng Trung ương Đức gần đây cảnh báo rằng đất nước này có thể có nguy cơ rơi vào suy thoái kinh tế trở lại.
Theo trang thống kê Statista.com, Đức vẫn đang là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2024 là 4.591,1 tỷ USD, chỉ xếp sau Mỹ (28.781,08 tỷ USD) và Trung Quốc (18.532,63 tỷ USD). Quốc gia Tây Âu này đã chiếm vị trí trong Top 3 nền kinh tế lớn nhất từ tay Nhật Bản (4.110,45 tỷ USD), đối thủ Đông Á đã bị họ vượt mặt vào năm 2023.
Mức dự báo mới
Hiệp hội đường Đức nâng dự báo sản lượng đường tinh luyện từ củ cải đường của Đức trong niên vụ 2024/25 lên mức 4,95 triệu tấn, tăng khoảng 17% so với niên vụ trước (4,22 triệu tấn).
Con số này tăng lên so với ước tính sản lượng lần đầu hồi tháng 9/2024 là 4,77 triệu tấn, sau khi mở rộng diện tích trồng củ cải đường lên 385.000 ha cho vụ mới, tăng 5,7% so với vụ trước. Ngoài ra, yếu tố thời tiết thuận lợi cho cây trồng phát triển cũng như tăng hàm lượng đường trong củ cải cũng góp phần hỗ trợ sản lượng.
Do giá đường cao vào thời điểm cuối năm, khiến nông dân ở châu Âu trồng nhiều củ cải đường hơn trong vụ này.
Hiệp hội này cho biết, trong mùa vụ 2024/25, nông dân Đức dự kiến sẽ giao 32,96 triệu tấn củ cải đường cho các nhà máy đường để chế biến, tăng so với mức 29,81 triệu tấn của mùa vụ trước. Năng suất trung bình của vụ củ cải đường ước tính là 85,5 tấn/ha, tăng so với mức 81,8 tấn của mùa vụ trước. Hàm lượng đường trung bình của củ cải đường trong mùa vụ này ước tính là 17,1%, tăng so với mức 16,4% của mùa vụ trước. Việc thu hoạch củ cải đường của Đức hiện đang được tiến hành.
Đường các nước sản xuất lớn trên thế giới
Tại Brazil, theo dự báo, sản lượng đường của nước này giảm xuống còn 43 triệu tấn do chất lượng mía kém hơn. Báo cáo từ FAS của Bộ Nông nghiệp Mỹ chỉ ra, trong năm 2024, Brazil đã ghi nhận các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, bao gồm cả việc gia tăng các đợt nắng nóng ở một số khu vực. Mặc dù tác động của các vụ cháy rừng trong sản xuất mía đường rất khó ước tính, nhưng thiệt hại do cháy rừng trực tiếp gây ra sẽ không ảnh hưởng đến tổng sản lượng đường của Brazil trong niên vụ 2024/25. USDA vẫn duy trì dự báo về sản lượng mía nghiền của Brazil vụ 2024/25 ở mức 645 triệu tấn. Báo cáo đã điều chỉnh giảm sản lượng mía ở khu vực Trung Nam xuống còn 590 triệu tấn, do kiện khí hậu bất lợi, nhưng lại điều chỉnh tăng sản lượng ở Đông Bắc từ 44 triệu tấn lên 55 triệu tấn.
Dự báo mưa xuất hiện rải rác ở các vùng trồng chủ chốt của Brazil đang gây áp lực lên giá đường. Ngoài ra, giá đường còn được hỗ trợ bởi giá năng lượng tăng, khiến sản xuất ethanol trở nên hấp dẫn hơn.
Nguồn: Người Quan Sát; Vinanet
Đức: Nguy cơ thất nghiệp tràn lan; Cam chịu vụ phá hủy Nord Stream; Chi tiêu quốc phòng tăng gấp đôi
Nóng chính trường Đức: Toàn văn Tuyên bố của Thủ tướng Liên bang Đức Scholz về việc bãi nhiệm Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner
Đức: Tâm lý tiêu dùng dần hồi phục; Hàng nghìn người Ukraine bị từ chối nhập cảnh
Đức: Tập đoàn Bosch giảm 7.000 việc làm; Dân khó chịu vì người Ukraine; Ngoại trưởng thăm Kiev; Chính phủ đối mặt nguy cơ bầu cử sớm
Đức: Cảnh sát bất lực với nạn cướp tiền tại các cây rút tiền tự động ATM ; Cảnh báo Thủ tướng Scholz sợ ông Putin?
Đức: Kinh tế đang đối mặt những thách thức nào; Tổng thống mất bình tĩnh vì những cáo buộc và chỉ trích trong vụ Nord Stream
Đức: Thủ tướng họp 2 bộ trưởng để thu hẹp bất đồng; Nội bộ chia rẽ vì Ukraine
Đức: Hãng máy tính Intel ế ẩm, bất lực nhìn AMD hốt thị trường; Tung đòn trừng phạt Iran xử tử công dân Đức
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá