Đức: Bảo tàng đồ ăn độc lạ thế giới ở Berlin; Nguy cơ thiếu lao động chuyên ngành; Yếu tố Mỹ trong xuất khẩu sang Tầu, giá năng lượng, chi tiêu quân sự

Bảo tàng đồ ăn độc lạ thế giới ở Berlin

Châu Âu vốn là vùng đất của những tác phẩm nghệ thuật tinh hoa, nên có lẽ một bảo tàng trưng bày mở cửa dường như sẽ chỉ là hạt cát thả xuống biển trời nghệ thuật, và sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như những hiện vật trong bảo tàng này không làm ngạc nhiên du khách bằng mùi hương, hình dáng hoặc việc chúng được xem như là cao lương mỹ vị ở một nơi nào khác trên thế giới.

Disgusting Food Museum (Bảo tàng đồ ăn độc lạ) Berlin, Đức giới thiệu đến du khách những món ăn được xem là độc lạ nhất từ khắp nơi trên thế giới, thách thức người xem không chỉ về vị giác mà còn cả về tâm lý nữa. Bảo tàng nằm ở Schützenstraße 70 - 10117 Berlin. Mở cửa hàng tuần vào các ngày thứ 2,3,6,7 và Chủ nhật.

Những món ăn có thể kể đến như rượu gạo Habushu ngâm rắn Habu, rượu chuột, súp cà chua mắt cừu Mông Cổ, phomai nặng mùi, cá lên men Surströmming của Thụy Điển, hay như trái Sầu riêng của Việt Nam có mùi vị không phải ai cũng yêu thích.

Dù mang đến một không gian “nổi da gà”, nhưng những nhà quản lý của bảo tàng cho biết, mỗi năm nơi đây thu hút tới 20.000 du khách. Giá vé cho người lớn 16 Euro, cho trẻ em, thanh thiếu niên từ 6 – 18 tuổi 8 Euro.

Nền kinh tế báo động trước nguy cơ thiếu lao động chuyên ngành

Mức thiếu hụt lao động

Theo Viện Nghiên cứu kinh tế Ðức, gần 50% các công ty tại Đức đang thiếu nhân công, thậm chí phải thu hẹp quy mô hoạt động kinh doanh do không có đủ lao động. Và sử dụng lao động nước ngoài là một trong những giải pháp hữu hiệu mà quốc gia này đang áp dụng.

Đức hiện là quốc gia có tỷ lệ dân số già thuộc hàng bậc nhất châu Âu. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là âm. Điều đó đồng nghĩa với việc tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực tại Đức đang ở mức báo động.

Thiếu hụt nhân lực tại Đức được ví như bức tranh ảm đạm khi các nhà tuyển dụng ở Đức đang thiếu hàng trăm nghìn công nhân lành nghề mỗi năm, đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin (IT) và công nghệ, chăm sóc y tế, xây dựng, logistic.

Tình trạng thiếu hụt

Theo đó, hơn 70% công ty trong ngành công nghiệp ô tô và ngành cơ khí - những ngành được coi là động lực chính của thị trường xuất khẩu khổng lồ của Đức thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Tương tự đối với ngành điều dưỡng ở Đức cũng đang gặp phải tình trạng thiếu điều dưỡng ghê gớm. Dự kiến đến năm 2035, nước này có thể thiếu khoảng 500.000 nhân viên điều dưỡng. Trong khi đó, dịch vụ chăm sóc được cho là sẽ gia tăng bởi tuổi thọ trung bình tại Đức đang tăng cao. Hậu quả của tình trạng thiếu hụt nhân lực kéo dài là khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này chậm lại.

Kế hoạch tuyển dụng

Đức hy vọng thu hút ít nhất 60.000 lao động mỗi năm, trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng đang đè nặng lên nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Còn theo Cơ quan Việc làm Liên bang Đức, để đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động làm tê liệt các ngành kinh tế thì nước Đức cần 400.000 người nhập cư mới mỗi năm, mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp. Đối với những lĩnh vực cần lao động trình độ cao, các doanh nghiệp ở Đức có nhu cầu tuyển dụng lên tới 360.000 nhân lực. Để duy trì hoạt động, nhiều chủ doanh nghiệp tại Đức ban hành cơ chế mở trong công tác tuyển dụng. Các công việc phổ thông được ưu tiên tuyển nhanh, không cần kinh nghiệm, trình độ tiếng Đức cũng được yêu cầu ở mức tối thiểu. Du học sinh là đối tượng được các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ tại Đức săn đón để tận dụng số giờ được phép làm thêm trong quá trình học.

Cải cách chính sách nhập cư

Hiện tại, Chính phủ Đức đang tìm giải pháp khắc phục, trong đó có cải cách chính sách nhập cư. Ngày 19/1, Quốc hội Đức đã thông qua dự luật cải cách mang tính bước ngoặt, theo đó tạo điều kiện dễ dàng hơn cho quy chế hai quốc tịch cũng như việc nhập tịch đối với các công dân ngoài Liên minh châu Âu (EU). Với những cái cách mới, những người nhập cư hợp pháp ở Đức sẽ được phép nộp đơn xin quốc tịch sau 5 năm, thay vì 8 năm như hiện nay. Nếu người nộp đơn xin quốc tịch có những thành tựu đặc biệt, thời gian này có thể giảm xuống chỉ còn 3 năm.

Đặc biệt, Đức áp dụng mô hình đào tạo "Đưa doanh nghiệp vào giảng đường". Trong đó, 70% thời lượng thực hành, tập sự hưởng lương, đảm bảo 100% cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp tại các doanh nghiệp. Điều này mở ra cánh cửa tương lai cho các lao động trẻ Việt Nam trên hành trình xây dựng sự nghiệp và phát triển cuộc sống.

Cơ hội cho người lao động Việt Nam trước cơn khát nguồn nhân lực

Thiếu hụt nhân lực đang đặt áp lực lên nền kinh tế Đức nhưng chính điều này lại mở ra cơ hội học tập, làm việc và định cư tại Đức cho các bạn trẻ Việt Nam.

Việc kinh tế phát triển tỉ lệ nghịch với dân số khiến cho nguồn lao động tại Đức luôn trong tình trạng thiếu hụt. Chính vì thế, Chính phủ Đức luôn tạo điều kiện thuận lợi để thu hút lao động hoặc người nước ngoài tới sinh sống, định cư tại Đức.

Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng lớn người sinh sống và làm việc tại Đức. Hiện có khoảng 200.000 người Việt Nam và gốc Việt đang sinh sống và làm việc tại Đức.

Từ thực trạng thiếu hụt lao động trầm trọng, nhiều quốc gia châu Âu đang tìm cách thu hút lao động đến từ Việt Nam. Trong gần 52.000 lao động ra nước ngoài làm việc trong 6 tháng đầu năm 2022, có hơn 1.000 lao động đã đến một số nước châu Âu. Trong đó, Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức là nước được nhiều lao động Việt Nam lựa chọn.

Đây chính là cơ hội dành cho người lao động có tay nghề của Việt Nam với thị trường lao động chất lượng cao tại Đức trong thời gian tới. Trong đó, các nhóm ngành nghề nước Đức đang rất cần là: điều dưỡng, trợ lý cứu thương, nữ hộ sinh, bác sĩ, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng, đầu bếp, chế biến thực phẩm, kỹ thuật công nghệ ôtô, xây dựng, kỹ thuật điện.

Yếu tố Mỹ trong xuất khẩu sang Trung Quốc, giá năng lượng, chi phí quân sự

Xuất khẩu Đức sang Trung Quốc giảm

Đức là cường quốc xuất khẩu của thế giới, với mặt hàng xuất khẩu chính là xe có động cơ, máy móc và các sản phẩm hóa chất huyết mạch của nền kinh tế.

Trung Quốc luôn là đối tác thương mại chính của Đức trong 8 năm qua, đồng thời là thị trường xuất khẩu thiết yếu và lớn cho hàng hóa Đức. Tuy nhiên, mối quan hệ quan trọng này đang bị suy yếu do Mỹ.

Lấy ví dụ các công ty Volkswagen và Badische Anilin-und Sodafabrik (BASF) - hai trong số những công ty lớn nhất của Đức tính theo doanh thu hàng năm và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Đức. Chỉ tháng trước, họ đã bị Chính phủ Mỹ ép đóng cửa các nhà máy ở Trung Quốc, đặc biệt là ở Tân Cương.

Điều này được thực hiện thông qua Liên minh liên nghị viện về Trung Quốc (IPAC), một nhóm được tài trợ bởi Quỹ Dân chủ Quốc gia và George Soros, với mục tiêu kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Vụ nổ đường ống dẫn khí Nord Stream dẫn đến giá khí đốt tăng vọt

Nhà báo đoạt giải Pulitzer Seymour Hersh cáo buộc Mỹ đứng sau vụ đánh bom Nord Stream - đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga tới Tây Âu. Mỹ từ lâu đã tìm cách giảm sự phụ thuộc của Đức vào năng lượng của Nga.

Nhà báo Seymour Hersh trình bày chi tiết cách Mỹ lên kế hoạch và thực hiện vụ đánh bom. Tuy nhiên, truyền thông Đức phần lớn phớt lờ thông tin này và thay vào đó tập trung vào việc hạ uy tín của Hersh.

Giá năng lượng của Đức đã tăng vọt do các lệnh trừng phạt Nga sau khi nước này tấn công Ukraina, khiến nền kinh tế Đức suy giảm đáng kể.

Do Đức phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu khí đốt Nga, nguồn cung giảm khiến giá năng lượng tăng vọt. Giá khí đốt tăng hơn 10 lần, giá điện cũng tăng vọt. Điều này đã tạo gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp Đức, khiến nhiều công ty phải chuyển trụ sở ra nước ngoài.

Các lĩnh vực kinh tế và công nghiệp của đất nước đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra hiệu ứng lan tỏa khắp châu Âu. EU và Đức buộc phải tìm kiếm những nguồn năng lượng đắt tiền hơn, chẳng hạn như Mỹ, dẫn đến cáo buộc Mỹ trục lợi từ cuộc khủng hoảng.

Chi tiêu quân sự của Đức

Chi tiêu quân sự cũng đẩy nhanh sự suy thoái của Đức. Theo báo cáo của tổ chức Greenpeace (Hòa bình xanh), trong thập kỷ qua, Đức đã tăng chi tiêu quân sự lên 42%. Tuy nhiên, với tình trạng khó khăn về kinh tế và sự sụp đổ công nghiệp hiện nay, Đức không thể kiên trì đổ tiền vào quân đội khi nước này đang rất cần tiền ở nơi khác.

Một lần nữa, nhân tố Mỹ lại xuất hiện. Theo Modern Diplomacy, sự leo thang chi tiêu quân sự của Đức được thúc đẩy đáng kể bởi cuộc xung đột ở Ukraina kể từ năm 2022, trong đó Mỹ cũng có phần trách nhiệm lớn.

Mỹ đe dọa Nato

Hơn nữa, những chính sách thất thường của Mỹ đối với NATO đã khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Trong thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, ông đã nhiều lần đe dọa rút Mỹ khỏi NATO và tại hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2018 ở Brussels, ông gần như đã làm như vậy.

Ông Trump luôn coi NATO là nguồn tiêu hao tài nguyên của Mỹ. Mới tháng trước, ông thậm chí còn tuyên bố rằng sẽ khuyến khích Nga tấn công các đồng minh châu Âu nếu họ không đáp ứng các mục tiêu chi tiêu quân sự do NATO quy định.

Đức liên tục không đạt được các mục tiêu này và về cơ bản đã bị buộc phải tăng chi tiêu quân sự vì lo ngại rằng Mỹ có thể không còn cung cấp sự bảo vệ đáng tin cậy về lâu dài.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang