- Cư trú - Luật pháp
- Chính trị - Xã hội
Chuỗi đêm diễn “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử âm nhạc
Dựng hẳn một “pop up stadium” (SVĐ “tạm thời”) với sức chứa gần 80 nghìn khán giả, Adele Live In München đã chính thức phá vỡ kỉ lục mà Taylor Swift thiết lập trước đó không lâu để là nghệ sĩ có lượng khán giả đông nhất đổ về một địa điểm. Trước đó, 8 đêm diễn The Eras Tour của Taylor Swift mang về 726 nghìn khán giả tại SVĐ Wembley (London) trong khi con số của Adele là trên 750 nghìn khán giả với 10 đêm diễn tại München.
Tại đêm diễn cuối cùng, Adele cũng đã có thông báo đầy tình cảm, nhưng đồng thời cũng là sự ngầm xác nhận với khán giả toàn cầu về việc cô sẽ có thời gian nghỉ ngơi rất dài sau khi kết thúc 10 đêm diễn ở München cũng như chuỗi show diễn định cư tại Las Vegas.
"Tôi chỉ còn 10 show ở Vegas nữa thôi, sau đó tôi sẽ tạm xa mọi người một thời gian dài. Từ tận đáy lòng, tôi sẽ giữ mãi hình ảnh của mọi người trong tim cũng như sẽ luôn nhớ đến các show diễn trong thời gian qua đã tuyệt vời như thế nào… Đã đến lúc tôi cần được nghỉ ngơi! Trong vòng 7 năm qua, tôi đã xây dựng nên một cuộc sống mới cho bản thân mình, và bây giờ tôi muốn đắm chìm vào nó. Tôi sẽ nhớ mọi người nhiều lắm!" - Adele bùi ngùi chia sẻ.
Đó là những chia sẻ rất thật lòng và chân thành mà Adele gửi đến khán giả suốt thời gian miệt mài đi diễn vừa qua. Hiện tại, có lẽ Adele cũng đang muốn dành toàn tâm toàn ý để nuôi dạy cậu con trai nhỏ. Trước đó, Adele thường có khoảng “lặn” rất lâu giữa mỗi album mới với thời gian có thể lên đến trên 5 năm. Lần này, chính Adele xác nhận thời gian chờ đợi sẽ dài, e rằng khoảng “nghỉ hưu” này sẽ dài hơn hẳn những lần chờ đợi trước.
Adele Live In München mang về cho Adele khoảng tiền hơn 55 triệu USD sau khi trừ đi tất cả các chi phí. Như vậy trước thời gian “đóng băng”, cô cũng kịp mang về cho mình khối tài sản không nhỏ.
Dự án tốn kém nhất mọi thời đại
Theo Guardian, ban tổ chức đã huy động hơn 700 công nhân để xây dựng địa điểm biểu diễn tạm thời rộng khoảng 4.000 m2 với sức chứa 75.000 khán giả. Chương trình còn được trang bị màn hình khổng lồ dài 220 m và cao 30 m trị giá 40 triệu euro. Dự kiến sẽ phá kỷ lục Guinness với màn hình led ngoài trời lớn nhất thế giới. Ngoài ra, 75.000 m² nhựa đường đã được trải trong khu vực sân vận động, nhằm ngăn chặn bùn và các hậu quả khó chịu khác do thời tiết xấu có thể xảy ra.
Ban tổ chức cũng dựng thêm khu vực “Adele World” (tạm dịch: Thế giới của Adele) đúng nghĩa, với địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc rộng 40.000m2, bao gồm hội trường ẩm thực có sức chứa 13.000 chỗ ngồi cùng với nhiều quán rượu theo phong cách Anh mà người hâm mộ sẽ được thưởng thức ly cocktail mà nữ ca sĩ rất yêu thích. Khu vực này cũng mô phỏng những địa điểm gắn liền sự nghiệp của ca sĩ như quán rượu Good Ship - nơi Adele biểu diễn trong những ngày mới vào nghề.
Thành phố München hỗ trợ một khoản tiền khá khiêm tốn, không trên 100 triệu Euro, tuy vậy, loạt sự kiện xoay quanh Adele In München có khả năng thúc đẩy đáng kể cho du lịch và nền kinh tế của thành phố. Ông Clemens Baumgärtner - chuyên gia kinh tế hàng đầu ở München - ước tính các đêm nhạc của Adele sẽ mang về 566 triệu euro, cao gấp hơn 5 lần cho thành phố này từ dịch vụ ăn uống và khách sạn, cũng như từ việc cho thuê trung tâm triển lãm.
Giám đốc điều hành của Live Nation Đức cũng tuyên bố với truyền thông rằng: Đây là dự án tốn kém nhất mọi thời đại, là dự án công phu nhất trong 50 năm tôi làm việc trong ngành công nghiệp âm nhạc
Ngày càng nhiều gia đình tại Đức lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại ban công
Theo Euronews, hơn 500.000 hệ thống điện mặt trời đã được lắp đặt tại Đức. Riêng nửa đầu năm nay có thêm 220.000 thiết bị quang điện (PV) được lắp đặt, hầu hết trên ban công các gia đình.
Các chuyên gia cho rằng quy mô và công suất của các hệ thống này đang ngày càng tăng, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng lắp đặt điện mặt trời trên ban công tại Đức, cũng như làn sóng sử dụng năng lượng sạch ở quốc gia này.
Jan Osenberg, cố vấn chính sách tại tổ chức SolarPower Europe, gọi điện mặt trời trên ban công là một phần của quá trình chuyển đổi năng lượng đang diễn ra khắp châu Âu. Ông cho biết hệ thống này không chỉ giúp người dân tiết kiệm điện mà còn tạo cho họ cảm giác tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi năng lượng.
Theo tính toán sơ bộ, Đức có khoảng 200 MW năng lượng mặt trời được lắp đặt trên ban công, so với 16 GW từ các hệ thống trên mái nhà dân dụng. Các hệ thống điện mặt trời mái nhà đã xuất hiện tại Đức từ năm 2000 và được chính phủ khuyến khích thông qua các chính sách trợ giá.
Giờ đây, so với điện mặt trời mái nhà, việc lắp đặt điện mặt trời trên ban công cũng đơn giản hơn, chi phí thấp hơn, dễ dàng di chuyển khi cần và phù hợp với nhiều đối tượng hơn, bao gồm cả những người thuê nhà hoặc các căn hộ chung cư.
Đức cũng đang xem xét cho phép lắp đặt các hệ thống có tới 4 tấm pin khi diện tích ban công lớn hơn, nhằm tận dụng tối đa không gian và tăng cường sản lượng điện.
Mở rộng cơ sở hạ tầng nhân tạo
Theo xu hướng này, mọi cơ sở hạ tầng nhân tạo đều có thể được tận dụng để tạo ra năng lượng mặt trời, từ đường sắt, đường cao tốc, bãi đỗ xe, mui ôtô, nghĩa trang, hay mặt tiền của các tòa nhà..., và danh sách này đang ngày càng kéo dài.
Ông cho biết khoản đầu tư vào hệ thống điện mặt trời ở Đức có thể tự hoàn vốn sau khoảng 3 năm với tuổi thọ lên đến 20 năm. Đây là một lựa chọn hiệu quả về kinh tế.
***Liên minh châu Âu
Đang khuyến khích mô hình công nghệ này, tuy nhiên, vẫn tồn tại một số lo ngại từ Bỉ về ảnh hưởng của quá nhiều nguồn cung cấp năng lượng lên lưới điện. Song, các chuyên gia tại Đức cho rằng với sản lượng nhỏ, tác động lên lưới điện quốc gia là không đáng kể.
Trong khi đó, Áo, Pháp, Italy, Ba Lan và Luxembourg đều có lập trường khuyến khích đối với năng lượng mặt trời trên ban công. Những người vận động năng lượng tái tạo ở Tây Ban Nha cũng đang tìm cách yêu cầu chính phủ sớm nới lỏng các quy định.
Bjorn Hocke
Ông là một cựu giáo viên lịch sử, là chính trị gia cực hữu thành công nhất của Đức kể từ Thế chiến 2. Không giống những nhân vật khác trên chính trường Đức, ông Hocke thực hiện một chiến thuật khác. Trong các bài phát biểu của mình, ông chỉ trích mạnh mẽ những người nhập cư, người Hồi giáo, các quan chức Liên minh châu Âu.
Với những người chỉ trích ông, Hocke là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với nền dân chủ hậu chiến của Đức.
Một người cực đoan cánh hữu
Hơn bất kỳ người nào khác, ông chịu trách nhiệm cho sự biến đổi của đảng Alternative fur Deutschland (AfD) từ một phong trào hoài nghi châu Âu, tự do về kinh tế thành một đảng bản địa, bài Hồi giáo, phủ nhận biến đổi khí hậu. Năm 2020, Thomas Haldenwang - người đứng đầu cơ quan tình báo trong nước của Đức - được hỏi liệu Bjorn Hocke có phải là “một người cực đoan cánh hữu” hay không. Ông này đã trả lời: “Bjorn Hocke là một người cực đoan cánh hữu”.
Tháng 4/2013, ngay sau khi đảng AfD được thành lập, Hocke đã thành lập chi nhánh Thüringen của đảng và nhanh chóng định vị mình là người đứng đầu một liên minh lỏng lẻo được gọi là The Wing. Tự phong là “phong trào kháng cự chống lại sự xói mòn bản sắc Đức”, The Wing đã tận dụng số lượng đảng viên để đẩy AfD đi xa hơn về phía hữu. Nhiều thành viên cũng có vẻ háo hức hạ thấp quá khứ Đức Quốc xã của Đức. Các nhà lãnh đạo AfD khi đó coi chủ nghĩa cấp tiến của Hocke là một gánh nặng; tuy nhiên, những nhà lãnh đạo đó đều đã rời khỏi đảng để phản đối Hocke.
Vài tháng sau, đảng AfD đã giành được gần 1/4 số phiếu bầu ở Thüringen, vượt qua đảng CDU và gần gấp 3 lần số phiếu của đảng Dân chủ Xã hội (SPD). Hocke đã đưa đảng AfD đến gần hơn với quyền lực thực sự hơn bất kỳ nơi nào khác trên cả nước.
5 năm sau, những tiếng nói chỉ trích Hocke trong AfD từng phổ biến trên các phương tiện truyền thông Đức đã tan biến. Vài tháng sau hội nghị đảng năm 2022, nơi Hocke đã làm bẽ mặt những người đồng lãnh đạo đảng, Tino Chrupalla và Alice Weidel, bằng cách tài trợ cho một nghị quyết giải tán EU, Der Spiegel tuyên bố ông là “ông chủ thực sự” của AfD. Dưới ảnh hưởng của Hocke, đảng này thường xuyên được thăm dò là đảng được ưa chuộng thứ hai của nước Đức, vượt xa các đảng phái trong liên minh trung tả của Thủ tướng Olaf Scholz. AfD đã giành được một chính quyền quận ở München và một chính quyền thành phố ở vùng lân cận Sachsen. Ngày 1/9/2024, cuộc bầu cử ở hai tiểu bang này và sau đó trong tháng tại Brandenburg, cũng ở phía Đông, có thể đưa AfD trở thành đảng lớn nhất trong một hoặc nhiều cơ quan lập pháp tiểu bang.
Lý lịch
Sinh ra và lớn lên ở Tây Đức nhưng ông Hocke đã xây dựng căn cứ của mình tại Đông Đức. Thành công của ông đến từ khả năng diễn đạt nỗi thất vọng và lo lắng của nhiều người dân trong một khu vực mà niềm tin vào các thể chế đã bị lung lay do mất việc làm và lương hưu, sự sụp đổ của một hệ thống tư tưởng từng được mô tả là không thể chối cãi và sự phân biệt đối xử được nhận thức từ một phương Tây kiêu ngạo. Trên hết, Hocke đã chuyển những sự phẫn nộ này sang những người di cư và người xin tị nạn, những người mà ông mô tả là “những kẻ ăn nhờ ở đậu đang hút hết tiền của người nộp thuế”. Nhưng, thật trớ trêu, bàn thân ông lại sinh ra trong một gia đình tị nạn.
Trước khi Đức Quốc xã bị đánh bại, biên giới của Đức trải dài về phía Đông đến tận Litva hiện nay. Trong những biến động cuối cùng của cuộc chiến, Hồng quân Liên Xô đã trục xuất hàng triệu người Đức khỏi các tỉnh phía Đông của đất nước, những nơi này đã sớm trở thành một phần của Ba Lan. Việc hòa nhập những người Vertriebene, hay “người bị trục xuất”, là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất của nước Đức sau chiến tranh. Họ phải vật lộn để tìm nhà ở tại các thành phố bị đánh bom. Thức ăn và công việc luôn khan hiếm. Phương ngữ của họ, mặc dù dễ hiểu, lại có vẻ kỳ lạ đối với người Tây Đức.
Sau khi học lịch sử và thể thao tại trường đại học, Hocke nhận công việc giảng dạy tại trường Martin Buber ở một thị trấn nhỏ phía Nam Frankfurt. Tọa lạc tại nơi mà ông gọi là “tòa nhà bê tông xấu xí”, ngôi trường được đặt theo tên của nhà triết học và nhà thần học Do Thái này không phải lúc nào cũng có danh tiếng tốt.
Hocke bắt đầu công việc của mình vào năm 2001, khi phe cực hữu vẫn còn ở ngoài rìa chính trị. Ở tuổi 29, với mái tóc vàng và vóc dáng lực lưỡng, ông tạo nên sự tương phản mạnh mẽ với những đồng nghiệp lớn tuổi hơn. Nhưng, các sinh viên sớm phát hiện ra một nét bảo thủ. “Các sinh viên - nhiều người có xuất thân là người di cư - không tiếp thu được những mối quan tâm về giáo dục của tôi, bao gồm cả việc truyền tải các truyền thống văn hóa của Đức và châu Âu”, ông nói trong cuốn sách “Never Twice in the Same River” của mình, được xuất bản dưới dạng một cuộc phỏng vấn với nhà báo cánh hữu Sebastian Hennig. Mặc dù ông nói rằng vẫn giữ mối quan hệ tốt với hầu hết sinh viên “bất kể xuất thân xã hội hay dân tộc của họ”, ông nhìn một cách hoài nghi những người đồng nghiệp “mơ về một xã hội đa văn hóa và hát bài ca cao cả về cái gọi là “sự đa dạng””.
Năm 2008, khi 36 tuổi, ông chuyển đến Bornhagen, một thị trấn ở Thüringen. Thời điểm đó, ông đang giảng dạy tại một trường học cách đó 20 phút lái xe, qua biên giới Đông-Tây cũ, ở tiểu bang Hessen miền trung. Quãng đường đi làm của ông đi qua một trong những nơi chia rẽ sâu sắc nhất trong xã hội Đức: Thüringen có tổng sản phẩm khu vực bình quân đầu người thấp thứ hai của Đức; Hessen có tổng sản phẩm khu vực bình quân đầu người cao thứ ba. Thành phố lớn nhất của bang Hessen là Frankfurt, được biết đến là một trung tâm tài chính, nơi đặt trụ sở Bundesbank của Đức và Ngân hàng Trung ương châu Âu. Ngược lại, Thüringen sớm được biết đến với tổ chức ngầm Quốc xã, một nhóm khủng bố đã sát hại 9 người nhập cư và 1 cảnh sát trong nửa đầu thập kỷ.
Trong những năm trước khi chuyển đến Thüringen, hầu như không có hồ sơ công khai nào về quan điểm chính trị của Hocke, nhưng vào năm 2018, Die Zeit đã phát hiện bằng chứng thuyết phục rằng ông đã tiếp xúc với các nhóm cực hữu trong giai đoạn này. Tờ báo đưa tin rằng Hocke được Thorsten Heise, một nhà hoạt động trong đảng Dân chủ Quốc gia (NDP) tân Quốc xã, hỗ trợ trong quá trình chuyển đến Bornhagen. Những người hàng xóm nói với tờ báo rằng ông Heise thường xuyên đến thăm Hocke. Đáng lên án hơn, một đoạn video xuất hiện cho thấy Hocke đang hô vang khẩu hiệu trong một cuộc tuần hành tân Quốc xã ở Dresden vào ngày kỷ niệm vụ đánh bom thành phố năm 2010.
Nếu từng có thời điểm Hocke cần các kênh truyền thông ngầm để bày tỏ quan điểm của mình thì điều đó đã thay đổi vào năm 2013 với sự thành lập đảng AfD. Được thành lập để ứng phó với cuộc khủng hoảng nợ của khu vực đồng euro, đảng này lấy tên theo lời khẳng định của cựu Thủ tướng Angela Merkel rằng “không có giải pháp thay thế” nào cho các gói cứu trợ cho Nam Âu. Hocke đã thành lập chi nhánh Thüringen của đảng và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cấp tiểu bang vào mùa thu năm 2014. Tháng 3 năm sau, ông đã trở nên nổi tiếng toàn quốc khi đồng tác giả “tuyên bố Erfurt”, lên án định hướng của AfD dưới thời người đồng sáng lập Bernd Lucke và đặt nền móng cho những gì sau này trở thành The Wing.
Hai lần bị khai trừ khỏi đảng
Tháng 5/2015, Lucke cố gắng trục xuất Hocke khỏi đảng sau khi Hocke nói với các nhà báo rằng ông không cho rằng mọi thành viên của NPD - đảng tân Quốc xã mà Heise tham gia - có thể được phân loại là cực đoan. Tuy nhiên, tại đại hội đảng vào tháng 7, Lucke đã bị loại để ủng hộ nhà lãnh đạo mới Frauke Petry, người theo đường lối cứng rắn, và các thủ tục tố tụng chống lại Hocke đã sớm bị hủy bỏ.
Tháng 11/2015, Hocke xuất hiện tại một sự kiện do một nhóm chuyên gia tư vấn do Gotz Kubitschek, một nhà xuất bản cánh hữu và trí thức nổi tiếng, tổ chức. Trong bài phát biểu của mình, Hocke đã phác thảo những gì ông gọi là “chiến lược sinh sản” khác nhau của người châu Phi và người châu Âu. Trong khi người châu Phi “nhắm đến việc đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất có thể” và di cư đến các khu vực khác, thì người châu Âu làm ngược lại, sinh ít con hơn và tận dụng tối đa môi trường của họ. Sự va chạm của hai “chiến lược” này đòi hỏi một sự đánh giá lại cơ bản về định hướng của chính sách tị nạn và nhập cư của Đức. Hơn một năm sau đó, tại phòng khiêu vũ Watzke lịch sử của Dresden, ông đã có bài phát biểu khét tiếng nhất của mình. Ông bác bỏ chính sách tưởng nhớ Holocaust của Đức, gọi đó là “cơ chế đối phó ngu ngốc”, tuyên bố rằng người Đức sở hữu “tâm lý của một dân tộc đã hoàn toàn bị đánh bại”. Ông kêu gọi thay đổi 180 độ trong “chính trị tưởng nhớ”, ủng hộ cách tiếp cận “đưa chúng ta tiếp xúc với những thành tựu to lớn của những người đi trước”.
Bài phát biểu tại Dresden đã thúc đẩy một nỗ lực thứ hai nhằm loại Hocke khỏi AfD, lần này do đồng minh cũ của ông là Frauke Petry dẫn đầu. Petry gọi Hocke là “gánh nặng cho đảng”. Hội đồng liên bang của đảng tuyên bố rằng ông “có sự gần gũi quá mức với chủ nghĩa Quốc xã”. Bất chấp những lời chỉ trích gay gắt, Hocke một lần nữa thoát khỏi việc bị khai trừ. Tháng 5/2018, sau hơn một năm đấu tranh nội bộ trong đảng, Hội đồng trọng tài chi nhánh Thüringen của AfD đã bác bỏ yêu cầu của đảng liên bang về việc bắt đầu quá trình loại bỏ Hocke. Vào thời điểm đó, Petry, giống như Lucke trước đây, đã rời khỏi AfD.
Sự kiện này củng cố tiếng tăm của Hocke như là quyền lực thực sự đằng sau chi nhánh AfD ở Thuringia. Madeleine Henfling, một chính trị gia thuộc đảng Xanh và là Phó Chủ tịch Quốc hội vùng T Thüringen, nói rằng Hocke dường như đang kiểm soát chặt chẽ chi nhánh địa phương của đảng mình. “Những người bất đồng chính kiến hoặc là nhanh chóng từ chức, hoặc là bị buộc phải rời đi”, bà nói. Bà chỉ ra một cuộc tranh chấp gần đây giữa Hocke và nhà lập pháp AfD địa phương - Karlheinz Frosch - về danh sách ứng cử viên cho các cuộc bầu cử cấp quận. Không hài lòng với Frosch, Hocke đã lập một danh sách riêng, được gọi là Alternative for the District, để chạy đua với ông ta. Frosch rời AfD ngay sau đó và phàn nàn rằng: “Đối với phe cực hữu cực đoan của đảng, Hocke giống như một bố già”.
Tháng 3/2020, vài tháng sau thành tích mạnh mẽ của AfD trong cuộc bầu cử tại tiểu bang Thüringen cơ quan tình báo trong nước của Đức cho biết họ đang giám sát The Wing. Quyết định chưa từng có trong lịch sử hiện đại của đất nước này đã được chứng minh là hợp lý trong một báo cáo dài 436 trang, trong đó nhắc đến Hocke hơn 600 lần. Trong một thất bại khác của AfD, đại dịch COVID-19 ban đầu đã khiến người Đức tập hợp xung quanh Thủ tướng Merkel. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2021, AfD mất 11 ghế. Ông Olaf Scholz, đảng viên đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đã lãnh đạo liên minh trung tả với đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do theo chủ nghĩa thị trường lên nắm quyền.
Nhưng, sự suy yếu này trong vận mệnh của AfD chỉ là tạm thời. Khi đại dịch kéo dài, liên minh của ông Scholz rơi vào tình trạng mâu thuẫn nội bộ và sự chấp thuận giảm mạnh đối với các chính sách từ việc lắp đặt máy bơm nhiệt thân thiện với khí hậu đến cách xử lý lạm phát và chiến tranh ở Ukraine. Tháng 9/2023, Thüringen lại trở thành tâm điểm chú ý khi CDU địa phương bỏ phiếu cùng với AfD, lần này là để giảm thuế tài sản. Đây không phải là lần đầu tiên trung hữu phá vỡ “bức tường lửa” - nguyên tắc mà không đảng chính thống nào có thể hợp pháp hóa cực hữu bằng cách hợp tác với họ. Nhưng, lần này, phản ứng tương đối nhẹ nhàng.
Lịch họp
Cuộc họp diễn ra sau vụ tấn công bằng dao khiến 3 người thiệt mạng và 8 người bị thương tại thành phố Solingen ở phía Tây nước Đức ngày 23/8, cùng một số vụ việc tương tự khác đã xảy ra gần đây.
Chiều 3/9, các nhà lãnh đạo liên bang, bang và phe đối lập chính tại Đức nhóm họp tại Bộ Nội vụ ở Berlin để thảo luận gói giải pháp an ninh mới do chính phủ liên bang đề xuất hồi tuần trước và các vấn đề liên quan khác.
Thành phần tham gia
Thủ tướng Olaf Scholz sẽ không tham dự họp nhưng các bộ trưởng có liên quan trong chính phủ của ông và đại diện các đảng trong liên minh cầm quyền đều tham dự. Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser (thuộc đảng Dân chủ Xã hội-SPD của Thủ tướng Scholz) chủ trì cuộc họp, với sự tham gia của Bộ trưởng Tư pháp Marco Buschmann (đảng Dân chủ Tự do-FDP) và Ngoại trưởng Annalena Baerbock (đảng Xanh).
Nghị sỹ Thorsten Frei, thuộc đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) trung hữu, lãnh đạo phe đối lập ở cấp quốc gia và Nghị sỹ Andrea Lindholz (thuộc đảng chị em Bavaria của CDU là CSU) cũng tham dự.
Cùng với đó là các đại diện lãnh đạo của 16 chính quyền các bang của Đức cũng được mời.
Cuộc họp diễn ra sau vụ tấn công bằng dao khiến 3 người thiệt mạng và 8 người bị thương ngày 23/8 tại thành phố Solingen ở phía Tây nước Đức, cùng một số vụ việc tương tự khác xảy ra trong những tuần và tháng gần đây.
Cuộc đàm phán này cũng diễn ra 2 ngày sau thành công đáng chú ý của đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) chống di cư trong các cuộc bầu cử nghị viện ở hai bang phía Đông Thüringen và Sachsen. Nghi phạm trong đâm dao ở Solingen là một công dân Syria đã bị cáo buộc là phần tử Hồi giáo cực đoan, người mà chính quyền đã có kế hoạch trục xuất từ cách đây một năm nhưng đã trốn thoát. Các nhà điều tra cho biết nghi phạm đã nhận tội trong quá trình thẩm vấn.
Những đề xuất
Tuần trước, chính phủ của Thủ tướng Scholz đã đề xuất siết chặt quy định về việc mang theo dao ở nơi công cộng, thay đổi quyền lợi cho người xin tị nạn và tăng thêm quyền hạn cho cảnh sát để giải quyết các mối đe dọa Hồi giáo.
Vụ việc ở Solingen cũng thúc đẩy các nhà chức trách Đức trục xuất 28 người tị nạn Afghanistan phạm tội hình sự trong những ngày ngay sau đó./
Nguồn: CafeF; Zing News; 24h; VietnamPlus
Đức: Cảnh báo 400 cảnh sát vây bắt 1 lao động nhập cư trái phép; Hạn chế nhập cảnh từ khối Schengen gây phẫn nộ; Họp khẩn cứu ngành ô tô
Đức: Biểu tình phản đối viện trợ Ukraine; Kêu gọi Ukraine-Nga đối thoại; Đại sứ ở Hungary bị triệu tập
Đức: Volkswagen khủng hoảng, ngành ô tô lao đao; Thủ tướng nói thẳng quan điểm về Ukraine
Đức: Vì sao xảy ra liên tiếp các vụ nổ tại Köln; Dự báo inh tế cần 2 năm để phục hồi
03.10.2024: Nước Đức kỉ niệm 34 năm Ngày Thống nhất - Lịch sử và tồn tại
Đức: Phong tỏa nhà ga vì ca nhiễm virus Marburg; Siết quyền giám sát của cảnh sát liên bang; Hối thúc hoàn tất đàm phán về FTA
Đức: Mercedes giảm thị phần taxi; Thủ tướng muốn điện đàm với Putin; Bắt 1 phụ nữ Trung Quốc tình nghi làm gián điệp
Đức: Thủ tướng Scholz sắp đón Tổng thống Biden; Ý thâu tóm Commerzbank; Ngành công nghiệp sản xuất suy yếu
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá