Chấn động Sachsen: Biểu tình chống trục xuất gia đình ông Phạm Phi Sơn; Sở Ngoại kiều đang cân nhắc; Đòi giải thể Ủy ban Cứu xét

Thành phố Chemnitz trước mắt ngưng trục xuất ông Phạm Phi Sơn cùng gia đình, một người Việt đã sống ở Sachsen trong hơn ba thập kỷ trở thành tâm điểm sôi sục chính trường Sachsen. Cả gia đìng đang đứng trước nguy cơ bị trục xuất chỉ vì thời gian về nước vượt quá ngưỡng thời hạn quy định 6 tháng. Thứ Sáu tuần qua chính quyền thành phố cho biết, Sở Ngoại kiều sẽ liên hệ trực tiếp với gia đình và luật sư của họ để thống nhất các biện pháp giải quyết tiếp tục. Trong đó có những điểm quan trọng liên quan tới quyền được ở lại Đức, như trong những thời gian nào và tại sao trong thời gian đó lại thiếu chứng chỉ, hay giấy xác nhận tiếng Đức cũng như thu nhập bảo đảm cuộc sống đáp ứng yêu cầu hòa nhập Integration dành cho người nước ngoài muốn cư trú ở Đức. Trong vấn đề này, gia đình sẽ được hỗ trợ bởi Sở Ngoại kiều Chemnitz, nghĩa là họ rất thiện chí xử lí những gì còn vướng mắc theo đúng thủ tục pháp lí bắt buộc.

Bộ trưởng Nội vụ Sachsen, Armin Schuster trực tiếp phụ trách về lĩnh vực ngoại kiều phát biểu: Hoan nghênh cách xử lí vấn đề của Sở Ngoại kiều Chemnitz. Vụ việc cho thấy các quyết định liên quan tới từng đối tượng cụ thể có thể phức tạp như thế nào.

Kết luận của Bộ trưởng cũng cho thấy, về phần người nước ngoài muốn cư trú ở Đức cần phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục luật định để thỏa mãn điều kiện và cũng tạo cơ sở cho cơ quan hành chính giải quyết nhanh chóng hiệu quả như thế nào.

Hiệp hội ủng hộ Người tị nạn tiểu bang Sachsen Flüchtlingsrat đánh giá thông báo trên của Bộ trưởng và Sở Ngoại kiều đã giảm bớt phần nào lo lắng của cộng đồng đối với tương lai của gia đình ông Phạm Phi Sơn. Phát ngôn viên của Hiệp hội Dave Schmidtke nói với truyền thông: Nhưng chúng tôi còn lâu mới đạt được mục tiêu của mình. Hy vọng của gia đình người Việt này đã nhiều lần thất vọng. Do đó, người ta vẫn hoài nghi và sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến khi gia đình được quyền ở lại an toàn.

Biểu tình

Hiệp hội Flüchtlingsrat, đã kêu gọi dân chúng tham gia biểu tình, và tổ chức trước tòa nhà Sở Ngoại kiều Chemnitz ủng hộ gia đình ông Phạm Phi Sơn vào tối thứ Sáu tuần qua, thu hút chừng 250 đến 300 người. Ông Schmidtke nói: Chúng tôi buộc phải tổ chức biểu tình, để chính quyền thấy được nguyện vọng người dân. Ông Phạm Phi Sơn cũng gửi lời cảm ơn tới những người dân đã tham gia biểu tình ủng hộ ông.

Đòi giải thể Ủy ban Cứu xét

Số phận ông Phạm Phi Sơn và gia đình đã thu hút sự chú ý vượt ra ngoài biên giới tiểu bang Sachsen, rung lắc cả cấu trúc bộ máy hành chính Đức.

Ông Phạm Phi Sơn đến CHDC Đức vào năm 1987 với tư cách là lao động hợp tác (xuất khẩu). Sau tái thống nhất nước Đức, ông được quyền cư trú vô thời hạn ở Đức. Tuy nhiên, kì nghỉ của ông ở Việt Nam cách đây tới 5 năm đã vượt quá ngưỡng quy định không quá 6 tháng, vi phạm quy định của Luật Nhập cư Đức vì lí do chữa bệnh, nhưng thủ tục thông báo cho đại sứ quán Đức để xin gia hạn không được xác nhận chắc chắn. Hậu quả ông bị tước giấy phép cư trú vô thời hạn, chờ đợi trục xuất.

Trong khi đó, hiện cả 2 vợ chồng đều có việc làm, con gái đã đăng ký nhập học lớp 1 vào kỳ học tới. Để chống trục xuất, ông đã kiện lên tòa án, bị tòa từ chối, đệ đơn cầu cứu lên Ủy ban Cứu xét vốn là cứu cánh cuối cùng, thì tuần trước cũng bị Ủy ban này bác bỏ.

Việc Ủy ban Cứu xét từ chối, không coi trường hợp gia đình ông Phạm Phi Sơn là trường hợp khó khăn đặc biệt không thể vượt qua đã gây ra các cuộc biểu tình, và chỉ trích gay gắt từ Đảng cánh Tả, Đảng Xanh và SPD.

Đảng FDP (Phó Thủ tướng Đức gốc Việt Philipp Rösler từng làm chủ tịch) thậm chí còn kêu gọi giải thể Ủy ban Cứu xét này, bị cho là đã không xứng đáng đại diện cho dân chúng, cứu xét họ.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang