
BẦU CỬ 2025 & CÁC THAY ĐỔI LỚN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
Cuộc bầu cử liên bang sắp tới của Đức không chỉ là về chính trị – nó có thể làm thay đổi đáng kể hệ thống tài chính của đất nước. Bitcoin, các quy định về tiền điện tử và thuế tài sản đã trở thành chủ đề chính trong các chiến dịch của đảng, và các quyết định được đưa ra sau cuộc bầu cử này có thể tác động đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp và tương lai của tài sản kỹ thuật số trong nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Với cuộc bỏ phiếu được ấn định vào ngày 23 tháng 2 năm 2025 , rủi ro rất cao. Liệu Đức có tiến tới tương lai thân thiện hơn với tiền điện tử hay các quy định chặt chẽ hơn sẽ được áp dụng?
Tại sao cuộc bầu cử này lại quan trọng đối với Crypto
Đức đã phải đối mặt với tình hình bất ổn chính trị kể từ khi liên minh cầm quyền do Thủ tướng Olaf Scholz lãnh đạo sụp đổ vào năm ngoái. Để ổn định chính phủ, cuộc bầu cử đã được chuyển lên tháng 2 năm 2025 thay vì tháng 9 năm 2025.
Tổng cộng 630 thành viên quốc hội sẽ được bầu thông qua bỏ phiếu và cần ít nhất 316 ghế để đạt được đa số. Kết quả có thể mang lại những thay đổi lớn cho các quy tắc về tiền điện tử và thuế tài sản.
AfD thúc đẩy một nước Đức thân thiện với tiền điện tử
Một trong những bất ngờ lớn nhất trong cuộc bầu cử này là lập trường của đảng Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD), hiện đang xếp thứ hai trong các cuộc thăm dò theo nền tảng dự đoán Polymarket.
AfD đang kêu gọi giảm bớt hạn chế đối với Bitcoin, giao dịch tiền điện tử và ví kỹ thuật số. Tuy nhiên, đảng này muốn các doanh nghiệp và nhà đầu tư có nhiều quyền tự do hơn khi giao dịch với tài sản kỹ thuật số, điều này có thể thúc đẩy việc áp dụng nhiều hơn ở Đức.
Hiện tại, Đức có luật nghiêm ngặt theo Đạo luật Ngân hàng Đức để quản lý các hoạt động tiền mã hóa. Nhưng nếu AfD giành được quyền lực, họ có kế hoạch nới lỏng các quy tắc này, biến Đức thành một quốc gia thân thiện hơn với tiền mã hóa. Đảng này cũng phản đối việc đưa vào sử dụng đồng euro kỹ thuật số, lập luận rằng tiền mặt vẫn nên là phương tiện thanh toán hợp pháp chính thức duy nhất của quốc gia.
HƠN 1/5 SỐ CÔNG TY NHẮM TỚI THỊ TRƯỜNG ĐÔNG ÂU
Chuyển từ Đức sang thị trường Đông Âu
Trước đây, nhiều nước Trung và Đông Âu chỉ được coi là nơi làm việc thêm. Bây giờ thì khác rồi. Ví dụ, Ba Lan rất mạnh về lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật số.
Theo Công ty tư vấn quản lý KPMG và Ủy ban Quan hệ Kinh tế Đông Âu của Đức cho thấy, những vấn đề dai dẳng ở Đức đang khiến các công ty có kinh nghiệm hoạt động ở Đông Âu cân nhắc việc di dời sản xuất trở lại khu vực này.
Theo nghiên cứu đối với 133 công ty hiện đang hoặc đã từng hoạt động ở Trung và Đông Âu, 22% số công ty này cho biết có thể chuyển hoạt động sản xuất từ Đức sang Trung và Đông Âu trong năm 2025. Những doanh nghiệp được hỏi cho rằng Ba Lan, Romania và Ukraine đặc biệt phù hợp.
Ông Michael Harms, Tổng giám đốc Ủy ban Quan hệ Kinh tế Đông Âu, cho rằng sự quan tâm đến khả năng di dời địa điểm sản xuất không chỉ giới hạn trong số các doanh nghiệp được khảo sát, là những công ty có kinh nghiệm ở Đông Âu, mà chính là do những “điểm yếu về môi trường kinh doanh của Đức”.
Ông Harms tin rằng các quốc gia được những công ty đặc biệt quan tâm ghi điểm nhờ lực lượng lao động lành nghề và các lựa chọn sản xuất tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, các công ty được khảo sát đều coi những thị trường này là có lợi thế. “Trước đây, nhiều nước Trung và Đông Âu chỉ được coi là nơi làm việc thêm. Bây giờ thì khác rồi. Ví dụ, Ba Lan rất mạnh về lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật số”, chuyên gia Harms nhấn mạnh.
Dự báo mùa Đông cho Đông Âu
Nhà kinh tế học Richard Grieveson chia sẻ đánh giá này. Ông là Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Vienna (WIIW), đơn vị vừa công bố dự báo mùa Đông cho Đông Âu. Theo dự báo này, tăng trưởng ở hầu hết các nền kinh tế Trung, Đông và Đông Nam Âu sẽ tăng trong năm 2025.
WIIW dự báo mức tăng trưởng trung bình 2,8% cho các thành viên Liên minh châu Âu (EU) ở khu vực trên trong năm 2025. Để so sánh, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến tăng trưởng kinh tế của Đức chỉ ở mức 0,3% trong năm nay, trong khi dự báo cho toàn bộ Khu vực đồng euro (Eurozone) là 1,3%.
Theo phân tích của WIIW, như vậy, các quốc gia ở Trung và Đông Âu dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh gấp đôi so với Eurozone. Năm 2026, tăng trưởng có thể sẽ tiếp tục ở mức 2,7%.
Ngoài ra, môi trường địa chính trị có thể mang lại lợi thế cho Đông Âu. Dưới thời Tổng thống mới của Mỹ Donald Trump, xu hướng bảo hộ đang gia tăng và ông đã công bố mức thuế quan cao đối với một số đối tác thương mại.
Ông Andreas Glunz, Trưởng phòng Kinh doanh quốc tế tại KPMG Đức, cho biết điều này có thể khiến nền kinh tế Đức tiếp tục tập trung vào các khu vực xung quanh. Ông dự đoán: “Tầm quan trọng của thị trường nội bộ EU đối với nền kinh tế Đức tiếp tục tăng lên”. Trung và Đông Âu sẽ đặc biệt được hưởng lợi từ điều này.
Tuy nhiên, nhà kinh tế Grieveson chỉ ra rằng nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump cũng đưa đến những rủi ro đặc biệt cho Đông Âu. Nếu ông áp đặt mức thuế quan cao đối với EU hoặc đạt được thỏa thuận có lợi hơn cho Nga với Tổng thống Vladimir Putin, sự ổn định địa chính trị trong khu vực cũng có thể lung lay, gây tác động tiêu cực đến đầu tư.
Điều gì có thể khiến kinh tế tăng trưởng nhanh?
67% số công ty được hỏi nêu ra rủi ro chính trị và thiếu an ninh là những yếu tố thách thức nhất, tiếp theo là tình trạng tham nhũng vẫn còn phổ biến (38%) và rào cản quan liêu (31%).
Ông Harms dự đoán việc đạt được thỏa thuận chính trị giữa Ukraine và Nga giúp ổn định tình hình sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh tế hơn nữa cho Ukraine. Chuyên gia Glunz của KPMG cũng có quan điểm tương tự. Ông cho biết xung đột là “rào cản quyết định đối với đầu tư” của các công ty Đức tại Ukraine. Ông cho biết 37% số công ty Đức được khảo sát muốn đầu tư vào quốc gia này sau khi có hiệp định hòa bình.
Đối với Nga, dự báo kinh tế của WIIW không mấy lạc quan. Tăng trưởng của nước này có thể giảm một nửa xuống còn 1,8% trong năm nay và 1,6% năm 2026. Một trong những lý do là lãi suất cao đang kìm hãm nền kinh tế (lãi suất chủ chốt hiện là 21%).
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU VŨ KHÍ TĂNG 60%
Bộ Kinh tế Đức công bố
Số liệu ghi nhận kim ngạch xuất khẩu vũ khí của nước này dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz đã tăng hơn 60% so với nhiệm kỳ cuối cùng của người tiền nhiệm Angela Merkel.
Theo Bộ Kinh tế Đức đối với câu hỏi từ đảng dân túy cánh tả Liên minh Sahra Wagenknecht (BSW) nêu rõ: “Chính phủ đương nhiệm đã phê duyệt nhiều hợp đồng xuất khẩu vũ khí hơn so với chính phủ tiền nhiệm của Thủ tướng Merkel”. Từ tháng 10/2021 đến tháng 12/2024, “tổng giá trị xuất khẩu được phê duyệt đạt hơn 39 tỷ euro (40 tỷ USD)”. Trong nhiệm kỳ của Quốc hội Đức khóa trước, “con số này là 23,6 tỷ euro”.
Nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 2
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Nội các Đức ngày 7/2 xác nhận Berlin là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai của Kiev, chỉ sau Washington. Đức đã cung cấp cho Ukraine gần 44 tỷ euro viện trợ kể từ đầu năm 2022.
Các nước phương Tây đã tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kiev kể từ khi Moskva bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Giới chức Nga cảnh báo bất kỳ lô hàng nào chứa vũ khí dành cho Ukraine đều sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp đối với những cuộc tấn công của Moskva.
Nguồn: Bnews; Blog Tiền Ảo; Báo Tin Tức
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá