- Cư trú - Luật pháp
- Chính trị - Xã hội
Cuộc đột kích quy mô lớn
Ngày 24/9, nhà chức trách ở Tây Nam nước Đức đã tiến hành một cuộc đột kích quy mô lớn và bắt giữ ít nhất 4 nghi phạm buôn người.
Theo người phát ngôn cảnh sát liên bang Đức, cuộc đột kích diễn ra tại Mannheim cùng các khu vực xung quanh Karlsruhe và Worms.
Khoảng 400 cảnh sát và nhân viên thuộc văn phòng công tố và cơ quan hải quan trung ương đã tiến hành khám xét 24 cơ sở liên quan.
Khởi đầu
Cuộc đột kích được tiến hành sau khi cơ quan chức năng Đức phát hiện 1 người lao động nước ngoài bất hợp pháp tìm cách xuất cảnh từ sân bay Frankfurt và kết quả điều tra mở rộng cho thấy người này từng được đưa từ vùng Kavkaz vào Đức cùng với một nhóm người khác để lao động trái phép.
Họ chỉ được nhận mức lương rẻ mạt, thấp hơn mức lương tối thiểu theo luật định, dù làm việc tại công trường xây dựng.
Hồi đầu tháng này, Chính phủ Đức đã siết chặt các biện pháp kiểm soát biên giới trên bộ nhằm giải quyết tình trạng nhập cư trái phép và bảo vệ người dân trước các mối đe dọa về an ninh.
Đây là bước đi mới nhất của Berlin trong nỗ lực giải quyết vấn nạn di cư bất hợp pháp đã kéo dài nhiều năm, dẫn đến tình trạng người nhập cư tăng đột biến.
Chiến dịch kiểm soát toàn bộ biên giới 6 tháng
Đức đã bắt đầu kiểm soát toàn bộ biên giới đất liền của mình như một phần trong chiến dịch trấn áp vấn nạn di cư khi nước này áp đặt các hạn chế đối với một khu vực rộng lớn được gọi là Khu vực Schengen và gây ra sự phẫn nộ trong các nước láng giềng châu Âu.
Từ tuần trước, ngoài việc kiểm soát biên giới hiện có với Áo, Thụy Sĩ, Cộng hòa Séc và Ba Lan, Đức hiện cũng kiểm soát biên giới nội bộ với Pháp, Luxembourg, Hà Lan, Bỉ và Đan Mạch.
Berlin sẽ có quyền từ chối bất cứ người nhập cư nào tại mọi biên giới đất liền, một tuyên bố từ Bộ Nội vụ Đức cho biết. Các quy tắc mới sẽ có hiệu lực trong 6 tháng đầu tiên.
Sự kiện này diễn ra sau khi Đức đạt được thỏa thuận di cư có kiểm soát với Kenya vào thứ Sáu tuần trước (13/9), theo đó Berlin sẽ mở cửa cho những công nhân lành nghề và bán lành nghề người Kenya nhập cư.
Khi công bố những thay đổi, Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser cho biết quốc gia này đang “tăng cường an ninh nội địa thông qua hành động cụ thể” và tiếp tục “lập trường cứng rắn chống lại tình trạng di cư bất hợp pháp”.
Bà Faeser ám chỉ động thái này nhằm bảo vệ công dân Đức khỏi những nguy hiểm do chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo gây ra cũng như tội phạm xuyên biên giới nghiêm trọng.
Chính phủ Đức, do Thủ tướng Olaf Scholz đứng đầu, đã thúc đẩy hành động để giải quyết tình trạng nhập cư không kiểm soát sau khi nhận được nhiều chỉ trích vì không có những biện pháp đủ mạnh để giải quyết vấn đề kể trên.
Chính sách của đất nước này đối với vấn đề di cư đã trở nên cứng rắn hơn trong những năm gần đây trước sự gia tăng đột biến của dòng người nhập cư – đặc biệt là từ Trung Đông và Ukraine – cũng như các cuộc tấn công khủng bố có động cơ từ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Trong khi đó, liên minh cầm quyền đang tìm cách đối phó với sự lớn mạnh của đảng cực hữu Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD) đang phát triển mạnh mẽ ở nước này, một đảng nổi tiếng với quan điểm chống người nhập cư và bài Hồi giáo.
Gói an ninh mới đã được giới chức đưa ra sau vụ tấn công ở thành phố Solingen, phía Tây nước Đức khiến 3 người bị đâm chết vào ngày 23/8.
Nghi phạm được xác định là một người đàn ông Syria 26 tuổi bị cáo buộc có liên hệ với tổ chức khủng bố tự xưng “Nhà nước Hồi giáo” (ISIS), người trước đó đã bị trục xuất khỏi Đức.
EU Phản đối
Động thái cứng rắn kể trên đã đặt sự thống nhất của khối Liên minh châu Âu (EU) vào thử thách và thu hút sự chỉ trích, phản đối từ các nước láng giềng của Đức.
Được biết, Đức là một phần của khu vực không biên giới Schengen. Theo các quy định của EU, các quốc gia thành viên có khả năng tạm thời tái lập kiểm soát biên giới tại các biên giới nội bộ trong trường hợp có mối đe dọa nghiêm trọng đến chính sách công hoặc an ninh nội bộ. Tuy nhiên, điều này phải được áp dụng như một biện pháp cuối cùng.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết việc áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn tại biên giới đất liền là không thể chấp nhận được đối với Ba Lan, đồng thời cho biết Warsaw sẽ yêu cầu đàm phán khẩn cấp với tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng. Cả Hy Lạp và Áo đều cảnh báo rằng họ sẽ không chấp nhận những người di cư bị Đức từ chối cho nhập cảnh.
Gần hơn, Hội đồng Di cư Đức cảnh báo rằng kế hoạch này có nguy cơ vi phạm luật pháp EU.
“Mục tiêu chính sách hiện tại là quay trở lại (những người di cư) tìm kiếm sự bảo vệ tại biên giới Đức đại diện cho một hình thức chủ nghĩa dân túy nguy hiểm trong cuộc tranh luận về chính sách di cư”, một tuyên bố cho biết, đồng thời kêu gọi một “cuộc tranh luận dựa trên bằng chứng về chính sách di cư ở châu Âu”.
Cuộc họp trực tuyến
Do Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck chủ trì với sự tham gia của các nhà sản xuất ô tô hàng đầu, Hiệp hội Công nghiệp ô tô VDA, các nhà cung cấp lớn và công đoàn.
Cuộc họp khẩn diễn ra trong bối cảnh ngành ô tô hàng đầu của Đức đang đối mặt với nhiều thách thức, từ chi phí sản xuất cao đến quá trình chuyển đổi sang ô tô điện gặp khó khăn và nhu cầu giảm sút tại thị trường chính Trung Quốc.
Volkswagen (VW)
Là một trong số những công ty chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu hồi đầu tháng 9 đã công bố kế hoạch gấp rút cắt giảm chi phí và đang xem xét đóng cửa các nhà máy ở Đức lần đầu tiên trong lịch sử 87 năm hoạt động.
Trước cuộc họp, giám đốc điều hành của Volkswagen Oliver Blume - nhấn mạnh cuộc họp này là một cơ hội để thúc đẩy sự hỗ trợ nhanh chóng cho ngành công nghiệp ô tô của Đức.
Trong số các giải pháp đề xuất có việc tái áp dụng trợ cấp cho xe điện, đã điều chỉnh giảm dần vào năm ngoái dẫn đến sự sụt giảm lớn về doanh số.
Tạp chí Der Spiegel đưa tin VW đang kêu gọi Chính phủ Đức trợ cấp 4.000 euro (4.450 USD) cho việc mua một chiếc xe điện nếu nhà sản xuất cũng giảm giá 2.000 euro. Ông Blume cho rằng cần có một gói biện pháp toàn diện, từ trợ cấp đến giảm thuế và giá phí sạc cho xe điện để hấp dẫn người tiêu dùng.
Các hãng xe khác
Trong khi đó, giám đốc điều hành của nhà sản xuất ô tô hạng sang Mercedes-Benz Ola Kallenius - cho rằng cần cân nhắc vấn đề cấp bách khác là quy định khí thải ở châu Âu.
Tuần trước, các nhà sản xuất ô tô châu Âu đã kêu gọi EU hỗ trợ khẩn cấp để đối phó với các quy định về khí thải nghiêm ngặt hơn dự kiến có hiệu lực vào năm 2025 trong bối cảnh doanh số xe điện đang suy giảm.
Ngoài VW, các nhà sản xuất hàng đầu khác của Đức cũng đang đối mặt với những vấn đề lớn.
Trong vài tuần gần đây, cả Mercedes và BMW đều hạ thấp triển vọng kinh doanh của năm nay, một phần do doanh số bán hàng yếu tại Trung Quốc.
Sau khi đầu tư mạnh vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong những thập kỷ gần đây, các nhà sản xuất Đức đã thấy thị phần của các công ty giảm do sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ Trung Quốc.
Trong khi đó, chi phí đầu ra tại Đức cao hơn, đặc biệt là do giá năng lượng tăng, đã làm tăng thêm vấn đề của công ty này.
Nguồn: VietnamPlus; Người Quan Sát; Tuổi Trẻ
Đức: Sập mái du thuyền, 9 người bị thương; Sai lầm kéo lùi kinh tế châu Âu; Intel tạm dừng xây dựng nhà máy
Đức: Loay hoay tìm cách cứu Volkswagen; Tin xấu cho Thủ tướng; Không gửi Taurus cho Ukraine
Đức: Chính phủ trước sức ép kiểm soát biên giới; Nỗ lực thu hút lao động nước ngoài; Chuyển giao gói viện trợ kèm 22 xe tăng cho Ukraine
Đức: Hai vụ nổ trong 1 tuần tại Köln; Dừng xuất khẩu vũ khí tới Israel; Cam kết viện trợ 100 triệu euro cho Ukraine
Đức: Volkswagen khủng hoảng, ngành ô tô lao đao; Thủ tướng nói thẳng quan điểm về Ukraine
Đức: Vì sao xảy ra liên tiếp các vụ nổ tại Köln; Dự báo inh tế cần 2 năm để phục hồi
Đức: Khai mạc lễ hội bia lần thứ 189; Không còn cần khí đốt Nga; 'Thu hoạch' được gì ở Trung Á?
Đức: Thủ tướng Scholz sắp đón Tổng thống Biden; Ý thâu tóm Commerzbank; Ngành công nghiệp sản xuất suy yếu
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá