- Cư trú - Luật pháp
- Chính trị - Xã hội
Cuộc điện đàm đầu tiên
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 15/11 điện đàm khoảng một giờ với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cuộc trao đổi được thực hiện theo đề nghị từ phía Đức và đây là lần điện đàm đầu tiên giữa hai lãnh đạo kể từ tháng 12/2022.
Cuộc điện đàm diễn ra hơn một tuần sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ và sẽ bắt đầu nhiệm kỳ hai vào tháng 1/2025. Tổng thống đắc cử Mỹ từng nhiều lần tuyên bố có thể chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine trong vòng 24 giờ, nhưng không nêu cụ thể kế hoạch.
Christian Molling, cựu chuyên gia an ninh tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức, nhận định đây có thể là một lý do khiến Thủ tướng Đức phải gấp rút hành động để tránh bị gạt ra rìa trong vấn đề Ukraine. "Châu Âu đang lo ngại ông Trump có thể đàm phán với Nga mà họ không hay biết gì. Họ muốn chắc chắn mình cũng có mặt trên bàn đàm phán", ông Molling nói.
Sự úp mở của Tổng thống đắc cử Mỹ khiến nhiều đồng minh châu Âu lo ngại Ukraine có thể phải chấp nhận một thỏa thuận bất lợi cho Kiev. Nga trước đó nêu điều kiện hòa đàm với Ukraine là Kiev phải từ bỏ 4 vùng lãnh thổ Moskva đã sáp nhập, song chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky kiên quyết bác bỏ.
Do đó, sau khi ông Trump nhậm chức ngày 20/1/2025, dư luận thế giới sẽ rất chú ý đến những hành động ông sẽ làm để kết thúc cuộc xung đột ở ngay sườn đông NATO, liên minh quân sự mà Đức cũng là thành viên.
Lựa chọn khôn ngoan
"Với nhiều bất ổn liên quan cam kết của Mỹ với NATO và chiến sự Ukraine, Thủ tướng Đức đã có lựa chọn khôn ngoan là điện đàm với phía Nga, đảm bảo ông vẫn là bên đóng vai trò trung tâm trong các cuộc đàm phán", Siobhan Robbins, cây viết của Sky News, nhận định.
Đức được cho là đã báo trước cho Mỹ, Anh, Pháp và Ukraine về kế hoạch điện đàm với ông chủ Điện Kremlin, song việc này không thể xoa dịu mối lo ngại của Ukraine. Ông Zelensky phản ứng giận dữ trước việc Nga và Đức khôi phục đường dây liên lạc, gọi đây là hành động "mở chiếc hộp Pandora", ám chỉ việc làm có thể gây ra các hậu quả không thể lường trước.
Phía Nga cũng không bỏ lỡ cơ hội để chỉ trích Đức, cho rằng việc "Berlin chọn lập trường không thân thiện" đã khiến quan hệ song phương suy giảm nghiêm trọng. Đức là một trong các quốc gia ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất, chỉ sau Mỹ về viện trợ quân sự cho Kiev.
Ông Scholz còn một lý do nữa để nối lại liên lạc với ông Putin. Những tranh cãi âm ỉ giữa ba đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh đã bùng nổ hồi đầu tháng, khiến liên minh cầm quyền của Đức tan rã.
Đức sẽ tổ chức bầu cử sớm vào ngày 23/2/2025 và ông Scholz nguy cơ trở thành một trong những lãnh đạo Đức tại nhiệm ngắn nhất nếu SPD thất bại, kịch bản đang có khả năng cao thành hiện thực dựa trên kết quả các thăm dò gần đây. Ông Scholz còn đối mặt một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, dự kiến vào tháng 12.
Đối mặt với nguy cơ "hoàng hôn nhiệm kỳ", Thủ tướng Đức đã tìm cách mô tả bản thân là "lựa chọn an toàn" của cử tri, rằng sự lãnh đạo ổn định của ông đã giúp châu Âu tránh được leo thang xung đột.
Theo nhà bình luận Lisa Haseldine của trang Spectator, Thủ tướng Scholz còn muốn thể hiện sự ổn định này khi đăng ảnh chụp ông, cố vấn an ninh và đối ngoại Jens Ploetner và phát ngôn viên chính phủ Steffen Hebestreit cùng tham gia cuộc điện đàm với lãnh đạo Nga.
"Sự khó đoán trong nhiệm kỳ hai của ông Trump có thể sẽ tạo ra nhiều vấn đề cho châu Âu, trong đó có viện trợ Ukraine, khiến nhu cầu thể hiện vai trò lãnh đạo mạnh mẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết", bà Ploetner bình luận, nhưng thêm rằng chỉ một cuộc gọi khó có thể lay chuyển được ông Putin.
Ông Scholz "đang đấu tranh cho sự nghiệp chính trị của mình
Có thể ông muốn chuyển hướng sự chú ý của dư luận trong nước", một quan chức Liên minh châu Âu nói với Telegraph.
Kết quả bầu cử địa phương gần đây tại ba trong số 16 bang của Đức cho thấy tỷ lệ đáng kể cử tri phản đối các khoản viện trợ cho Ukraine. Tại cả ba bang này, đảng cực hữu AfD nhận gần 1/3 tổng số phiếu, còn đảng dân túy cánh tả Liên minh Sahra Wagenknecht (BSW) nhận hơn 10% phiếu, dù mới thành lập tháng 9/2023.
AfD và BSW đều có quan điểm phản đối việc Berlin tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kiev. "Ông Scholz nghĩ mình có thể thu hút được ủng hộ từ AfD và BSW, từ đó cứu lấy sự nghiệp. Nhưng điều này quá nguy hiểm cho Đức và châu Âu", một quan chức EU khác nói.
Ông Molling cảnh báo cuộc điện đàm của ông Scholz cũng tiềm ẩn rủi ro. "Mỗi bên sẽ diễn giải động thái theo cách riêng", ông Molling nói, thêm rằng Tổng thống Putin có thể tuyên bố châu Âu không còn lựa chọn nào khác với Ukraine ngoài đàm phán.
Tại Nga, các nhà bình luận thân Điện Kremlin mô tả cuộc gọi là bằng chứng cho thấy phương Tây đã thất bại trong nỗ lực cô lập Nga.
"Lý do của cuộc gọi: ông Scholz sắp có một cuộc bầu cử và cử tri đang yêu cầu Đức hướng đến hòa bình, không phải chiến tranh", Sergey Markov, nhà phân tích chính trị tại Moskva, cựu cố vấn Điện Kremlin, viết trên Telegram cá nhân. "Chúng tôi đang chờ những cuộc gọi tiếp theo từ các lãnh đạo khác của châu Âu".
Mục tiêu các cuộc tấn công
Theo truyền thông Đức, Tổng thống Mỹ J.Biden đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của Mỹ để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga. Chính phủ Ukraine dự kiến sẽ thực hiện cuộc tấn công này trong vài ngày tới, tuy nhiên chi tiết cụ thể chưa được công bố. Các cuộc tấn công này có thể nhắm vào binh lính Nga và Triều Tiên ở khu vực Kursk trong lãnh thổ Nga. Mỹ quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS, có tầm bắn xa khoảng 300 km, và đây được coi là phản ứng đối với việc Nga sử dụng lính Triều Tiên để bảo vệ khu vực Kursk.
Quyết định của Mỹ được cho là nhằm đối phó với sự gia tăng hiện diện của lính Triều Tiên ở Nga, điều này đã làm dấy lên lo ngại ở Ukraine và các đồng minh phương Tây. Tổng thống Ukraine V.Zelensky từ lâu đã yêu cầu Mỹ cho phép các cuộc tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, phía Nga coi đây là một sự leo thang xung đột và coi là lằn ranh đỏ.
Tranh cãi
Trong khi đó, tại Mỹ, có sự tranh cãi về tác động của quyết định này đối với diễn biến của cuộc chiến. Một số ý kiến cho rằng nó có thể giúp Ukraine củng cố vị thế trong các cuộc đàm phán về ngừng bắn, đặc biệt là khi Tổng thống mới, Donald Trump, cam kết sẽ tìm cách chấm dứt chiến tranh nhanh chóng sau khi nhậm chức vào tháng 1/2025 tới.
Tác động đến các nước
Sắp tới, sau Mỹ, rất có thể Anh, Pháp và nhất là Đức với tên lửa siêu hạng Taurus sẽ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga trước khi ông Trump bước vào Nhà trắng. Hy vọng với quyết định bước qua lằn ranh đỏ mới này của Putin, TT Biden và các đồng minh NATO tạo ra sự đã rồi trước khi Putin và bộ sậu hy vọng vào một ưu thế nào đó nếu như chính quyền Trump có ý định đóng băng lãnh thổ mà Nga đã chiếm được. Hai tháng cũng đủ để hàng loạt sân bay, bến cảng, cứ điểm và kho tàng quân sự của Nga bị hủy diệt chưa kể biết đâu các nhân vật hàng đầu của Pentagon dưới triều đại Trump còn diều hâu hơn thì ngày tàn của Nga sẽ không còn lâu nữa.
Nguồn: Vnexpress, FB Chính Bùi
Đức: Kế hoạch chuẩn bị xung đột với Nga; Olaf Scholz tiếp tục được đảng SPD đề cử ứng viên Thủ tướng
Đức: Trận cuồng phong với ngành ô tô; Lo sợ khủng bố ở chợ Giáng sinh; Đề xuất đưa Patriot tới Ba Lan
Đức: Hồi ký Merkel gây sốt; Buộc tội 4 nghi phạm thiết lập các kho vũ khí cho Hamas; Biến ga tàu điện ngầm thành hầm trú bom
Đức: Bà Merkel & kinh nghiệm làm việc với Trump; Sức tàn phá của phong trào Trump
Đức: Kinh tế tăng trưởng thấp; Xem xét thi hành lệnh bắt Thủ tướng Israel; Vì sao bà Merkel lo ngại bộ đôi Trump-Musk
Đức: Chứng khoán vượt mốc kỷ lục; Bà Merkel hội ngộ Obama; Vì sao kinh tế khủng hoảng?
Đức: Thủ tướng tái khởi động chiến dịch tranh cử; Rót 2 tỷ Euro cho ngành bán dẫn; Hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm
Đức: Nóng ThyssenKrupp cắt giảm trên chục ngàn lao động; Merkel bình luận về Putin, Trump & Ukraine; Bài toán khó cho Chính phủ tiếp theo
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá