Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 20.000 điểm.
Thị trường chứng khoán châu Âu phiên hôm kia lại chứng kiến một phiên tích cực với các thị trường chính đều đi lên. Đặc biệt, chỉ số DAX của Đức đã chốt phiên vượt mức 20.000 điểm lần đầu tiên trong lịch sử, đánh dấu mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Từ cuối tháng 11, thị trường chứng khoán Đức đã bất ngờ "lội ngược dòng" bật tăng trở lại, bất chấp kinh tế nước này gặp nhiều thách thức từ tăng trưởng đình trệ và nguy cơ thương mại toàn cầu chững lại trong năm sau.
Cụ thể, DAX chạm đỉnh kỷ lục 20.038,01 điểm, tăng 0,5% trong phiên giao dịch. Sự kiện này diễn ra chỉ chưa đầy ba tháng sau khi DAX cán mốc 19.000 điểm, đồng thời khẳng định mức tăng trưởng ấn tượng 19% kể từ đầu năm.
Sự thăng hoa của DAX diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán châu Âu đối mặt với nhiều thách thức. Trong khi chỉ số toàn châu Âu STOXX tăng trưởng khiêm tốn 7% và CAC 40 của Pháp thậm chí còn giảm sút, DAX nổi lên như chỉ số hoạt động tốt nhất khu vực. Điều này phần lớn nhờ vào sự tăng trưởng vượt trội của các lĩnh vực công nghệ, tài chính và công nghiệp, dù nền kinh tế Đức vẫn đang chật vật trước tình trạng suy giảm sản xuất kéo dài.
Không khí tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt thêm phần sôi động với những hình ảnh cây thông Noel và bánh muffin in dòng chữ "DAX 20.000". Giới đầu tư kỳ vọng đợt tăng giá cuối năm thường gọi là "Santa Rally" sẽ tiếp tục đẩy DAX lên những tầm cao mới.
Sự kiện này không chỉ đánh dấu một cột mốc lịch sử cho DAX mà còn khẳng định sức hấp dẫn bền bỉ của thị trường chứng khoán Đức. Với nền tảng là các tập đoàn mạnh và xu hướng đầu tư vào công nghệ cao, DAX đang củng cố vai trò như một ngọn hải đăng của sự ổn định và phát triển trong bức tranh kinh tế toàn cầu.
Cổ phiếu công nghệ và tài chính đóng vai trò dẫn dắt
SAP - tập đoàn công nghệ hàng đầu châu Âu - ghi nhận mức tăng 65% giá trị cổ phiếu nhờ tập trung phát triển trí tuệ nhân tạo (AI). SAP hiện chiếm 15% vốn hóa thị trường của DAX, trở thành công ty lớn thứ hai châu Âu, chỉ sau Nestlé. Các doanh nghiệp khác như Siemens Energy và Rheinmetall AG cũng góp phần không nhỏ vào thành công của chỉ số, khi cổ phiếu của họ tăng lần lượt 328% và 117%, hưởng lợi từ nhu cầu năng lượng tái tạo và chi tiêu quốc phòng gia tăng.
Ngành tài chính ũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ với Deutsche Bank tăng 26% giá trị cổ phiếu.
Thị trường chứng khoán tách biệt với các vấn đề chính trị kinh tế ngắn hạn
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng kinh tế Đức vẫn đang đối mặt với không ít thách thức. Sản xuất công nghiệp giảm liên tiếp hai năm, GDP chỉ tăng 0,1% trong quý 3 và những bất ổn chính trị nội bộ làm dấy lên lo ngại về môi trường đầu tư trong tương lai.
Dù vậy, thị trường chứng khoán vẫn chứng minh sự tách biệt với các vấn đề chính trị và kinh tế ngắn hạn. Ông Robert Halver, Trưởng phòng Phân tích Thị trường Vốn tại Baader Bank nhận định rằng "Thị trường chứng khoán tập trung vào tiềm năng dài hạn của các công ty và các tập đoàn Đức đang chứng tỏ vị thế vượt trội."
Giới thiệu cuốn hồi kí Tự do: Ký ức 1954-2021
Trong một sự kiện đặc biệt tại Washington ngày 2/12, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cùng cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama thảo luận về các khủng hoảng lớn mà cả hai từng đối mặt khi còn tại nhiệm.
Sự kiện này được tổ chức để giới thiệu cuốn hồi ký "Freedom: Memories 1954-2021" (tạm dịch: Tự do: Ký ức 1954-2021) của bà Merkel, mang lại cái nhìn sâu sắc về những thách thức chính trị và cá nhân mà bà trải qua trong 16 năm lãnh đạo nước Đức.
Vấn đề thống nhất nước Đức
Trong cuộc trò chuyện, ông Obama đặt câu hỏi về cách bà Merkel nhìn nhận bản sắc của mình khi lớn lên ở Đông Đức, trải nghiệm cuộc sống trong một xã hội bị chia cắt và sau đó thống nhất. Bà Merkel chia sẻ rằng sự thống nhất của nước Đức là một quá trình không dễ dàng, đòi hỏi cả hai bên phải trân trọng những giá trị khác biệt để tạo nên một nước Đức toàn vẹn như ngày hôm nay. Bà cũng nhấn mạnh rằng tự do không thể được coi là điều hiển nhiên, mà cần được đấu tranh để duy trì.
Sự kiện khủng hoảng tị nạn Syri 2015
Khi thảo luận về cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria năm 2015, bà Merkel nhấn mạnh quyết định tiếp nhận hàng trăm nghìn người di cư là vì bà không thể bỏ qua các giá trị nhân quyền của nước Đức. Bà thừa nhận đây là một quyết định khó khăn vì phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt không chỉ từ phe đối lập mà còn từ một số thành viên trong chính đảng của mình. Tuy nhiên, bà khẳng định rằng không thể chỉ đưa ra các bài diễn văn ủng hộ nhân quyền mà lại từ chối hành động khi người tị nạn tìm đến châu Âu. Bên cạnh đó, bà Merkel cũng nhấn mạnh cần hợp tác với các quốc gia để kiểm soát tình trạng nhập cư bất hợp pháp, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ hội di cư hợp pháp.
Bối cảnh chủ nghĩa cực hữu và dân túy
Trong buổi giao lưu, cả bà Merkel và ông Obama đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ dân chủ và các giá trị tự do trong bối cảnh chủ nghĩa dân túy đang gia tăng. Bà Merkel chia sẻ rằng, sau những khủng hoảng tài chính và chính trị, châu Âu vẫn đang đối mặt với thách thức duy trì đoàn kết nội bộ, đặc biệt khi các phong trào cực hữu và dân túy đang nổi lên mạnh mẽ. Bà kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu phải chú ý giải quyết các nguyên nhân gốc rễ, như chênh lệch phát triển và bất bình đẳng ở nông thôn và thành thị.
Vai trò nước Đức và ổn định toàn cầu
Ông Obama cũng đề cập đến vai trò của nước Đức và bà Merkel trong việc duy trì hòa bình và ổn định toàn cầu. Ông ca ngợi bà Merkel là một đồng minh đáng tin cậy, một nhà lãnh đạo luôn kiên định với các giá trị dân chủ và nhân quyền sâu sắc. Cả hai cùng nhấn mạnh rằng, trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, các liên minh xuyên Đại Tây Dương vẫn là nền tảng cho sự thịnh vượng và an ninh.
Sự kiện này không chỉ là dịp để bà Merkel và ông Obama nhìn lại quá khứ mà còn nhấn mạnh vai trò của nhà lãnh đạo trong việc bảo vệ các giá trị cốt lõi của xã hội. Cuốn hồi ký của bà Merkel mang đến một góc nhìn toàn diện về giai đoạn biến động của thế giới, từ sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy đến những thách thức trong duy trì đoàn kết châu Âu. Di sản của bà là lời nhắc nhở mạnh mẽ về tầm quan trọng của lòng can đảm và trách nhiệm trong lãnh đạo.
Bước vào năm thứ 2 không tăng trưởng
Đức đã ghi nhận mức tăng trưởng 0,1% trong giai đoạn tháng 7 đến tháng 9, nhưng dự báo tiếp tục suy giảm trong cả năm.
Các nhà kinh tế dự đoán rằng Đức sẽ khó quay trở lại đà tăng trưởng vào năm 2025 nếu chính phủ mới không thực hiện các thay đổi đáng kể một cách nhanh chóng, theo The New York Times.
Liên minh 3 đảng cầm quyền do Thủ tướng Olaf Scholz lãnh đạo đã trải qua một năm bất đồng quan điểm về các vấn đề năng lượng, nhập cư trước khi sụp đổ vào tháng 11. Cuộc bầu cử sớm vào ngày 23/2/2025 tới đây có thể xác định một chính phủ mới với cơ hội xoay chuyển tình thế.
Giá năng lượng cao, bộ máy quan liêu phức tạp, cơ sở hạ tầng công cộng cũ kỹ và những diễn biến địa chính trị đã làm suy yếu nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Cái giá của sự bất ổn chính trị
Các công ty công nghiệp Đức đã chứng kiến sản lượng giảm hơn 12% kể từ năm 2018. Nhiều doanh nghiệp cho rằng nguyên nhân chính là do thiếu các tín hiệu rõ ràng từ Berlin về định hướng đầu tư.
Quyết định đột ngột chấm dứt trợ cấp cho xe điện vào cuối năm ngoái nhằm giảm chi ngân sách là một ví dụ điển hình. Điều này đã khiến các nhà sản xuất ôtô Đức, vốn đang đẩy mạnh sản xuất xe điện, đối mặt với sự sụt giảm mạnh trong nhu cầu tiêu dùng.
Hệ quả là hàng loạt việc làm bị cắt giảm trong ngành công nghiệp ôtô Đức. Bosch - nhà cung cấp ô tô lớn nhất nước Đức đã thông báo kế hoạch cắt giảm 5.500 nhân sự từ năm 2027, với 2/3 các vị trí là tại Đức. Tương tự, Ford Motor cũng đã thông báo sẽ cắt giảm 4.000 việc làm ở châu Âu, phần lớn là ở Đức.
Volkswagen đã cắt giảm lương công nhân và đe dọa đóng cửa 3 trong số 10 nhà máy tại Đức. Nhà sản xuất xe hơi này cũng đang triển khai chương trình tái cấu trúc lớn, dẫn đến các cuộc đình công quy mô lớn của công nhân bắt đầu từ tháng 12.
Về năng lượng, sau khi mất nguồn cung khí đốt từ Nga vào năm 2022 do xung đột ở Ukraine, chính phủ Đức chuyển sang nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Dù điều này vẫn giữ ấm cho các hộ gia đình và đảm bảo dự trữ năng lượng, nó cũng làm giá năng lượng tại quốc gia này tăng 40% so với năm trước đó.
Bất chấp xu hướng này, Đức vẫn quyết định đóng cửa nhà máy điện hạt nhân cuối cùng, khiến các doanh nghiệp khó dự đoán chi phí năng lượng và lập kế hoạch đầu tư dài hạn.
Những chính sách thiếu nhất quán này đã tạo ra sự bất ổn lớn, làm giảm lòng tin và sự lạc quan trong giới công nghiệp Đức. Theo khảo sát của Viện Ifo tại Munich, tâm lý bi quan đang ở mức kỷ lục.
Stefan Sauer, một nhà nghiên cứu kinh tế, nhận xét: “Sự thiếu rõ ràng từ chính phủ là nguyên nhân lớn gây bất ổn và suy giảm khả năng cạnh tranh của kinh tế Đức”.
Trước tình hình này, các nhà kinh tế cảnh báo Đức cần phải thay đổi chính sách thuế và phúc lợi, cũng như giảm bớt quy định và tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng. “Nếu không có những thay đổi chính sách lớn, tiềm năng tăng trưởng dài hạn của kinh tế Đức là cực kỳ hạn chế”, Salomon Fiedler, một nhà kinh tế tại ngân hàng tư nhân Berenberg cảnh báo.
Khủng hoảng trong lĩnh vực công nghiệp
Tâm điểm của các vấn đề kinh tế Đức đang gặp phải chính là ngành công nghiệp từng rất hùng mạnh nay đang suy yếu. Theo số liệu từ Hiệp hội Công nghiệp Đức (BDI), sản lượng ngành này dự báo giảm 3% năm nay, đánh dấu năm suy giảm thứ 3 liên tiếp.
Đối mặt với giá năng lượng tăng cao, các quy định nghiêm ngặt về môi trường cùng sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Trung Quốc, các công ty công nghiệp Đức từng chiếm lĩnh các lĩnh vực như ôtô, máy móc, sắt thép giờ đây phải cắt giảm chi phí, tái cấu trúc để tồn tại.
“Ngành công nghiệp Đức đang chịu áp lực khủng khiếp”, Tanja Gönner, Giám đốc điều hành của BDI, nói và nhấn mạnh: “Không có triển vọng hồi phục vào năm 2025”.
Trong tháng 11, nhà sản xuất thép lớn nhất nước Đức - ThyssenKrupp - đã buộc phải giảm giá trị tài sản của bộ phận kinh doanh thép xuống 1 tỷ euro (khoảng 1,04 tỷ USD) sau khi công bố khoản lỗ ròng hàng năm ở mức 1,4 tỷ euro (1,47 tỷ USD). Công ty này đã vật lộn trong nhiều năm để khử carbon trong quá trình sản xuất thép, trong khi chi phí vận hành các nhà máy luyện cốc hiện tại tăng vọt.
Bên cạnh các tập đoàn công nghiệp lớn, nền kinh tế Đức cũng phụ thuộc vào sự đổi mới và chuyên môn. Tuy nhiên, trong một thế giới ngày càng số hóa, Đức đang thiếu các start-up mới, những công ty có thể thúc đẩy thế hệ tăng trưởng tiếp theo.
Chính phủ Đức vẫn có các khoản tài trợ để hỗ trợ doanh nhân khởi nghiệp nhưng khi cần mở rộng quy mô, nhiều doanh nghiệp lại chuyển sang Mỹ - nơi có nguồn vốn mạo hiểm dồi dào hơn và thuế suất thấp hơn.
Danyal Bayaz, Bộ trưởng Tài chính bang Baden-Württemberg đã bày tỏ sự thất vọng khi phát biểu tại Hội nghị Đức - Mỹ ở Harvard: “Vấn đề chính của chúng ta không phải là những gì đang xảy ra với ThyssenKrupp mà là tại sao start-up thành công cuối cùng của Đức đã cách đây 50 năm”.
Thay đổi quan hệ thương mại và rủi ro thuế quan từ ông Trump
Không chỉ những vấn đề nội tại, những rủi ro thương mại toàn cầu cũng đang đè nặng lên đôi vai nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Đức là quốc gia xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới, nổi tiếng với các sản phẩm ôtô, hóa chất và máy móc. Tuy nhiên, cả 3 lĩnh vực này đang gặp khó khăn khi những biến động địa chính trị và sự thay đổi chuỗi cung ứng trong những năm gần đây làm gián đoạn hoạt động thương mại toàn cầu.
The Economist dẫn nhận xét của Pictet Wealth Management cho biết sự thay đổi trong mối quan hệ thương mại của Đức với Trung Quốc đã góp phần ảnh hưởng tới nền kinh tế nước này.
Trong những năm 2010, tăng trưởng của 2 nước này đóng vai trò bổ sung cho nhau. Đức bán ôtô, hóa chất và máy móc cho Trung Quốc và ngược lại mua hàng tiêu dùng, hàng hóa đầu vào trung gian như pin, linh kiện điện tử của quốc gia châu Á.
Hiện nay, xuất khẩu từ Đức sang Trung Quốc đã suy giảm mạnh khi đất nước tỷ dân có thể tự sản xuất phần lớn mặt hàng họ từng phải nhập khẩu. Thậm chí với một số sản phẩm, Trung Quốc đã trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu, không chỉ trong mặt hàng chủ lực cũ của Đức là ôtô.
Năm ngoái, Mỹ đã vượt Trung Quốc để trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức, với giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ đạt 157,9 tỷ euro (164,3 tỷ USD). Tuy nhiên, việc Tổng thống đắc cử Donald Trump cam kết áp đặt thuế quan trên diện rộng dự báo gây thêm tổn thất cho kinh tế Đức.
Nhiều hãng xe hơi Đức như BMW, Mercedes-Benz, Volkswagen và hàng chục nhà cung cấp linh kiện ôtô khác, các công ty hóa chất, dược phẩm hàng đầu đã đầu tư lớn vào thị trường Mỹ nhờ giá năng lượng thấp và chính sách ưu đãi từ Đạo luật Giảm lạm phát (IRA).
Tuy nhiên, những công ty này cũng xuất khẩu các mặt hàng từ nhà máy tại Mỹ và có thể chịu ảnh hưởng nếu ông Trump hủy bỏ các ưu đãi thuế này. Khả năng xảy ra chiến tranh thương mại cũng sẽ khiến các doanh nghiệp này chịu thiệt hại nặng nề.
Ngoài ra, ông Trump từng nhiều lần chỉ trích thặng dư thương mại của Đức với Mỹ, vốn đạt 63,3 tỷ euro vào năm 2023. Điều này có thể trở thành vấn đề lớn trong nhiệm kỳ mới của ông Trump.
Theo Carsten Brzeski, nhà kinh tế tại ING Bank, chính sách kinh tế của Mỹ, từ áp thuế quan bổ sung với hàng nhập khẩu vào Mỹ đến cắt giảm thuế cho doanh nghiệp nội địa đều khó mang lại lợi ích cho Đức. Thay vào đó, những thay đổi này có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Đức trên trường quốc tế.
Nguồn: VTV; Báo Tin Tức; Zing News
Đức: Vụ rò rỉ điện tín chấn động về Tổng thống Trump; Doanh nghiệp phá sản kỷ lục kể từ năm 2009 và hậu họa
Đức: Dịch lở mồm long móng bùng phát sau 35 năm; Hàng ngàn người biểu tình phản đối đại hội đảng cực hữu AfD
Đức: Thủ tướng chặn gói viện trợ cho Ukraine; Ngành công nghiệp ô tô tiếp tục đi xuống; Kỷ lục số vụ phá sản doanh nghiệp
Đức: Kinh tế suy thoái năm thứ 2 liên tiếp; Đảng AfD bị điều tra vì phát vé trục xuất cho người nhập cư; Thách thức đối ngoại trước bầu cử
Đức: Nhà sản xuất amoniac lớn nhất đóng cửa 1 nhà máy; Thịt lợn bị nhiều nước từ chối; Bàn giao pháo tự hành RCH 155 tối tân cho Ukraine
Đức: Truy tố 3 người làm gián điệp cho TQ; Volkswagen giảm 308 triệu đô tiền lương; Bất ngờ số người vô gia cư; Giấc mơ siêu cường chip lụi tàn
Đức: Ngành sản xuất bia khủng hoảng; Ngành năng lượng mặt trời u ám; ‘Bê bối bắt tay’ của Ngoại trưởng
Đức: Nỗ lực triển khai dự án Trái tim Sư tử, để cai hàng Trung Quốc; ‘Hối hận’ vì bỏ điện hạt nhân để theo đuổi năng lượng tái tạo
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá