Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Các nhà sản xuất bia trên khắp thế giới thường sử dụng nhiều loại ngũ cốc giàu tinh bột để sản xuất bia, chẳng hạn như: lúa mạch, lúa mì , lúa mạch đen hoặc ngô. Tuy nhiên, hầu như tất cả các nhà sản xuất bia của Đức đều sản xuất bia của họ chỉ bằng 4 thành phần: Nước, lúa mạch, men bia, phụ gia, như được quy định trong Luật về độ tinh khiết của bia (Deutsches Reinheitsgebot).
Thế nhưng, hãng bia Reuse Brew lại làm nên sự khác biệt so với các dòng bia khác ở Đức bởi nó được làm từ 4 nguyên liệu chính: mạch nha, hoa bia, men và... nước thải. Thành phần cuối cùng nghe có vẻ không phải là sự lựa chọn trực quan nhất nhưng lại chính là thực tế với nước thải đã trải qua tổng cộng 4 giai đoạn lọc.
Quy trình
Để làm bia Reuse Brew, nước thải phải trải qua 4 công đoạn: 3 giai đoạn làm sạch đầu tiên là quá trình cơ học, sinh học và hóa học. Với giai đoạn làm sạch thứ tư, có thể loại bỏ tới 80% dấu vết do con người tạo ra. Kết quả cuối cùng là nước sạch trong lành có thể sử dụng để uống, tưới cây và làm bia.
Công nghệ tiên tiến đã giúp việc sử dụng nước thải để sản xuất loại bia này trở nên tiết kiệm, hiệu quả mà vẫn không kém phần hấp dẫn người uống.
Tiếp thị
Bia Reuse Brew hiện chưa có sẵn để mua nhưng đã được đón nhận nồng nhiệt khi được nếm thử tại Hội chợ Thương mại ở Munich, Đức hồi giữa tháng 5.
Lịch sử của nước Đức ngập tràn trong lĩnh vực nấu và uống bia - một trong những đồ uống nổi tiếng nhất của đất nước này. Với sáng kiến dùng nước thải đã qua xử lý để làm ra bia, các nhà khoa học hy vọng Reuse Brew không chỉ tiếp nối truyền thống sản xuất bia nức tiếng của nước Đức mà còn muốn nâng cao nhận thức của mọi người đối với vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu vốn đang tác động sâu rộng ở khắp nơi trên thế giới.
Sáng kiến
Bộ Quốc phòng Đức hôm 20/5 tuyên bố hơn 12 quốc gia thành viên NATO đã bày tỏ ủng hộ và lên kế hoạch tham gia sáng kiến mua sắm các hệ thống phòng không cho Ukraine (IAAD) do Berlin đề xướng.
Bộ Quốc phòng Đức cho hay, Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy và Canada sẽ cung cấp tài chính. Mỹ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Romania, Bỉ và Litva sẽ trực tiếp chuyển giao tên lửa và khí tài. Latvia cũng đang xem xét tham gia sáng kiến
IAAD đặt mục tiêu cung cấp cho Ukraine nhiều tổ hợp phòng không, trong đó có Patriot, SAMP/T, NASAMS, MIM-23 HAWK, IRIS-T và S-300 để đối phó với đòn không kích của Nga.
Đức từng sở hữu 11 tổ hợp phòng không tầm xa Patriot do Mỹ chế tạo. Hai hệ thống trong số này đã được viện trợ cho Ukraine đầu năm 2023, cùng với 50 xe phòng không tầm ngắn Gepard. Berlin cuối tháng trước tuyên bố sẽ "lập tức chuyển giao thêm một hệ thống Patriot" cho Kiev để đối phó với những đòn tập kích của quân đội Nga.
Đồng minh
Hàng loạt quan chức hàng đầu của Đức, chủ yếu là Ngoại trưởng Annalena Baerbock và Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius, suốt nhiều tuần gần đây kêu gọi đồng minh thực hiện cam kết cung cấp những tổ hợp Patriot hoàn chỉnh cho Ukraine.
Tây Ban Nha và Hy Lạp liên tục từ chối cung cấp tổ hợp Patriot hoàn chỉnh, dù Madrid đã đồng ý cung cấp một số tên lửa đánh chặn. Ba Lan cũng tuyên bố không chuyển giao hệ thống Patriot cho Ukraine với lý do không có phương án dự phòng để bù đắp khoảng trống.
Tổng thống Romania Klaus Iohannis nói rằng người đồng cấp Mỹ Joe Biden đã đề nghị nước này hành động: Tôi phải thảo luận vấn đề với Hội đồng Quốc phòng Tối cao để đánh giá Romania có thể cung cấp và nhận lại những gì, vì không thể chấp nhận việc chúng tôi thiếu hệ thống phòng không.
Nico Lange, cựu chánh văn phòng Bộ Quốc phòng Đức, nhận xét: Giới chuyên gia cho rằng phản ứng từ các nước đối tác của Đức khiến IAAD không đạt kỳ vọng, thậm chí là gây thất vọng, do Patriot là loại vũ khí mà Ukraine coi trọng nhất hiện nay.
Không có sự thống nhất nào giữa các quốc gia chủ chốt, châu Âu cũng không thể hiện được vai trò lãnh đạo. Mức độ cấp bách không tăng lên, nhiều nước còn tỏ ra nhẹ nhõm khi Mỹ bắt đầu nối lại viện trợ Ukraine.
Mức giá quá cao
Một trong những lý do khiến các quốc gia phương Tây ngần ngại chuyển giao Patriot cho Ukraine là mức giá quá cao. Mỗi khẩu đội Patriot hoàn chỉnh có giá khoảng 1,1 tỷ USD, trong đó một tên lửa có chi phí xuất xưởng khoảng 4-8 triệu USD tùy phiên bản.
Fabian Hoffmann, nhà nghiên cứu công nghệ tên lửa tại Đại học Oslo của Na Uy, nhấn mạnh Patriot là lá chắn không thể thiếu của nhiều quốc gia, khiến họ không sẵn lòng hy sinh năng lực phòng thủ nội địa để thực hiện cam kết viện trợ Ukraine.
Đặt hàng
Tập đoàn Raytheon của Mỹ là nhà sản xuất duy nhất của hệ thống Patriot và đang phải đáp ứng hàng loạt đơn hàng của nước ngoài, với thời gian chờ đợi có thể lên tới hơn hai năm kể từ lúc đặt mua cho đến khi nhận hàng.
Điều này khiến các nước không có phương án bù đắp khoảng trống phòng không nếu chuyển tên lửa Patriot cho Ukraine, dù Kiev nhiều lần tuyên bố nguy cơ châu Âu bị tấn công đường không là rất thấp.
Đức Việt Online
Đức: Phe đối lập trỗi dậy; Giao thông tê liệt vì tuyết; Số người thất nghiệp tăng 2,87 triệu người; Lạm phát tăng cao kỷ lục
Đức: Dịch lở mồm long móng bùng phát sau 35 năm; Hàng ngàn người biểu tình phản đối đại hội đảng cực hữu AfD
Đức: Thủ tướng chặn gói viện trợ cho Ukraine; Ngành công nghiệp ô tô tiếp tục đi xuống; Kỷ lục số vụ phá sản doanh nghiệp
Đức: Kinh tế vẫn tiếp tục suy thoái; Lập kỷ lục sản xuất điện sạch; Hồi hương người tị nạn Syria
Đức: Vụ rò rỉ điện tín chấn động về Tổng thống Trump; Doanh nghiệp phá sản kỷ lục kể từ năm 2009 và hậu họa
Đức: Kinh tế suy thoái năm thứ 2 liên tiếp; Đảng AfD bị điều tra vì phát vé trục xuất cho người nhập cư; Thách thức đối ngoại trước bầu cử
Đức: Nhà sản xuất amoniac lớn nhất đóng cửa 1 nhà máy; Thịt lợn bị nhiều nước từ chối; Bàn giao pháo tự hành RCH 155 tối tân cho Ukraine
Đức: Truy tố 3 người làm gián điệp cho TQ; Volkswagen giảm 308 triệu đô tiền lương; Bất ngờ số người vô gia cư; Giấc mơ siêu cường chip lụi tàn
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá