- Cư trú - Luật pháp
- Chính trị - Xã hội
Mối quan hệ giữa bia và bóng đá ở Đức có từ lâu đời và sâu sắc, thấm sâu vào nhiều khía cạnh khác nhau của văn hóa và cuộc sống hằng ngày của người dân nước này.
Bia là một phần quan trọng của văn hóa Đức
Đất nước này được xếp hạng là một trong những nhà sản xuất và tiêu thụ bia lớn nhất thế giới với truyền thống sản xuất bia nhiều thế kỷ.
Đức nổi tiếng với sự đa dạng của các loại bia, từ bia pilsner, bia bocks đến bia weizens (còn gọi là bia “lúa mì”). Đơn cử như Warsteiner Pils là một loại bia màu vàng tươi mát, được ủ từ năm 1753. Nó có màu nhạt với bọt nhiều, hương thơm thực vật và hương vị cân bằng của ngũ cốc và hoa trắng. Trong khi đó, Paulaner Salvator là loại bia màu hổ phách sẫm, mang hương thơm của mạch nha rang, caramel và trái cây sấy khô. Augustiner Helles là loại bia nhẹ có bọt, hương thơm tinh tế của ngũ cốc, hoa bia và hương thảo mộc. Còn Berliner Kindl Weisse là một loại bia lúa mì màu vàng nhạt, thơm và có bọt mịn với hương thơm của chanh, táo xanh và lúa mì....
Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất ở Đức
Bundesliga là một giải bóng đá chuyên nghiệp đứng đầu hệ thống giải đấu bóng đá Đức. Bundesliga bao gồm 18 đội, mùa giải diễn ra từ tháng 8 năm trước đến tháng 5 năm sau. Bundesliga là một trong những giải đấu được theo dõi và yêu thích nhất trên thế giới.
Ở các sân vận động ở Đức, người ta thường uống bia trong các trận đấu. Ở đây cung cấp nhiều loại bia địa phương, giúp người hâm mộ có thể thưởng thức đồ uống trong khi xem trận đấu. Nhiều đội bóng Đức hợp tác với các nhà máy bia, chẳng hạn như Bayern Munich liên kết với Paulaner, một nhà máy bia nổi tiếng của vùng Bavaria.
Lễ hội bia tổ chức cùng bóng đá
Mặc dù Lễ hội tháng 10 mới là lễ hội bia Đức nhưng trong các sự kiện liên quan đến bóng đá, lễ hội bia vẫn được tổ chức ở đây. Người hâm mộ và các đội bóng có cơ hội cùng nhau ăn mừng. Các câu lạc bộ cổ động viên thường tụ tập tại các quán bia và quán rượu để cùng nhau xem các trận đấu, củng cố mối liên kết giữa bia và bóng đá.
Ngày 12/6, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã đề xuất mô hình nghĩa vụ quân sự mới. Đề xuất này được đưa ra sau 13 năm Đức đình chỉ mô hình nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Tăng khả năng phòng thủ
Bộ trưởng Quốc phòng Đức lý giải rằng lực lượng vũ trang Đức (Bundeswehr) phải ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự phương Tây.
Dường như xung đột Nga-Ukraine đã thúc đẩy Đức thực hiện cách tiếp cận phòng thủ mạnh mẽ hơn nhiều. Trong thời gian gần đây, Đức đầu tư mạnh vào các lực lượng vũ trang và chuẩn bị cho kế hoạch triển khai một lữ đoàn thiết giáp ở Lithuania - đợt triển khai thường trực ở nước ngoài đầu tiên kể từ sau Thế chiến II.
Theo các quan chức Bộ Quốc phòng Đức, mô hình nghĩa vụ quân sự mới của ông Pistorius, vốn dựa trên phần lớn hệ thống của Thụy Điển, là một hình thức nghĩa vụ quân sự có chọn lọc dựa trên nguyên tắc tự nguyện nhưng có chứa các yếu tố bắt buộc nếu cần thiết.
Mẫu mô hình mới
Nam giới từ 18 tuổi sẽ được yêu cầu điền vào một biểu mẫu thông tin về sự sẵn lòng và khả năng phục vụ trong quân đội. Sau đó, nếu được chọn, họ sẽ phải trải qua kiểm tra y tế.
Mô hình mới này bao gồm nghĩa vụ quân sự cơ bản kéo dài 6 tháng và có thể lựa chọn nghĩa vụ quân sự tự nguyện bổ sung thêm tối đa 17 tháng.
Nghị sĩ Johannes Arlt thuộc đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đánh giá đây là một sáng kiến chính trị rất sáng suốt, bởi nước Đức cần có thời gian để tăng cường khả năng phòng thủ, bảo vệ đất nước và cũng để đóng góp vào thế trận phòng thủ chung của NATO.
Trong khi đó, các chính trị gia đối lập bày tỏ sự thất vọng với đề xuất này. Bà Serap Guler, người phát ngôn về quốc phòng của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), nêu ý kiến: Xét đến việc Bộ trưởng (Boris Pistorius) đã nói về việc nghĩa vụ quân sự trong 9 tháng, kế hoạch này khá mong manh và mơ hồ.
Tăng quy mô quân đội
Kể từ khi cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel hủy bỏ dự thảo nghĩa vụ quân sự vào năm 2011, Bundeswehr đã phải vật lộn để khắc phục tình trạng thiếu quân dai dẳng.
Hiện chính phủ Đức đã lên kế hoạch tăng quy mô quân đội từ 182.000 quân lên 203.000 quân vào năm 2031. Nhưng các quan chức quân sự tin rằng họ cần tới 460.000 quân để bảo vệ nước Đức trong trường hợp bị tấn công.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Pistorius, kế hoạch của ông sẽ dẫn tới việc tuyển dụng 200.000 quân dự bị, bên cạnh con số 60.000 quân mà Bundeswehr hiện có.
Trong số 400.000 thanh niên từ 18 tuổi sẽ được Bundeswehr tiếp cận theo kế hoạch hằng năm, ông Pistorius ước tính khoảng 1/4 có thể sẽ bày tỏ sự quan tâm đến nghĩa vụ phục vụ trong quân đội. Trong số này, 40.000-50.000 sẽ được mời khám sức khỏe.
“Chúng tôi sẽ chọn ra những người có động lực nhất, khỏe mạnh nhất và phù hợp nhất”, Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhấn mạnh.
Đồng thời, ông Pistorius cũng lưu ý rằng Bundeswehr chỉ có khả năng đào tạo thêm 5.000 tân binh mỗi năm, mặc dù con số đó sẽ tăng lên trong những năm tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Pistorius nhận định, các lực lượng vũ trang đã thu hẹp đáng kể kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, dẫn đến việc dỡ bỏ các doanh trại, kho chứa đạn dược cũng như cơ sở quân sự trên quy mô lớn.
Những người đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự
Họ sẽ phải trải qua 6 tháng đào tạo cơ bản và có thể kéo dài lên tổng cộng 23 tháng phục vụ. Những người được tuyển dụng sau đó sẽ trở thành một phần của lực lượng dự bị, với nghĩa vụ phải trải qua khóa đào tạo hàng năm.
Mô hình mới đầy tham vọng của ông Pistorius, bao gồm cả kế hoạch đưa trở lại nghĩa vụ quân sự bắt buộc, đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các chỉ huy quân sự, những người lo ngại về lực lượng thanh niên yếu ớt, chưa qua đào tạo và các chính trị gia cánh tả trong đảng SPD của ông Pistorius - những người cảm thấy không thoải mái về sự tập trung vào quân sự của Đức trong thời gian gần đây.
Với mô hình này, Bundeswehr được kỳ vọng sẽ cải thiện khả năng tuyển dụng bằng cách xác định các ứng viên tiềm năng và khuyến khích đăng ký, thông qua một loạt các ưu đãi và cơ hội đào tạo, trong các lĩnh vực quan trọng vốn đang rất thiếu nhân lực như an ninh mạng và y khoa.
Đức: Kế hoạch chuẩn bị xung đột với Nga; Olaf Scholz tiếp tục được đảng SPD đề cử ứng viên Thủ tướng
Đức: Trận cuồng phong với ngành ô tô; Lo sợ khủng bố ở chợ Giáng sinh; Đề xuất đưa Patriot tới Ba Lan
Đức: Hồi ký Merkel gây sốt; Buộc tội 4 nghi phạm thiết lập các kho vũ khí cho Hamas; Biến ga tàu điện ngầm thành hầm trú bom
Đức: 200.000 người nguy cơ mất việc vì điện khí hóa; Tăng viện trợ UAV cho Kiev; Bất ngờ đe dọa Trung Quốc
Đức: Bà Merkel & kinh nghiệm làm việc với Trump; Sức tàn phá của phong trào Trump
Đức: Kinh tế tăng trưởng thấp; Xem xét thi hành lệnh bắt Thủ tướng Israel; Vì sao bà Merkel lo ngại bộ đôi Trump-Musk
Đức: Thủ tướng tái khởi động chiến dịch tranh cử; Rót 2 tỷ Euro cho ngành bán dẫn; Hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm
Đức: Nóng ThyssenKrupp cắt giảm trên chục ngàn lao động; Merkel bình luận về Putin, Trump & Ukraine; Bài toán khó cho Chính phủ tiếp theo
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá